TP HCM còn 2 quận huyện chưa đạt tiêu chí kiểm soát dịch
Đến nay có 20 quận huyện được đề nghị công bố kiểm soát được dịch, chỉ còn Bình Tân và Bình Chánh chưa đạt, theo Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM.
Thông tin được ông Phạm Đức Hải, Phó ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM nói tại buổi họp báo về công tác phòng chống dịch trên địa bàn chiều 7/10, sau một tuần thành phố thực hiện Chỉ thị 18 về nới lỏng giãn cách.
Theo ông Hải, tính đến ngày 4/10, có 17/22 địa phương đủ điều kiện và được đề nghị công bố đã kiểm soát dịch. Ba ngày qua có thêm 3 quận huyện được đánh giá đủ tiêu chí kiểm soát dịch theo quy định của Bộ Y tế là quận 4, Bình Thạnh và Hóc Môn.
“Như vậy, trong tổng số 22 quận huyện, thành phố trên địa bàn hiện chỉ còn quận Bình Tân và huyện Bình Chánh là chưa được đề nghị công bố kiểm soát dịch”, ông Hải nói.
Ông Phạm Đức Hải, Phó ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM. Ảnh: Hữu Công
Theo ông Hải, sau một tuần thực hiện Chỉ thị 18, thành phố đánh giá đa số người dân nhanh chóng thích ứng an toàn, linh hoạt trong điều kiện bình thường mới. Ngày càng nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trở lại.
Cụ thể, 6 ngày qua đã có hơn 9.200 doanh nghiệp hoạt động trở lại. Việc này đã phục vụ cho việc khôi phục sản xuất kinh doanh ngày càng thuận lợi, đáp ứng nhu cầu của người dân, góp phần tạo nhiều công ăn việc làm.
Video đang HOT
Tại các khu công nghiệp và khu chế xuất trên địa bàn TP HCM, ông Hải cho biết tính đến ngày 6/10, có 972 trên tổng số 1.412 doanh nghiệp đang hoạt động đạt tỷ lệ 68% và có 146.000 trên tổng số 288.000 lao động tại các khu vực này đang làm việc, đạt tỷ lệ 56%. Còn ở khu Công nghệ cao, đến nay đã có 27.300 trong tổng số 50.000 công nhân hoạt động trở lại, đạt 54%; số doanh nghiệp hoạt động trở lại là 88 trên tổng số 118, chiếm hơn 73%.
Ông Hải đánh giá, các hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh và khu công nghiệp tiếp tục thu hút nhiều lao động sau khi thành phố nới lỏng giãn cách. Tuy nhiên, số lao động ở khu chế xuất, công nghiệp mới đạt 56% số lao động chỉ khoảng 54%. Đây là bài toán về lao động rất lớn của thành phố.
“Thành phố trân trọng mời gọi mọi người ở lại tiếp tục lao động. Nếu ai có nguyện vọng về quê, Bộ Tư lệnh thành phố và các cơ quan chức năng sẽ đưa bà con về, trong đó ưu tiên người già, phụ nữ mang thai và trẻ em”, ông Hải nói.
Liên quan công tác phòng chống dịch trên địa bàn, ông Hải cho biết tính đến 18h ngày 6/10, TP HCM đã ghi nhận hơn 405.000 ca nhiễm trong đợt dịch thứ 4. Ngành y tế thành phố đang điều trị 20.905 ca nhiễm, trong đó có 1.735 trẻ em dưới 16 tuổi, 631 bệnh nhân nặng đang thở máy.
Ngày hôm qua, 1.205 bệnh nhân nhập viện và 2.740 người xuất viện; 92 trường hợp tử vong (tổng số tử vong từ đầu năm đến nay là 15.525).
Tổng số người được tiêm vaccine mũi 1 đến ngày 6/10 hơn 7 triệu và hơn 4,95 triệu người đã tiêm đủ 2 mũi.
TP.HCM thực hiện chỉ thị 18: 'Mục tiêu đầu tiên vẫn là kiểm soát'
Theo phó Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM Phạm Đức Hải, người dân phải nêu cao tinh thần cảnh giác vì đang sống trong môi trường có dịch, số ca nhiễm của TP vẫn còn cao.
