TP HCM giải quyết 40 điểm ngập úng
Để hạn chế tình trạng ngập úng trong mùa mưa sắp tới, nhiều dự án chống ngập đang được các đơn vị gấp rút thực hiện. Phần lớn các dự án được triển khai tập trung giải quyết 40 điểm ngập trên địa bàn.
Theo ghi nhận của Dân Việt, trên địa bàn TP.HCM đang có nhiều dự án chống ngập được triển khai cấp bách, nhất là tại các khu vực “ nóng” về ngập úng. Tại khu vực quận Thủ Đức thời gian qua có nhiều vị trí bị ngập nặng sau các cơn mưa lớn. Để giải quyết tình trạng này, hàng loạt dự án cải tạo hệ thống thoát nước đang được quận gấp rút thực hiện.
Anh Nguyễn Thanh Hà (ngụ P. Linh Đông) cho biết, tại khu vực nhà anh các đơn vị thi công đang thực hiện dự án nạo vét cải tạo rạch Cầu Ngang. Công trình này làm khá nhanh khi các đơn vị thi công cả ban đêm. Anh cho hay rạch này nằm ở khu vực dưới chợ Thủ Đức, đường Võ Văn Ngân nếu như nạo vét xong sớm thì sẽ góp phần tiêu thoát nước nhanh cho khu vực khi có mưa.
Các đơn vị đang thi công cải tạo rạch Cầu Ngang (Ảnh: H.K)
Trong khi đó, tại khu vực Gò Dưa (đường Tô Ngọc Vân đến Quốc lộ 1A, Q.Thủ Đức), chủ đầu tư đã chọn được đơn vị thi công, đơn vị tư vấn giám sát để thực hiện dự án. Dự kiến dự án chống ngập tại đây sẽ được khởi công trong quý này và hoàn thành trong quý III năm 2018.
Tương tự, đường An Dương Vương (đoạn từ Bà Hom đến Tân Hòa Đông, Q. Bình Tân) được xem là điểm ngập nặng của thành phố. Tại đây Trung tâm Chống ngập vừa hoàn tất sửa chữa các cống xuống cấp, nạo vét lòng cống, vận hành các trạm bơm. Khu quản lý Giao thông Đô thị số 1, Sở GTVT TP.HCM cũng đang gấp rút thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng đường tại đây. Còn tại khu vực Q.8, UBND quận cho biết đã hoàn tất duy tu, nạo vét lòng cống trên đường Lương Văn Can. Tuyến cống trên đường này cũng đã được đấu nối với tuyến cống đường Lưu Hữu Phước, Bến Bình Đông. Nhờ vậy khu vực này sẽ xóa được ngập trong năm nay.
Đường Hồ Học Lãm – một trong những điểm ngập tại thành phố (Ảnh: H.K)
Theo ông Nguyễn Ngọc Công, Giám đốc Trung tâm Điều hành Chương trình Chống ngập TP.HCM, hiện nay nhiều dự án chống ngập đang được triển khai. Các dự án được gấp rút thực hiện để xóa các điểm ngập trên các đường: Hậu Giang, Lê Quang Sung, Cao Văn Lầu, Mai Xuân Thưởng (Q.6), điểm ngập trên đường Ba Vân (Q.Tân Bình), điểm ngập trên đường Gò Dầu, Trương Vĩnh Ký (Q.Tân Phú),…
Video đang HOT
Ngoài ra, Trung tâm Chống ngập cũng đang triển khai 77 hạng mục công trình cấp bách sử dụng nguồn vốn ngân sách thành phố về duy tu thoát nước. Nhiều công trình sẽ sớm được đưa vào hoạt động trong mùa mưa năm nay.
Ông Trần Quang Lâm, Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết trên địa bàn thành phố hiện còn đến 40 điểm ngập. Trong năm nay các đơn vị thực hiện xóa 12 điểm ngập theo chỉ đạo của UBND TP.HCM. Ông thông tin, một số dự án chống ngập hiện đang gặp khó như dự án chống ngập đường Huỳnh Tấn Phát, Hồ Học Lãm, Quốc lộ 1A…Trở ngại lớn nhất khi thực hiện các dự án chống ngập của thành phố hiện nay là vấn đề vốn. Do nguồn vốn hạn chế các dự án chống ngập tại thành phố được thực hiện theo thứ tự ưu tiên. Sở và Trung tâm Chống ngập được thành phố chỉ đạo tìm kiếm các nguồn vốn để thực hiện các dự án chống ngập.
Theo Trung tâm Chống ngập, tình hình ngập tại thành phố diễn biến phức tạp, một trong những nguyên nhân là do tình trạng xâm hại hệ thống thoát nước gây ra. Thống kê của Trung tâm cho thấy thành phố còn tồn tại 55 trường hợp xây dựng lấn chiếm cửa xả trên 19 tuyến đường; 99 hầm ga thuộc 39 tuyến đường bị xâm lấn; 13,14km cống và 381 hầm ga trên 88 tuyến đường cũng đang bị lấn chiếm. Ngoài ra có gần 60 vị trí lấn chiếm lòng, hành lang kênh, rạch phục vụ thoát nước.
