TP HCM đề xuất “có chỗ đậu xe mới được mua ôtô”
Để hạn chế xe cá nhân, nhất là ôtô, Sở Giao thông Vận tải TP HCM đưa ra giải pháp “ở khu vực nội đô các thành phố lớn, điều kiện để sở hữu ôtô là phải chứng minh được có chỗ đỗ”.
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM vừa gửi UBND thành phố đề xuất một loạt các giải pháp hạn chế sở hữu và sử dụng xe cá nhân nhằm phát triển hợp lý các phương thức vận tải trên địa bàn thành phố. Trong đó, kiến nghị Chinh phu ap dung cac biên phap như tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các loại phương tiện cá nhân; tăng phí trước bạ, phí đăng ký phương tiện cá nhân đăng ký mới; thu phí môi trường (gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn)…
TP HCM đề xuất nhiều giải pháp để hạn chế gia tăng xe cá nhân, trong đó ở khu vực nội đô các thành phố lớn điều kiện để sở hữu ôtô con là phải chứng minh được có chỗ đỗ xe.
Để quản lý phương tiện đăng ký mới, Sở GTVT đề nghị cấp quotar (số lượng được cấp có giới hạn trên cơ sở phù hợp với sự phát triển kết cấu hạ tầng hàng năm), chỉ cho cấp đăng ký phương tiện ở mức giới hạn trong năm. Cùng với việc phải bỏ tiền mua, chủ sở hữu còn phải đóng tiền bảo hiểm, các loại thuế, phí… đặc biệt phải đấu giá và nộp một khoản tiền để được quyền lưu hành xe.
Riêng tại khu vực nội đô các thành phố lớn, điều kiện để sở hữu ôtô là phải chứng minh được có chỗ đỗ xe.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Sở GTVT thành phố đề nghị quy định niên hạn sử dụng đối với xe máy ở các thành phố lớn nhằm hạn chế số lượng phương tiện tham gia giao thông, giảm ùn tắc và ô nhiễm môi trường. Đồng thời, xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật trong công tác đăng kiểm đối với xe máy.
Cùng với các giải pháp trên, Sở GTVT thành phố còn đề xuất dung cac chê tai vê kinh tê như thuê xăng dâu, lệ phi đương va phi đô xe đê giam bơt việc đi lai băng xe riêng vi cang đi nhiêu cang phai tra tiên như: đánh thuế nhiên liệu; thu phí ra vào trung tâm thành phố; tăng phí dịch vụ trông giữ phương tiện trong khu vực nội đô; hạn chế xe cá nhân lưu thông trên một số trục chính hoặc trên một số tuyến nhất định vào giờ cao điểm…
Ngoài ra, căn cứ vào biển đăng ký xe để hạn chế lái xe ở một số khu vực vào một số ngày nhất định trong tuần nhằm giảm số lượng ôtô được sử dụng. Biện pháp này có thể được áp dụng cho một số loại xe nhất định, một số khu vực nhất định vào những thời điểm cụ thể trong ngày hoặc là cả ngày.
Theo số liệu thống kê mới nhất, TP HCM hiện có gần 6 triệu xe máy và hơn 500.000 ôtô (chiếm 1/3 lượng ôtô cả nước).
Theo NTD
Đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Long An tự kiểm điểm vì "lười" tiếp dân
Thanh tra Chính phủ phát hiện, từ ngày 1/1/2011 đến 30/6/2013, Chủ tịch UBND tỉnh Long An chỉ tiếp dân định kỳ được 13/30 ngày theo quy định; lãnh đạo Sở Y tế Long An không tiếp dân ngày nào (!).
Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh Long An trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
(Tranh minh họa: Dũng Choai - Đại Đoàn Kết)
Theo đó, giai đoạn từ tháng 1/2011 đến 30/6/2013 công tác thanh tra chuyên ngành được tỉnh Long An đẩy mạnh, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, giao thông vận tải, môi trường, lao động... Qua thanh tra phát hiện nhiều sai phạm, thu hồi số tiền lớn cho ngân sách địa phương, góp phần chấn chỉnh kịp thời những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực được thanh tra.
Tuy nhiên Thanh tra Chính phủ cho rằng vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực thanh tra của Thanh tra tỉnh Long An chưa phát huy hết vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về công tác thanh tra. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật của thanh tra chuyên ngành của các sở, ngành tỉnh Long An chưa được chú trọng. Qua kiểm tra kết quả thanh tra chuyên ngành tại Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Y tế, Thanh tra Chính phủ nhận thấy đa số các trường hợp vi phạm được phát hiện qua thanh tra là do đối tượng thanh tra thiếu hiểu biết về pháp luật có liên quan. Một số cuộc thanh tra hành chính chưa xử lý hết được những sai phạm được phát hiện.
