TP HCM có thể xét nghiệm 15.000 mẫu một ngày
Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết thành phố đủ sức xét nghiệm khẳng định nCoV bằng phương pháp RT – PCR 15.000 mẫu một ngày.
Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh khẳng định năng lực xét nghiệm của thành phố, tại cuộc họp trực tuyến Ban chỉ đạo TP HCM về phòng, chống Covid-19, chiều 2/2.
11 đơn vị trực thuộc Sở Y tế hiện đủ điều kiện xét nghiệm khẳng định nCoV, đạt 10.000 mẫu một ngày. Ngoài ra, trên địa bàn còn có Viện Pasteur TP HCM và các bệnh viện tuyến trung ương như Chợ Rẫy, Đại học Y dược TP HCM, Thống Nhất… ít nhất có thể huy động thêm 5.000 mẫu.
“Tổng năng suất xét nghiệm toàn thành phố có thể đạt 15.000 mẫu một ngày, đủ phục vụ khoanh vùng, dập dịch”, ông Bỉnh nói.
Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần.
Từ đầu dịch đến nay, thành phố đã xét nghiệm tổng cộng 230.462 mẫu bệnh phẩm. Riêng đợt dịch liên quan Hải Dương và Quảng Ninh, 6 ngày qua, ngành y tế tiếp nhận 714 trường hợp khai báo về từ vùng dịch hoặc có tiếp xúc với các ca nhiễm. Trong đó, 660 trường hợp đã lấy mẫu xét nghiệm, chỉ ghi nhận một ca dương tính – “bệnh nhân 1660″; 562 trường hợp âm tính, 97 đang chờ kết quả.
Video đang HOT
“Thành phố cơ bản đã lấy mẫu được tất cả những người về từ vùng dịch, theo đúng lịch sử khai báo dịch tễ. Những trường hợp đang chờ kết quả là do người dân khai báo và lấy mẫu muộn”, ông Bỉnh nói.
Về năng lực cách ly, ông Bỉnh cho biết, hiện các khu cách ly tập trung và các khách sạn có thu phí đang sử dụng 50-60% công suất. Trong tình huống dịch bệnh khẩn cấp, thành phố hoàn toàn có thể tăng công suất, tiếp nhận thêm người cách ly. Hiện, mỗi quận, huyện chuẩn bị tối thiểu 100 giường cách ly, tổng 24 quận, huyện là 1.078 giường. 28 khách sạn cách ly có thu phí, tổng công suất là 2.668 giường, chưa kể đến các khu cách ly tập trung của thành phố và quân đội.
Đồng thời, các cơ sở điều trị dự bị bệnh nhân Covid-19, như cơ sở cũ của Trung tâm Y tế huyện Cần Giờ, cơ sở 2 Bệnh viện Ung bướu… vẫn đang được duy trì, sẵn sàng tái kích hoạt nếu dịch bùng phát.
Tính đến cuối tháng 10/2020, 22 đơn vị y tế công lập và tư nhân tại TP HCM được Bộ Y tế cho phép xét nghiệm khẳng định nCoV, gồm:
- 8 đơn vị công lập trực thuộc Sở Y tế: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố, các bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Nhi Đồng 1, Nhi đồng Thành phố, Nguyễn Tri Phương, Phạm Ngọc Thạch, Thủ Đức và Quận 2.
- Ba bệnh viện tư nhân là FV, Gia An 115 và Đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn.
- 9 cơ sở trực thuộc Bộ, ngành: Viện Pasteur TP HCM, các bệnh viện Chợ Rẫy, Đại học Y dược TP HCM, Thống Nhất, Quân y 175, Quân y 7A, Viện Y tế công cộng TP HCM, Trung tâm Y tế dự phòng Quân đội phía Nam và Trung tâm Kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm Y học.
Ngoài ra còn có hai chi cục thú y vùng VI và vùng VII được xét nghiệm khẳng định nCoV.
TP HCM kích hoạt hệ thống khám, chữa bệnh chống Covid-19
Sở Y tế TP HCM đêm 28/7 thông báo kích hoạt toàn bộ hệ thống y tế tăng cường kiểm soát, chỉ định xét nghiệm mọi trường hợp nghi nhiễm nCoV.
Sở Y tế yêu cầu các bệnh viện củng cố, khôi phục phòng khám sàng lọc và khu cách ly nCoV. Phòng khám sàng lọc tách rời hẳn khối nhà của khoa khám bệnh, khu cách ly riêng biệt đảm bảo sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân thuộc nhóm nghi ngờ, xác định mắc Covid-19.
