TP HCM đề xuất lập Ban quản lý phố đi bộ Nguyễn Huệ
Ngoài việc đảm bảo an ninh trật tự ở phố đi bộ Nguyễn Huệ, Ban quản lý có chức năng duy trì và khai thác hệ thống hạ tầng, tổ chức hoạt động văn hóa, lễ hội.
UBND quận 1 vừa đề xuất UBND TP HCM thành lập Ban quản lý khu vực đường Nguyễn Huệ và Công viên tượng đài Bác Hồ. Đây là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND quận 1 và hoạt động bằng ngân sách, gồm trưởng ban và tối đa 3 phó ban cùng các tổ chuyên môn giúp việc.
Ban quản lý khu vực đường Nguyễn Huệ và Công viên tượng đài Bác Hồ chịu trách nhiệm tất cả các vấn đề tại không gian công cộng có nhiều người đến vui chơi nhất TP HCM hiện nay. Ảnh: Hoàng Trường
Ban quản lý có chức năng duy trì, quản lý và khai thác hệ thống hạ tầng, cây xanh, tổ chức hoạt động văn hóa, lễ hội và đảm bảo an ninh trật tự ở phố đi bộ Nguyễn Huệ. “Trong trường hợp vì lý do an ninh, Ban quản lý có quyền kiểm tra giấy tờ hành chính của cá nhân, tổ chức khi tham gia hoạt động tại phố đi bộ Nguyễn Huệ”, dự thảo của UBND quận 1 đề xuất.
Ban quản lý cũng có nhiệm vụ tuần tra, nhắc nhở và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả với các hành vi xả rác, phóng uế không đúng nơi quy định, dẫn theo thú nuôi, trượt patin, bán hàng rong… tại phố đi bộ Nguyễn Huệ. Đồng thời, phối hợp với các sở, ngành chuyên môn xử lý những vấn đề phát sinh tại phố đi bộ Nguyễn Huệ và công viên tượng đài Bác Hồ.
Video đang HOT
Công trình quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ có tổng kinh phí 430 tỷ đồng, dài 670 m, rộng 64 m được đưa vào vận hành hôm 29/4. Toàn bộ trục đường từ trụ sở UBND thành phố đến bến Bạch Đằng được lát đá granite với 2 đài phun nước và hệ thống cây xanh. Dưới quảng trưởng có hệ thống ngầm gồm trung tâm theo dõi, trung tâm điều khiển nhạc nước, ánh sáng, hệ thống nhà vệ sinh hiện đại… Mỗi ngày có hàng nghìn lượt người đến tham quan, vui chơi, chụp ảnh.
Ngày 17/5, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh – điểm nhấn cho toàn bộ công trình quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ được khánh thành mừng kỷ niệm 125 ngày sinh Bác Hồ. Tượng đài Bác đặt tại trung tâm hành chính của thành phố, nơi có vị trí trang trọng nhất và thuận lợi để nhân dân mọi miền đất nước, bạn bè quốc tế được chiêm ngưỡng.
Trung Sơn
Theo VNE
Mở xe buýt điện qua phố đi bộ Nguyễn Huệ
Trước tiên, TP.HCM thí điểm mở tuyến xe buýt điện ở khu trung tâm để sau đó có thể cấm, hạn chế một số phương tiện cá nhân vào khu vực nội đô.
"Sở GTVT vừa có tờ trình đề xuất UBND TP.HCM mở thí điểm một tuyến xe buýt điện trong khu vực trung tâm TP để phục vụ việc đi lại của người dân". Ngày 18-10, một nguồn tin từ Sở GTVT cho hay.
Theo Sở GTVT, trước đó lãnh đạo UBND TP đã chỉ đạo việc thí điểm ô tô điện hoạt động theo hình thức buýt tại khu vực trung tâm. "Theo thông tư của Bộ GTVT về điều kiện hoạt động trong phạm vi hạn chế của xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, UBND cấp tỉnh được quy định về tuyến đường, thời gian được hoạt động. Như vậy, UBND TP được phép cho xe chở người bốn bánh có động cơ (kể cả ô tô điện) trong phạm vi hạn chế của khu vực trung tâm" - một cán bộ tham gia soạn thảo tờ trình thông tin.
Quy hoạch khu vực hạn chế ở trung tâm đã được UBND TP phê duyệt (rộng 930 ha) nên ô tô điện đã có đủ cơ sở pháp lý để được dùng làm phương tiện giao thông công cộng. Ở khu vực này có thể tổ chức hai tuyến xe buýt điện. Tuy nhiên, bước đầu nên thí điểm trước ở một tuyến. "Chúng tôi đề xuất mở trước tuyến có điểm đầu ở Công viên 23-9 và đi qua các tuyến đường lân cận phố đi bộ Nguyễn Huệ để đến Thảo Cầm viên và ngược lại" - vị này nói.