Báo cáo của UBND tỉnh Long An cho biết, đến 30/6/2013, các cơ quan chức năng mới thực hiện được trên 80% các kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra.
"Nhìn chung việc tiếp dân của lãnh đạo các cấp không đảm bảo số ngày theo quy định; từ ngày 1/1/2011 đến 30/6/2013, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp dân định kỳ được 13/30 ngày theo quy định của pháp luật. Đối với cấp huyện và cấp sở, kết luận thanh tra cho thấy chỉ duy nhất Chủ tịch UBND huyện Bến Lức tiếp dân định kỳ đúng quy định. Cá biệt có 2 đơn vị có số ngày lãnh đạo tiếp dân rất thấp là Sở Y tế không tiếp ngày nào và Sở Tài nguyên và môi trường chỉ tiếp được 2 ngày"- thông báo của Thanh tra Chính phủ nêu rõ.
Chưa hết, Thanh tra Chính phủ còn phát hiện công tác thống kê, theo dõi xử lý đơn thư của tỉnh Long An còn rất nhiều hạn chế. Điển hình như việc phân loại đơn thư chưa chuẩn xác; nhiều trường hợp nhầm lẫn trong việc xác định đơn thuộc kiến nghị, khiếu nại, tranh chấp, tố cáo hay phản ánh kiến nghị và nhất là phân loại đơn thuộc thẩm quyền hay không thuộc thẩm quyền. "Chính việc phân loại không đúng đã dẫn đến nhiều vụ việc xử lý sai hoặc hướng dẫn không đúng"- Thanh tra Chính phủ nhận định.
Trong thời kỳ thanh tra, toàn tỉnh Long An có 5 trường hợp nộp lại quà tặng với số tiền 40 triệu đồng. Tuy nhiên Thanh tra Chính phủ cho rằng công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách pháp luật về phòng chống tham nhũng ở Long An chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục nên nhận thức về phòng chống tham nhũng ở một số bộ phận còn hạn chế. "Không đơn vị nào lập danh sách những người có nghĩa vụ phải kê khai tài sản, thu nhập trình người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phê duyệt trước khi tiến hành việc kê khai. Không đơn vị nào làm giấy giao nhận giữa người tiếp nhận bản kê khai với người nộp bản kê khai. Nhiều trường hợp chậm nộp bản kê khai, cũng có trường hợp không kê khai. Một số đơn vị thuộc cấp huyện, thành phố không tổ chức việc kê khai tài sản, thu nhập"- kết luận nêu rõ.
Thanh tra Chính phủ khẳng định việc tỉnh Long An chỉ xử lý được 1 trường hợp người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức khi để xảy ra tham nhũng là quá thấp. Qua công tác tự kiểm tra nội bộ và công tác thanh tra, số vụ việc được phát hiện có dấu hiệu tham nhũng chưa nhiều và phần lớn không được chuyển sang cơ quan điều tra.
Tổng Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh Long An nghiêm túc tự kiểm điểm trách nhiệm cá nhân trong việc tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, khiếu nại tố cáo và phòng, chống tham nhũng liên quan đến những hạn chế, thiếu sót, vi phạm của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được thanh tra. Đồng thời tổ chức kiểm điểm việc chưa chấp hành nghiêm việc tiếp dân của thủ trưởng các cấp, ngành. Bên cạnh đó cần có hình thức khen thưởng kịp thời đối với Chủ tịch UBND huyện Bến Lức vì đã nghiêm túc thực hiện quy định về tiếp công dân.
"Chủ tịch UBND tỉnh Long An chỉ đạo xử lý nghiêm những trường hợp chậm tổ chức việc kê khai tài sản, thu nhập; chậm thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập; không công khai bản kê khai tài sản, thu nhập. Đồng thời tăng cường việc phát hiện tham nhũng và xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý để xảy ra tham nhũng"- thông báo kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ.
Thế Kha
Theo Dantri
Kon Tum phản hồi về việc xe tải ầm ầm chở gỗ, trạm từ chối cân xe... Sở GTVT tỉnh Kon Tum cho biết, việc trạm cân không xử lý lái xe vi phạm không mang theo giấy tờ là thiếu sót. Liên quan đến nội dung mà phóng viên VOV.VN phản ánh trong bài viết "Kon Tum: Xe tải hạng nặng ầm ầm chở gỗ, trạm từ chối cân xe...", vừa qua Sở Giao thông Vận tải tỉnh Kon...