TP. HCM: Độc đáo phong trào “15 phút quét sân trước nhà”
Tham gia xây dựng nông thôn mới, các cấp Hội Nông dân (ND) TP.HCM tập trung vận động cán bộ, hội viên, nông dân thực hiện các tiêu chí gắn với đời sống, sản xuất của người dân. Trong đó, nổi bật là phong trào “15 phút quét sân trước nhà”…
172 mô hình Hội tham gia bảo vệ môi trường
Ông Đoàn Văn Thanh-Phó Chủ tịch Thường trực Hội ND TP.HCM cho biết: Khi thành phố có Chỉ thị 19-CT/TU thực hiện Cuộc vận động “Người dân TP.HCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước”, Ban Thường vụ Hội xác định đây là nhiệm vụ quan trọng gắn với thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và bảo vệ môi trường. Theo đó, thành Hội đã tập trung chỉ đạo, lãnh đạo các cấp Hội tích cực thực hiện.
Ban Thường vụ Hội ND thành phố đã ký kết chương trình phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố triển khai thực hiện các chương trình nhằm tuyên truyền cho cán bộ, hội viên nông dân nâng cao kiến thức về bảo vệ môi trường với nhiều hình thức phong phú. Cùng với đó, Hội phát huy hiệu quả của 137 CLB Nông dân với môi trường và 172 mô hình Hội tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu làm nóng cốt trong tổ chức các hoạt động ra quân vệ sinh môi trường.
Cán bộ, hội viên nông dân quận 12, TP.HCM chung tay dọn vệ sinh kênh rạch. Ảnh: Đ.T
Các cấp Hội đã tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên đề cao tinh thần trách nhiệm, tiên phong, gương mẫu thực hiện Cuộc vận động và vận động gia đình, người thân, nhân dân cùng thực hiện, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường như: Bỏ rác đúng nơi quy định, thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, ra quân ngày chủ nhật xanh hàng tuần, thực hiện phong trào “15 phút quét sân trước nhà”, hằng ngày; phát động phong trào “Chống rác thải nhựa”; … Qua đó góp phần nâng cao trách nhiệm, ý thức cộng đồng trong thực hiện Chỉ thị 19 của Thành ủy.
Sau hơn một năm triển khai thực hiện Chỉ thị 19 của Thành ủy, các cấp Hội tuyên truyền, quán triệt đến 100% cán bộ hội thực hiện tốt Cuộc vận động gắn với việc đăng ký học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Hội tổ chức 232 buổi tuyên truyền, quán triệt Chỉ thị 19 cho 4.500 lượt hội viên, kết hợp tuyên truyền, vận động hội viên tham gia bảo vệ môi trường, không xả rác ra đường, kênh rạch.
Bên cạnh việc tuyên truyền, vận động, các cấp Hội tổ chức tập huấn kỹ thuật, vệ sinh chuồng trại, nhà hàng, vườn gắn với tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi an toàn, hiệu quả cho trên 13.000 hội viên. Hội cũng vận động hội viên, nông dân không sử dụng các chế phẩm trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi không xả thải trực tiếp ra kênh rạch, gây ô nhiễm môi trường.
Video đang HOT
Hiệu quả và lan tỏa phong trào
Phó Chủ tịch Thường trực Hội ND TP.HCM khẳng định: Sự bài bản và quyết liệt ngay từ công tác triển khai thực hiện chỉ thị thời gian qua đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận. Từ quá trình thực hiện chỉ thị, tại các cấp Hội đã xuất hiện nhiều mô hình, cách làm hiệu quả đến nay vẫn được duy trì, phát triển.
Một trong những mô hình tiêu biểu đến nay được nhân rộng tại xã Nhơn Đức, Phước Kiển, Phước Lộc của huyện Nhà Bè là mô hình xây dựng tuyến hẻm “Văn minh – Sạch đẹp – An toàn” của Hội ND xã Phú Xuân. Với tổng chiều dài tuyến hẻm là 350m, có 150 hộ sinh sống. Trên tuyến đường đã gắn, treo cờ đồng nhất; nhân dân sinh sống tại hẻm thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, xây dựng nếp sống văn minh đô thị.
Hay như mô hình vận động 1.242 hộ sản xuất nuôi tôm Cần Giờ ký cam kết sản xuất an toàn thực phẩm. Theo đó, Hội vận động các hộ nuôi mô hình thâm canh, bán thâm canh sản xuất, cải tạo xử lý ao trước khi nuôi, không xả nước thải, nước có mầm bệnh chưa xử lý ra môi trường xung quanh; không sử dụng hóa chất có nồng độ hóa chất vượt mức quy định.
Hội tổ chức 3 đợt ra quân làm sạch bãi biển khu du lịch 30/4 từ xã Long Hòa đến thị trấn Cần Thạnh, làm sạch 5km đường dọc biển, thu gom 20 tấn rác. Đến nay Hội ND huyện Cần Giờ đã mở rộng vận động những nông dân sản xuất trong khu vực lân cận tham gia thực hiện.
Hay như mô hình “Thùng trồng rau sạch từ rác hữu cơ tại hội gia đình” của Hội ND quận Thủ Đức. Ban đầu mô hình được thí điểm tại phường Bình Chiểu với 10 thùng trồng rau tại gia đình hai hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, 6 thùng tại 6 chi hội và 2 thùng tại Cơ quan Quân sự phường.
