TP HCM cho phép đổi công nghệ xử lý rác tại Đa Phước
Chính quyền TP HCM đồng ý với giải pháp thay đổi công nghệ mới, để hạn chế việc chôn lấp tại Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước.
UBND TP HCM vừa yêu cầu Công ty TNHH Xử lý Chất thải Việt Nam (VWS) lập đề án cụ thể khi chuyển đổi công nghệ xử lý rác tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước, gửi các sở ngành nghiên cứu và trình lãnh đạo thành phố xem xét.
Sở Tài nguyên – Môi trường được giao chuẩn bị nội dung để thành phố làm việc với UBND tỉnh Long An về tiến độ đầu tư xây dựng, quản lý, điều hành, công nghệ xử lý, phương thức vận chuyển chất thải rắn về Khu công nghệ môi trường xanh thuộc tỉnh này. Đây là nơi tiếp nhận toàn bộ rác của TP HCM (cũng do VWS làm) từ năm 2020.
Theo chủ đầu tư, giải pháp thay đổi công nghệ mới sẽ hạn chế việc chôn lấp tại Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước. Ảnh: Hữu Nguyên
Trước đó, trong văn bản gửi UBND TP HCM, VWS đề xuất đầu tư nhà máy đốt rác với công suất dự kiến 1.500 tấn rác mỗi ngày. Nhà máy sẽ dùng rác hỗn hợp, với nhiều tạp chất và chưa phân loại để đốt, sản xuất các sản phẩm: điện, khí CNG, phân compost, phân hữu cơ lỏng.
Video đang HOT
Quá trình xử lý rác bằng công nghệ đốt, còn khoảng 10% loại rác không thể đốt được sẽ đưa đi chôn lấp.
VWS cũng kiến nghị đầu tư thêm các trạm trung chuyển rác ngay trong khu liên hợp, vận chuyển rác đi Khu Công nghệ môi trường xanh Long An bằng sà lan khép kín chuyên dụng.
Công ty này cũng đề xuất thiết kế lại toàn bộ các ô chôn lấp rác trong Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước thành một khu thể thao phức hợp: sân tập golf, sân tennis, công viên sinh thái… nhằm phục vụ người dân trong khu vực sau năm 2020.
Trước đó, hồi cuối tháng 9, sau khi kết luận khu vực chôn lấp rác và hồ xử lý nước rỉ rác của Đa Phước là thủ phạm gây mùi hôi ở khu Nam Sài Gòn, Chánh văn phòng UBND TP HCM Võ Văn Hoan cho biết thành phố sẽ cùng doanh nghiệp thực hiện cam kết để dự án thực sự mang lại hiệu quả.
Hữu Nguyên
Theo VNE
Hơn 1.000 tỷ đồng giảm ô nhiễm cho bãi rác Đa Phước
TP HCM sẽ chi hơn 1.000 tỷ đồng giải phóng mặt bằng và trồng cây xanh cách ly Khu liên hợp xử lý chất thải và nghĩa trang Đa Phước.
Theo chương trình giảm ô nhiễm môi trường đến năm 2020 vừa được UBND TP HCM phê duyệt, khoảng 1.070 tỷ đồng ngân sách sẽ được chi để giải phóng mặt bằng, tái định cư, trồng cây xanh cách ly Khu liên hợp xử lý chất thải và nghĩa trang Đa Phước (huyện Bình Chánh, rộng 268 ha). Trong đó, chi phí trồng cây là 90 tỷ.
Đây là động thái hiện thực hóa cam kết của chính quyền thành phố nhằm giảm mùi hôi từ bãi rác Đa Phước.
Bãi rác Đa Phước. Ảnh: Hữu Nguyên
Việc giảm ô nhiễm môi trường được TP HCM ưu tiên thực hiện 54 dự án với gần 64.200 tỷ đồng. Trong đó, phần đầu tư xây dựng công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và nạo vét kênh rạch chiếm phần lớn - gần 51.300 tỷ đồng (vốn huy động hình thức PPP, ODA...).
Về phần xử lý chất thải, thành phố có chủ trương xã hội hóa kêu gọi tư nhân làm dự án xử lý chất thải rắn với công nghệ tiên tiến, công suất 1.000-2.000 tấn mỗi ngày với số vốn 2.000 tỷ đồng; kêu gọi vốn ngoài ngân sách đầu tư đồng bộ các trang thiết bị thu gom, vận chuyển, trung chuyển chất thải rắn là hơn 2.000 tỷ đồng cho giai đoạn 2018-2020 và nhiều dự án khác.
Kế hoạch tổng thể xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016-2020 cũng đưa ra mục tiêu áp dụng công nghệ tái chế, làm phân compost và đốt 40%, chôn lấp hợp vệ sinh 60%. Chương trình cũng yêu cầu sau năm 2017 triển khai phân loại rác tại nguồn để đáp ứng và phù hợp với các công nghệ, công suất của các nhà máy xử lý chất thải rắn.
Trước đó, hồi cuối tháng 9, sau khi đưa ra kết luận khu vực chôn lấp rác và hồ xử lý nước rỉ rác của Đa Phước là thủ phạm gây mùi hôi ở khu Nam Sài Gòn, Chánh văn phòng UBND TP HCM Võ Văn Hoan cho biết thành phố sẽ cùng doanh nghiệp thực hiện cam kết để dự án thực sự mang lại hiệu quả.
Hữu Nguyên
Theo VNE
Chuyên gia: Đa Phước trả rác là ép TP HCM Việc Đa Phước đòi trả lại 2.000 tấn rác được các chuyên gia cho là "cố tình gây sức ép" với chính quyền, đây cũng là lời cảnh báo về độc quyền trong xử lý và ảnh hưởng tới an ninh rác của TP HCM. Đánh giá Công ty TNHH xử lý chất thải Việt Nam (VWS, chủ đầu tư bãi rác Đa...