TP HCM đưa vào hoạt động 3 trạm giao thông cửa ô
Trạm Đa Phước sẽ đảm nhiệm khu vực địa bàn giáp ranh thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An cùng với một số tuyến đường trọng điểm ra vào các cảng trên địa bàn thành phố
Sáng nay (19/8), Công an thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ ra mắt 3 trạm cảnh sát giao thông cửa ô trực thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Đường bộ-đường sắt. Đó là Trạm cảnh sát giao thông Đa Phước, Trạm cảnh sát giao thông Tân Túc và Trạm cảnh sát giao thông Tây Bắc.
Đi vào hoạt động từ hôm nay, Trạm Đa Phước sẽ đảm nhiệm khu vực địa bàn giáp ranh thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An cùng với một số tuyến đường trọng điểm ra vào các cảng trên địa bàn thành phố.
Trạm Tân Túc chịu trách nhiệm khu vực cửa ngõ phía Tây Nam thành phố Hồ Chí Minh, cùng với các tuyến đường trọng điểm như tuyến Quốc lộ 1 – đường Bình Thuận – Chợ Đệm, tuyến đường dẫn cao tốc từ giáp đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương đến giáp đường Trần Đại Nghĩa.
Trạm Tây Bắc đảm nhiệm khu vực cửa ngõ phía Tây Bắc thành phố cùng với tuyến đường trọng điểm Quốc lộ 22. Ba trạm cảnh sát giao thông này sẽ tăng cường việc quản lý, điều tiết tình hình giao thông ở các cửa ngõ thành phố, góp phần kéo giảm tai nạn giao thông trong thời gian tới.
Thượng tá Trần Thanh Trà, Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Công an thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Từ trụ sở Đội cảnh sát giao thông An Lạc và An Sương đi đến địa bàn các tỉnh giáp ranh khoảng trên 40km, cho nên việc tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm rất nhiều khó khăn, việc khép kín địa bàn cũng gặp khó khăn. Vì vậy Công an thành phố đã đề nghị với Bộ Công an thành lập 3 Trạm cửa ô này để việc di chuyển nhanh chóng, tuần tra chặt chẻ, thuận lợi khi xử lý tạm giữ phương tiện vi phạm”./.
Video đang HOT
Vinh Quang
Theo_VOV
Sau hàng loạt vụ "lùm xùm", lãnh đạo CSGT TP.HCM nói gì?
Thượng tá Trần Thanh Trà - Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67), Công an TP.HCM đã có cuộc gặp gỡ báo chí để thông tin về một số vụ việc liên quan đến "lùm xùm" của cán bộ CSGT thuộc các đội của đơn vị này mà báo chí phản ánh.
Về vụ "Người dân "tố" CSGT TP.HCM truy đuổi, đánh học sinh ngay trên đường phố" xảy ra sáng 21.7 trên đường Trường Chinh, P.Tân Thới Nhất, Q.12, ông Trà có cung cấp văn bản thông tin, được cho là dựa trên báo cáo của Đội CSGT An Sương về vụ việc.
Theo văn bản này, ngày 21.7 Đội CSGT An Sương có phân công tổ công tác gồm 3 đồng chí do trung uý Võ Văn Điền làm tổ trưởng, xử lý chuyên đề các lỗi là nguyên nhân dẫn đến TNGT trên tuyến đường Trường Chinh - quốc lộ 1A. Lúc 7 giờ 15 phút cùng ngày, tại đường Trường Chinh, phường Tân Thới Nhất, quận 12 thì tổ công tác phát hiện xe máy mang biển số 53VB - 1264 do nam thanh niên điều khiển "đi vào đường cấm" (tức chạy vào làn đường dành cho xe ô tô). Trung uý Điền đã ra lệnh dừng xe nhưng nam thanh niên không chấp hành mà tăng ga bỏ chạy. Nhận định hành vi trên có thể gây nguy hiểm cho người vi phạm và người tham gia giao thông nên trung uý Điền và thiếu úy Đào Anh Tú đã sử dụng 2 xe mô tô đặc chủng đuổi theo và ra hiệu lệnh dừng xe lần thứ hai, nhưng nam thanh niên vẫn không chấp hành.
Nam sinh Nguyễn Anh Tài tại thời điểm xảy ra vụ việc.
Tổ công tác cho xe chạy lên phía trước và ép xe buộc nam thanh niên phải dừng xe lại. Ngay sau đó nam thanh niên liền để xe và bỏ chạy. Lúc này thiếu uý Tú kịp thời chụp tay và giữ chặt người thanh niên để khống chế không cho bỏ chạy.
Khi vụ việc xảy ra người dân bên đường kéo lại rất đông, trong số đó có người cho rằng CSGT đánh người vi phạm, có hành vi kích động người dân xung quanh gây khó khăn cho công tác xử lý, nên tổ công tác đã điện báo chỉ huy đội và liên hệ công an phường ra hỗ trợ. Sau đó tổ công tác đưa nam thanh niên về trụ sở Đội CSGT An Sương để giải quyết vụ việc.