Kết quả thực hiện mô hình đã tạo thói quen phân loại rác tại hộ gia đình, góp phần tiết kiệm tài nguyên, mang lại lợi ích cho chính chủ nguồn thải từ việc tận dụng phế liệu tái chế và phân hữu cơ tự chế biến, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển; đồng thời cung cấp lượng rau an toàn cho gia đình và cộng đồng,…
Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới Hội ND thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tích cực hưởng ứng thực hiện Chỉ thị 19 và phong trào “Chống rác thải nhựa”, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại khu dân cư; tập trung vận động các hộ dân sinh sống, kinh doanh, buôn bán dọc các tuyến sông, kênh rạch thực hiện hợp đồng thu gom rác với đơn vị lấy rác dân lập theo quy định.
Theo Danviet
Đà Nẵng: Rau thủy canh của Hội ND phường Hòa Phát ngon "phát hờn"
Được sự tài trợ kinh phí của ông Nguyễn Lê Hoài Long (một Việt kiều tại Mỹ), Hội ND phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ (Đà Nẵng) đã đầu tư làm vườn mẫu sản xuất rau thủy canh công nghệ cao, đem lại hiệu quả thiết thực. Hiện nay, mô hình này đang được chính quyền địa phương, Hội ND các cấp nhân rộng tại các khu dân cư trên địa bàn.
Ông Ngô Ngọc Thành - Chủ tịch Hội ND phường Hòa Phát cho biết, sau khi tham quan, thấy mô hình hiệu quả, phù hợp với điều kiện đất đai ở đô thị, nên Hội ND phường quyết định vận động kinh phí xây dựng mô hình sản xuất rau thủy canh.
Mô hình sản xuất rau thủy canh đầu tiên của Hội ND phường Hòa Phát (quận Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) được sự tài trợ kinh phí của ông Nguyễn Lê Hoài Long, một Việt kiều tại Mỹ từng sinh sống tại địa phương.
"Được sự tài trợ của ông Nguyễn Lê Hoài Long, chính quyền địa phương đã đầu tư làm mô hình sản xuất rau thủy canh công nghệ cao, với kinh phí 150 triệu đồng...", ông Ngô Ngọc Thành chia sẻ.
Tận dụng một khu đất trống, Hội ND phường Hòa Phát đã xây dựng mô hình sản xuất rau thủy canh rộng 120m2. Sau thời gian triển khai, thấy mô hình đem lại hiệu quả rõ rệt nên Hội tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất rau thủy canh cho 35 hội viên ND trên địa bàn, đồng thời quyết định nhân rộng ra các khu, cụm dân cư.
Trồng rau thủy canh cần sự cần mẫn, theo dõi từng hạt giống khi gieo vào giỏ, chú ý thường xuyên khép cửa, tuyệt đối không để cho rầy, bướm bay vào.
Ông Ngô Ngọc Thành cho biết thêm, vườn rau thủy canh này được đầu tư nhà lưới, giàn ống nhựa phi 90 và có hệ thống nước luân chuyển dòng chảy. Trên các ống nhựa, cách khoảng 20cm có một lỗ nhỏ vừa đặt rọ nhựa trồng rau. Hạt giống rau được ươm trong các tấm xốp để mọc thành cây con giống. Rọ nhựa trồng rau cao khoảng 5cm và hơn nữa phần ngập dưới mặt nước. Mỗi rọ trồng 2 cây rau giống, nước dinh dưỡng được pha vào dòng chảy luân chuyển trong các giàn ống nhựa...
Việc trồng và chăm sóc rau thủy canh hoàn toàn không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Cây rau phát triển nhanh, xanh mơn mởn và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bà Huỳnh Thị Minh Châu, nguyên chủ tịch Hội ND phường bây giờ là lão nông đang đảm nhận việc sản xuất, trồng rau thủy canh tại mô hình cho hay, "Việc trồng và chăm sóc rau thủy canh hoàn toàn không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Cây rau phát triển nhanh, xanh mơn mởn và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm..."
Hội ND phường Hòa Phát đã xây dựng mô hình sản xuất rau thủy canh rộng 120m2.
Bà Châu cho biết thêm, "trồng rau thủy canh này cần sự cần mẫn lắm, theo dõi từng hạt giống khi gieo vào giỏ, chú ý thường xuyên khép cửa, tuyệt đối không để cho rầy, bướm bay vào là phá hoại rau liền. Sản phẩm rau thủy canh tươi ngon, giá cao hơn rau sản xuất trên đất, mỗi kg từ 50.000 - 70.000 đồng và hàng tháng vườn rau thủy canh này bán ra thị trường được gần 500kg..." - Bà Châu phấn khởi nói.
Mô hình sản xuất rau thủy canh công nghệ cao, với kinh phí hơn 150 triệu đồng.
"Cả gia đình tôi coi rau thủy canh là món ăn khoái khẩu, hằng ngày cứ tìm đến vườn để mua rau về ăn. Rau thủy canh ở nơi đây sản xuất an toàn, không sử dụng phân bón vô cơ, không dùng thuốc bảo vệ thực vật nên mua về ăn là an tâm nhất...", ông Bùi Văn Xuề, một khách hàng thân thiết, nói.
Ông Ngô Ngọc Thành - Chủ tịch Hội Nông dân phường Hòa Phát cho biết thêm: "Để có rau thủy canh sạch an toàn, chúng tôi cho sản xuất cuốn chiếu để có rau thủy canh thu hoạch liên tục và bán cho khách hàng. Hiện nay mô hình này đã được Hội ND nhân rộng tại địa bàn".
Theo Danviet
Bắc Ninh: Hỗ trợ nông dân khởi sự kinh doanh Thực hiện chương trình "Hỗ trợ nông dân khởi sự kinh doanh", năm 2019, các cấp Hội ND tỉnh Bắc Ninh đã mở bán 90 quầy hàng, với tổng doanh số đạt hơn 1,4 tỷ đồng. Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Phạm Tiến Nam thăm quầy hàng nông dân do Hội ND Bắc Ninh xây dựng. Ảnh: T.H Ông Nguyễn...