TP HCM dùng hệ thống camera để điều tiết, giảm ùn tắc giao thông
Sở Giao thông vận tải TP HCM sẽ tăng cường các giải pháp, trong đó sẽ dùng hệ thống camera hiện có để kịp thời điều tiết giao thông.
Để hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông đang căng thẳng hiện nay, Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh sẽ tăng cường các giải pháp trước mắt và lâu dài, trong đó sẽ dùng hệ thống camera hiện có để kịp thời điều tiết giao thông.
Tại thành phố, từ đầu năm đến nay, tuy không xảy ra vụ ùn tắc giao thông nào kéo dài; nhưng tình trạng kẹt xe, ùn ứ đã diễn ra thường xuyên, cả vào giờ cao điểm lẫn thấp điểm.
Hệ thống camera quan sát tại Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn
Tình hình giao thông hết sức căng thẳng với 26 điểm thường xuyên ùn tắc giao thông như vòng xoay Lăng Cha Cả, vòng xoay Nguyễn Thái Sơn, khu vực ngã tư Thủ Đức, Hàng Xanh…
Nguyên nhân chủ yếu vẫn là các phương tiện tập trung quá đông vào giờ cao điểm, các trục đường chính như Cộng Hòa, Trường Chinh, Xô Viết Nghệ Tĩnh…. có quá nhiều điểm giao cắt.
Hiện Sở Giao thông vận tải thành phố đang xây dựng lại tiêu chí đánh giá ùn tắc giao thông và dự kiến trong quý 2 năm nay sẽ hoàn thành và gửi Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia để xây dựng tiêu chí chung.
Ngoài các giải pháp lâu dài như xây dựng thêm cầu vượt tại một số điểm ùn tắc gần khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, Sở Giao thông vận tải sẽ triển khai các giải pháp trước mắt như: cải tạo kích thước hình học các điểm giao cắt, tận dụng những vỉa hè rộng để mở rộng thêm lòng đường, dùng giải pháp công nghệ để hỗ trợ điều tiết giao thông.
Video đang HOT
Đường Trường Chinh thường xuyên bị ùn tắc
Ông Trần Quang Lâm, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Thứ nhất là phân luồng lại cho hợp lí, cải tạo lại kích thước hình học các điểm rẽ phải. Thứ hai là phối hợp với công an, cảnh sát. Hiện nay, tất cả khu vực nguy cơ ùn tắc đều có camera truyền về Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn làm đầu mối và phối hợp với cảnh sát giao thông kịp thời điều tiết”.
Trong 3 tháng đầu năm, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh xảy ra 917 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 196 người và bị thương 664 người, so với cùng kỳ, số vụ giảm 13%, số người bị thương giảm 21% nhưng số người chết tăng 6,5%./.
Hà Khánh
Theo_VOV
Phương tiện tăng nhanh, ý thức kém, ùn tắc còn kéo dài ở Thủ đô
Áp lực gia tăng phương tiện, dân số khu vực trung tâm thành phố Hà Nội đang đè nặng lên hạ tầng giao thông. Ùn tắc sẽ còn phức tạp và ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân nếu như ý thức tham gia giao thông không cải thiện.
Hành vi tham gia giao thông không cải thiện thì ùn tắc sẽ mãi là vấn đề nan giải
Xóa điểm đen này phát sinh điểm khác
Sở GTVT Hà Nội cho biết, tính đến cuối năm 2015 trên địa bàn TP còn tồn tại 44 điểm đen gây ùn tắc giao thông, tuy nhiên, những tháng đầu năm 2016, một số công trình giao thông hoàn thiện, đi vào hoạt động đã giúp giảm 6/44 điểm đen ùn tắc như: nút giao hầm chui Thanh Xuân, hầm chui Trung Hòa, Vành đai 2 đoạn Nhật Tân - Cầu Giấy, cầu vượt nút giao trung tâm quận Long Biên, cầu Phương Liệt - dự án Vành đai 2.
Ngoài ra, liên ngành GTVT và CATP đã khảo sát, điều chỉnh tổ chức giao thông phù hợp trên một số tuyến đường, nút giao trọng điểm. Kết quả đã giải quyết được thêm 4/44 điểm ùn tắc như nút giao Lê Duẩn - Hai Bà Trưng... Theo Sở GTVT Hà Nội, chiếm đến 86% các điểm ùn tắc giao thông là từ Vành đai 3 trở vào trung tâm thành phố.
Một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng ùn tắc như: do các công trình trọng điểm đang thi công chiếm dụng lòng đường trên các trục tuyến đường chính; do lưu lượng giao thông lớn tập trung trên các tuyến đường hướng tâm, kết hợp với tốc độ gia tăng phương tiện cao; do các khu nhà ở đưa vào khai thác sử dụng khiến mật độ giao thông tăng đột biến tại các tuyến đường xung quanh khu vực đông dân cư và do ý thức một bộ phận không nhỏ người tham gia giao thông còn kém.
Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho rằng, dù đã xóa được thêm 10 điểm đen ùn tắc giao thông, nhưng thông chỗ này lại tắc chỗ khác. Cụ thể, thông hầm chui Thanh Xuân thì toàn bộ tuyến đường Nguyễn Trãi lại ùn tắc, hay như ngày 30-4 tới đây sẽ hoàn thiện cầu vượt Nguyễn Chánh - Hoàng Minh Giám thì Nguyễn Chí Thanh sẽ lại ùn tắc.
Hạ tầng tốt nhưng ý thức còn kém
Sở GTVT Hà Nội đánh giá, trong thời gian tới, các điểm có thể tiếp tục phát sinh ùn tắc như Thái Hà - Chùa Bộc, Lê Văn Lương - Láng Hạ - Giảng Võ, Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh...
Ngoài các giải pháp như tiếp tục xén hè, dải phân cách một số tuyến đường như Trần Duy Hưng đoạn từ tòa nhà Chamvit đến cầu vượt Nguyễn Chí Thanh, điều chỉnh tổ chức giao thông La Thành - Bệnh viện Nhi Trung ương, Ô Chợ Dừa, cổng khu vực Times City... Sở GTVT sẽ phối hợp với CATP tổ chức, điều tiết lại giao thông một số tuyến đường, nút giao.
Mục tiêu sẽ giải quyết 14 điểm ùn tắc giao thông từ nay tới cuối năm 2016.
Dù các cơ quan quản lý Nhà nước đang nỗ lực đầu tư hạ tầng, tổ chức giao thông hợp lý để giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố, song ý thức của người tham gia giao thông không cải thiện thì ùn tắc sẽ mãi là vấn đề nan giải. Trên nhiều tuyến đường một chiều, đường cấm ô tô, xe máy nhưng người tham gia giao thông vẫn cố tình vi phạm.
Trong khi đó, Thượng tá Nguyễn Văn Tòng, Phó trưởng Phòng CSGT, CATP Hà Nội cho biết, tốc độ gia tăng phương tiện cá nhân rất nhanh, trung bình mỗi tháng có khoảng 20.000 phương tiện đăng ký mới, trong đó tốc độ tăng ô tô nhanh hơn xe máy. "Lượng phương tiện đăng ký mới gia tăng, lượng dân cư vào ở các khu đô thị ngày một đông nên rất khó để đảm bảo không xảy ra ùn tắc", Thượng tá Nguyễn Văn Tòng nhìn nhận.
Trong bối cảnh đầu tư hạ tầng giao thông còn co kéo, chạy vốn từng dự án, lượng phương tiện ngày một gia tăng gây áp lực nặng nề lên giao thông thì ý thức của người tham gia giao thông sẽ là nhân tố chính quyết định giảm thiểu ùn tắc. Nếu mỗi người không nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo và thay đổi hành vi tham gia giao thông thì đồng nghĩa với việc chúng ta chấp nhận sống chung với cảnh ùn tắc mỗi ngày.
Xây cầu vượt thép tại 6 nút giao
Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội đã thống nhất xây dựng 6 cầu vượt theo cơ chế đặc thù gồm: Phạm Ngọc Thạch - Chùa Bộc; Bạch Mai - Lê Thanh Nghị; Ô Đống Mác - Nguyễn Khoái; nút giao Cổ Linh, nút đường Thanh Niên - An Dương - Yên Phụ, Trần Hưng Đạo - Nguyễn Khoái; xây hầm chui nút giao Lê Văn Lương - vành đai 3; triển khai dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.
Bản đồ úng ngập sẽ hoàn thiện ngày 15-4
Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho biết, khu vực nội thành hiện còn 16 điểm đen về úng ngập. Liên quan đến bản đồ chống ngập trên địa bàn TP, công ty đã xây dựng và đưa vào hệ thống giám sát thoát nước, hiện đang xây dựng các trạm đo mưa và đo mực nước. Từ 15-4 sẽ hoàn thiện bản đồ úng ngập, có thể đưa vào vận hành trong điều tiết cũng như cảnh báo cho người dân.
Theo_An ninh thủ đô
"Lật tẩy" các thủy điện né lắp đặt camera giám sát xả nước Thủ tướng đã có quy định các nhà máy thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn phải lắp đặt camera giám sát việc xả nước về hạ du, nhưng tại cuộc họp ngày 3/3 do Bộ Công thương chủ trì ở Đà Nẵng đã hé lộ một số thủy điện đang tìm cách tránh né! Như tin đã đưa,...