Trường hợp bệnh viện chưa có khu cách ly, phải bố trí phòng cách ly tạm tại khoa khám bệnh nhằm hạn chế tiếp xúc với người bệnh khác trong khi chờ chuyển viện. Các cơ sở y tế tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn, tuân thủ đeo khẩu trang, rửa tay và sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân.
Các cơ sở khám chữa bệnh phải tăng cường biện pháp kiểm soát đối với tất cả người đến khám chữa bệnh, như vệ sinh tay, mang khẩu trang, kiểm tra thân nhiệt, thực hiện tờ khai y tế.
Người có triệu chứng liên quan đến Covid-19 và từng đến Đà Nẵng từ ngày 1/7, phải được cách ly tại bệnh viện, xét nghiệm chẩn đoán nCoV và điều trị kịp thời.
Trạm y tế và các phòng khám tư nhân sàng lọc người bệnh có dấu hiệu cảm cúm, triệu chứng ho, sốt; có sổ theo dõi họ tên, địa chỉ, số điện thoại của họ. Bố trí khám ở khu vực riêng, phân luồng riêng. Khi phát hiện người bệnh có triệu chứng liên quan đến Covid-19, liên hệ Trung tâm Cấp cứu 115 để được hỗ trợ vận chuyển đến bệnh viện quận, huyện hoặc bệnh viện gần nhất có khu cách ly.
Người dân TP HCM về từ Đà Nẵng chờ lấy mẫu dịch họng, mũi tại Trung tâm Y tế dự phòng quận Bình Thạnh, chiều 28/7. Ảnh Thuận Nguyễn
Các hiệu bán lẻ thuốc, khi tư vấn bán thuốc cho người có dấu hiệu cảm cúm, triệu chứng ho, sốt phải ghi lại họ tên, địa chỉ, số điện thoại của người bệnh. Người dân thành phố được khuyến cáo cài đặt các ứng dụng khai báo y tế, và thông báo cho Trung tâm Y tế quận huyện để theo dõi, quản lý ca nghi nhiễm.
Sở Y tế thành phố nêu rõ: "Tất cả bệnh viện và các cơ sở khám, chữa bệnh khác tuyệt đối không được từ chối tiếp nhận khám chữa bệnh người đến từ Đà Nẵng; hoặc từ chối chỉ định nhập viện đối với người bệnh trở về từ Đà Nẵng từ ngày 1/7 mà không giải thích rõ lý do, nhằm tránh gây hiểu nhầm và tạo tâm lý bị kỳ thị cho người bệnh".
TP HCM cũng tăng cường công tác sàng lọc và chỉ định xét nghiệm nCoV. Tất cả bệnh nhân, nhân viên y tế có biểu hiện nghi ngờ, kể cả trường hợp tiền sử dịch tễ chưa rõ ràng, đều được chỉ định xét nghiệm nCoV, để phát hiện sớm ca nhiễm, cách ly kịp thời.
Tất cả người từ/từng đến Đà Nẵng từ ngày 1/7, đang chữa bệnh tại các phòng khám, bệnh viện hoặc có tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19, phải được lấy mẫu xét nghiệm và cách ly tại các bệnh viện có khu cách ly.
Những người khác không có triệu chứng, được khám sàng lọc, tự cách ly tại nhà. Những trường hợp này cần thông báo Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố để lấy mẫu xét nghiệm nCoV.
Thành phố chủ động tìm tác nhân nCoV đối với nhóm bệnh nhân có cùng các triệu chứng cảm cúm, ho, sốt và liên quan nhau về yếu tố dịch tễ, tại các phòng khám; hoặc từ những trường hợp viêm phổi nặng không lý giải được nguyên nhân tại các khoa điều trị nội trú của bệnh viện.
Nhân viên y tế từng đến TP Đà Nẵng từ ngày 1/7 phải tự cách ly tại nhà đủ 14 ngày kể từ ngày rời khỏi Đà Nẵng.
Xã từng có nhiều người nhiễm HIV nhất nước giờ ra sao? Xã Vũ Tây, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình từng "nổi tiếng" một cách bất đắc dĩ vì là xã có tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS cao nhất cả nước. Đổi mới ở xã Tây Sơn 20 năm sau ngày cơn bão AIDS tràn qua Thời điểm năm 1999 toàn xã có hơn 9.000 nhân khẩu nhưng có tới hơn 200 người nghiện,...