Trong cuộc gặp gỡ báo chí chiều 22.7 liên quan đến vụ việc này thượng tá Trần Thanh Trà còn đưa ra 1 tờ giấy photocopy, được cho là bản tường trình viết tay của Nguyễn Anh Tài. Tờ giấy này có ghi "...khi bị bắt các chú công an có chụp con lại, con bỏ chạy nên ôm tay con lại, chứ không có đánh con, do một số người dân hiếu kỳ, tập trung lại ngộ nhận là cảnh sát đánh...".Qua làm việc, nam thanh niên cung cấp tên là Nguyễn Anh Tài (1997, ngụ xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, hiện là học sinh Trường THPT Đinh Tiên Hoàng). CSGT sau đó xác định Tài đã vi phạm là "đi vào đường cấm" và "không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người kiểm soát giao thông".
Hiện trường lúc xảy ra có hàng trăm người dân vây quanh phản ứng lại tổ công tác của Đội CSGT An Sương.
"Việc tổ công tác đội CSGT An Sương khống chế em Tài bỏ chạy như đã nêu trên là không làm sai phạm quy định và hoàn toàn không có hành vi CSGT đánh người" - văn bản của Phòng PC67 khẳng định. Và thượng tá Trà cho biết thêm, vụ việc đang tiếp tục được xác minh, xử lý.
Tuy nhiên trước đó tại thời điểm xảy ra vụ việc, tại hiện trường, PV đã ghi lại chi tiết một số người dân xác nhận là nhân chứng có thấy CSGT bẻ ngoặt tay ra sau, gạt chân làm Tài té xuống đường và kéo lê một đoạn. Thậm chí, ngay sau khi xảy ra vụ việc, đại uý Lê Văn Hải - Đội phó Đội CSGT An Sương có thừa nhận bẻ ngoặt tay Tài ra sau để khống chế, chứ không có đánh nam sinh này.
Trong cuộc gặp, thượng tá Trần Thanh Trà cũng có nói đại ý là hoan nghênh báo chí phản ánh vụ việc và cung cấp chứng cứ liên quan đến những hành vi sai quy trình hoặc không đúng của CSGT, để từ đó phòng sẽ xứ lý nghiêm cán bộ nếu có sai phạm, hoàn toàn không dung túng, bao che.
Về vụ "Một phụ nữ tố bị CSGT ném "vật thể lạ" gây nứt xương mũi", lãnh đạo CSGT Hàng Xanh đã có giải trình với Phòng PC67. Cụ thể, khoảng 1h15 sáng 4.3, tổ công tác gồm 5 đồng chí do chiến sĩ Ngô Văn Quốc làm tổ trưởng đang kiểm tra hành chính theo kế hoạch dưới chân cầu Sài Gòn (thuộc quận 2) thì anh Trần Thanh Phương (SN 1987) chở vợ là chị Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1987, tạm trú ở phường Bình Trưng Tây, quận 2) đến trình báo chị Trang bị CSGT ném vật thể lạ vào mặt gây cháy máu.
Hình ảnh chị Nguyễn Thị Kim Trang tố bị CSGT Đội Hàng Xanh ném vật cứng nứt xương mũi, chảy máu.
Trong quá trình làm việc với lãnh đạo Đội CSGT Hàng Xanh, anh Phương nói người ném bị thương vợ anh là chiến sĩ CSGT tên Quốc. Tuy nhiên, anh Quốc khẳng định, vào thời điểm trên đang lập biên bản xử phạt một người vi phạm khác tên là Nguyễn Xuân Bách (ngụ quận Gò Vấp). Ngày 16.5, Phòng PC67 đã mời chị Trang lên thông báo kết quả xác minh vụ việc theo đơn tố cáo của bà Trang là "chưa đủ cơ sở để kết luận chị Trang bị thương là do chiến sĩ thuộc Đội CSGT Hàng Xanh gây ra".Tổ công tác khẳng định không có đồng chí nào thực hiện hành vi trên và anh Phương không xác định được ai là người ném vật thể lạ. Lúc này, thấy chị Trang chảy máu nhiều nên chiến sĩ Quốc đề nghị anh Phương chở đến bệnh viện cấp cứu và hướng dẫn đến công an phường trình báo.
Chị Trang cũng đã thống nhất, không có ý kiến gì khác với kết quả xác minh của Phòng PC67, đồng thời ký vào biên bản xác nhận. Về việc tại sao CSGT Hàng Xanh không "chọi" chị Trang bị thương nhưng lại đưa tiền hỗ trợ thuốc men, thượng tá Trà khẳng định, chưa nhận được khiếu nại về vấn đề này.
Về vụ cô gái tố CSGT "bỏ rơi" giữa đêm khuya ở cầu Sài Gòn, thượng tá Trà nói đã nhận được báo cáo từ lãnh đạo Đội CSGT Hàng Xanh, tuy nhiên cần phải có thời gian xác minh làm rõ, nếu đúng như vậy thì phòng sẽ kiên quyết xử lý nghiêm.
Theo Dân Việt
Vụ CSGT bẻ tay học sinh : Trưởng phòng CSGT nói gì ? Vụ CSGT bẻ tay nam sinh, Trưởng phòng CSGT (Công an TPHCM) đã cung cấp thông tin chi tiết. Tuy nhiên, vụ việc vẫn đang được tiếp tục xác minh để xử lý. Liên quan đến vụ "hàng trăm người dân phản ứng CSGT bẻ tay học sinh" như VietNamNet đã thông tin, chiều 22/7, Thượng tá Trần Thanh Trà - Trưởng phòng...