Theo danviet
Nhiều hộ dân TP Thanh Hóa phải đi thuê trọ vì nước ngập nhà
Nước mưa, nước thải sinh hoạt không thể thoát khiến hàng chục hộ dân ở xã Thiệu Khánh (TP Thanh Hóa) sống trong cảnh ngập lụt. Một số gia đình do nước ngập sâu, phải đi thuê trọ.
Mỗi khi trời đổ mưa to, nhiều hộ dân ở xóm 9 (xã Thiệu Khánh, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) lại sống trong tâm trạng thấp thỏm lo âu vì nước tràn vào nhà. Theo phản ánh của người dân, tình trạng ngập úng xuất hiện từ mùa mưa năm 2015 đến nay và chưa có giải pháp khắc phục. Nguyên nhân là khu vực này không có hệ thống thoát nước, nền đất thấp hơn so với lòng sông Mã.
"Mỗi khi mưa lớn kéo dài là dân chúng tôi mất ăn, mất ngủ. Chỉ mưa vài tiếng là nước tràn vào nhà. Suốt đêm qua, cả nhà không ngủ, cứ canh mực nước để khiêng đồ đạc lên chỗ cao. Khổ nhất là mấy cụ già, trẻ con...", anh Lê Văn Lượng (32 tuổi, ở xóm 9, xã Thiệu Khánh) nói và cho hay, nhiều tài sản trong nhà đã bị hư hỏng, không thể sử dụng do ngấm nước, đặc biệt là đồ gỗ và các thiết bị điện tử.
Hơn 20 hộ dân ở thôn 9 thường xuyên sống trong cảnh ngập lụt. Để vào nhà, bà con phải kê lót gạch đá làm đường. "Ngay cả đi vệ sinh, với chúng tôi cũng là cực hình", anh Lượng cho hay.
Nước ngập khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Không ít hộ phải bỏ nhà hoang đi thuê trọ như gia đình ông Dương Ngọc Long, bà Đỗ Thị Hà hay hộ bà Hoàng Thị Phòng.
Ngay cả khi không có mưa, nước vẫn ứ đọng nhiều ngày trong căn nhà của anh Dương Văn Tiến. Nhiều tháng nay, gia đình phải bỏ hoang căn nhà chuyển đi thuê ở nơi khác. "Nước mưa, nước thải hòa trộn bốc mùi hôi thối và sinh ra vô số loăng quăng, ruồi muỗi khiến trẻ nhỏ, người già dễ mắc các bệnh về mắt, da liễu, tiêu hóa...", anh Tiến nói.
Các con ngõ, mực nước cao ngang đầu gối người lớn, việc đi lại sinh hoạt của người dân gặp nhiều trở ngại.
Căn nhà của hộ bà Đỗ Thị Hà ngập sâu hơn 50 cm. Khắp khoảng sân và trong nhà nước đều chuyển màu xanh, chất thải trôi lơ lửng. Bỏ lại hai căn nhà cấp 4 mặc cho mưa nắng hủy hoại, bà Hà bảo rất chua xót nhưng không còn cách nào khác.
Xưởng mộc của gia đình bà Lê Thị Thúy thường xuyên ngừng sản xuất do nước ngập sâu.
Ông Tuần - chồng bà Thúy đang sửa chiếc máy bị hỏng hóc do ngấm nước mưa đêm hôm trước.
Nước ngập cũng khiến nhiều diện tích rau màu, cây ăn quả trong các khu vườn của bà con bị chết, không cho thu hoạch. "Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp chính quyền song tình hình không có gì thay đổi", anh Lê Văn Lượng bức xúc nói.
Một đứa trẻ nô đùa trong khu nhà ngập nước. Ông Lê Tiến Vinh, Chủ tịch UBND xã Thiệu Khánh cho biết, do mật độ dân số trong xóm khá đông, nhà cửa san sát, mặt khác khi người dân xây dựng nhà cửa cũng không có hệ thống thoát nước thải đồng bộ nên không rút được nước. "Xã đã có phương án đặt cống tiêu nhưng một số hộ chưa đồng thuận, không cho làm rãnh thoát nước qua nhà họ gây khó khăn...", ông Vinh nói và cho hay đang giao cho Mặt trận tổ quốc vận động, họp dân để huy động đóng góp tiền làm hệ thống dẫn nước nhằm sớm giải quyết thực trạng này.
Lê Hoàng
Theo VNE
Mưa kéo dài 3 ngày ở miền Bắc Từ 17 đến 19/5, miền Bắc sẽ xuất hiện mưa diện rộng, một số nơi mưa to nhưng không liên tục, trời chuyển mát. Do tác động của khối không khí lạnh và vùng hội tụ gió trên cao nên hôm nay Bắc Bộ trời nhiều mây, âm u, một số nơi mưa rào. Nhiệt độ trong chiều nay giảm đáng kể, lúc...