Không nên đến những nơi không an toàn để bảo vệ chính mình.
Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Phạm Đức Hải - Ảnh: THẢO LÊ
Phát biểu tại họp báo cung cấp thông tin về tình hình phòng, chống dịch COVID-19 chiều 1-10, ông Phạm Đức Hải - phó Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM - cho biết thông điệp chỉ thị 18 vừa được UBND TP.HCM ban hành là tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 và từng bước phục hồi phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.
Theo ông Hải, chỉ thị 18 đưa ra 3 mục tiêu. Mục tiêu đầu tiên vẫn là tiếp tục kiểm soát, phòng chống dịch COVID-19 trên toàn địa bàn TP.HCM; ưu tiên bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết, kéo giảm số ca nhập viện và số ca tử vong đến mức thấp nhấp.
"Bảo vệ tính mạng người dân vẫn là mục tiêu trước hết, sau đó mới từng bước khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, rồi mới đưa sinh hoạt của người dân bước sang trạng thái bình thường mới. Việc kiểm soát dịch vẫn là ưu tiên hàng đầu", ông Hải nhấn mạnh.
Chỉ thị 18 yêu cầu người dân luôn nêu cao tinh thần cảnh giác vì TP.HCM đang ở môi trường có dịch. Số ca nhiễm của TP vẫn đang ở mức cao, tỉ lệ tiêm chủng chưa bao phủ hết. Nhiều địa bàn của TP chưa phải là vùng xanh.
"Do đó người dân phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động linh hoạt. Địa điểm nào chưa an toàn, đông người, tụ tập thì không nên đến để đảm bảo sức khỏe cho chính mình và cộng đồng", ông Hải nói.
Theo ông Hải, TP.HCM yêu cầu người dân thực hiện nghiêm 5K như khẩu trang, giữ khoảng cách, khai báo y tế, khử khuẩn, không tụ tập đông người.
Người dân được quyền đi lại nhưng phải đảm bảo quy định của chỉ thị 18. Cụ thể phải sử dụng mã QR khai báo di chuyển của ứng dụng VNEID và mã QR có thể hiện lịch sử tiêm chủng của ứng dụng Y tế HCM hoặc Sổ sức khỏe điện tử đến khi ứng dụng PC-COVID đưa vào hoạt động chính thức.
Trường hợp không có mã QR, người dân xuất trình giấy tờ sau: là người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh dưới 6 tháng hoặc đã tiêm chủng vắc xin ít nhất 1 mũi sau 14 ngày.
Về phản ánh hết vắc xin Vero Cell, ông Nguyễn Hồng Tâm - phó giám đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) - cho biết đến 30-9, kho của HCDC vẫn còn trên 600.000 liều Vero Cell, chưa kể số lượng đã phân bổ về 22 địa phương.
"Không có chuyện hết vắc xin Vero Cell", ông Tâm nói. Tuy nhiên ông Tâm cho biết sẽ rà soát các địa phương gặp khó khăn để hỗ trợ.
Về tỉ lệ tiêm chủng vắc xin cho người trên 50 tuổi, ông Nguyễn Hồng Tâm cho biết tỉ lệ tiêm mũi 1 cho nhóm hiện đạt 95% và 60% mũi 2. Như vậy, tỉ lệ tiêm 2 mũi cho nhóm này đã tăng 15% so với 2 ngày trước.
Về việc người lao động chống chỉ định tiêm vắc xin muốn làm việc, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM - cho biết việc tiêm vắc xin cũng nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động trong môi trường làm việc trước tác động của dịch.
Theo bà Mai, người bị chống chỉ định tiêm hiện nay không nhiều. Việc người lao động được đi làm hay không còn phụ thuộc vào cá nhân người lao động và doanh nghiệp. Người lao động có thể được bố trí làm việc tại nhà.
TPHCM sắp có chỉ thị mới, hiệu lực từ 0h ngày 1/10 Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM cho biết, thành phố đang chuẩn bị từng bước cho chỉ thị mới, dự kiến có hiệu lực từ 0h ngày 1/10. Tại buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh chiều 26/9, ông Phạm Đức Hải - Phó Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM - cho biết thành...