Theo đề xuất, ban đầu sẽ có 11 xe buýt điện loại 12 chỗ chạy theo lộ trình trong sơ đồ. Ảnh do Sở GTVT cung cấp. (Màu đỏ là lượt đi, màu đen là lượt về)
Theo lộ trình này (lộ trình 1), xe buýt điện chủ yếu phục vụ người dân trong khu vực trung tâm TP với việc đi qua khu phố Tây, chợ Thái Bình, trạm trung chuyển Bến Thành, Trường Cao Thắng, Chợ Cũ, phố đi bộ Nguyễn Huệ, Trường ĐH KHXH&NV, Trường ĐH Y Dược, Thảo Cầm viên Sài Gòn. Xe buýt điện đưa/rước người dân đến các trung tâm thương mại như Vincom, Parkson, Diamond Plaza, thương xá Tax cùng các cơ quan hành chính như UBND TP, UBND quận 1 và các sở GTVT, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Thông tin và Truyền thông...
"Ngoài ra, Sở GTVT cũng vạch ra lộ trình 2 cùng điểm đầu (Công viên 23-9) và điểm cuối (Thảo Cầm viên) nhưng lộ trình sẽ khác. Cụ thể, tuyến này đi qua khu vực BV Từ Dũ, Hội trường Thành ủy, chợ Tân Định, vòng xoay Nguyễn Bỉnh Khiêm - Sân vận động Hoa Lư rồi về Thảo Cầm viên (lộ trình 2)" - đại diện Sở GTVT cho biết.
Ở lộ trình thứ 2, xe buýt điện hoạt động chạy theo khu vực ven hành lang phía tây của khu vực trung tâm. Mặc dù số lượng các điểm thu hút hành khách ít nhưng lộ trình tuyến đi qua các đoạn đường hiện nay chưa có xe buýt đi qua. Vì vậy, khi thêm lộ trình này sẽ mở rộng vùng phục vụ, kết nối với các tuyến xe buýt khác và giảm thiểu được độ trùng lắp nhằm tăng khả năng phục vụ hành khách là cần thiết. Nhưng trước mắt, Sở GTVT đề xuất thí điểm xe buýt điện chạy theo lộ trình 1. Sau một thời gian hoạt động, việc thí điểm sẽ được đánh giá, rút kinh nghiệm để mở thêm lộ trình 2.
Vị cán bộ trên cho hay loại xe buýt điện được sử dụng thuộc loại xe nhỏ (12 chỗ). Ở giai đoạn đầu thí điểm sẽ đưa 11 xe (một chiếc dự phòng) vào hoạt động và chạy từ 5 giờ 30 đến 18 giờ 30, với tần suất 10-15 phút có một chuyến. Thời gian hoạt động cụ thể sẽ trong quá trình hoạt động tuyến. Ở các điểm đầu, điểm cuối sẽ có các nhà chờ và dọc tuyến có các điểm đón/trả khách cách nhau không quá 700 m cũng được xây dựng.
Xe buýt điện sẽ chạy vòng 930 ha khu vực trung tâm UBND TP đã duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu trung tâm hiện hữu TP gồm một phần các quận 1, 3, 4, Bình Thạnh rộng đến 930 ha. Khu vực này được bao bọc bởi đường Nguyễn Hữu Cảnh - rạch Thị Nghè (phía bắc), đường Đinh Tiên Hoàng - Võ Thị Sáu - Cách Mạng Tháng Tám (phía tây), đường Nguyễn Thị Minh Khai - Cống Quỳnh - Nguyễn Cư Trinh - Nguyễn Thái Học - cầu Ông Lãnh - đường Vĩnh Phước - Hoàng Diệu và Nguyễn Tất Thành (phía nam) và giáp sông Sài Gòn (phía đông). Nếu đề xuất của Sở GTVT được chấp thuận, lần đầu tiên ở TP.HCM sẽ có xe buýt điện nhỏ gọn, thân thiện với môi trường chạy bao quanh khu vực 930 ha nêu trên.
12.000 đồng là giá vé cho hành khách đi từ một nửa lộ trình đến suốt tuyến. Nếu đi thấp hơn quãng đường trên thì giá vé sẽ là 6.000 đồng/lượt. Giá này không có trợ giá nhưng người khuyết tật, người cao tuổi và trẻ em từ 1,3 m trở xuống sẽ được miễn phí. Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh đã được Sở GTVT xét chọn và đề xuất đầu tư thí điểm tuyến xe buýt điện số 1 vào gần cuối tháng 4-2015.
Theo Minh Phong (Pháp luật TPHCM)
Phố đi bộ Nguyễn Huệ kẹt cứng vì dòng người xem pháo hoa Nhân dịp 2.9, UBND TP.HCM tổ chức bắn pháo hoa mừng Quốc khánh tại 2 điểm là hầm sông Sài Gòn và Công viên văn hóa Đầm Sen (Q.11). Dòng người chật cứng phố đi bộ Nguyễn Huệ Mặc dù 21 giờ chương trình bắn pháo hoa mới bắt đầu, nhưng từ 19 giờ hàng ngàn người đã đổ về khu vực phố...