TP HCM chi 950 tỷ xây ba hồ điều tiết chống ngập
Hồ điều tiết Khánh Hội, Bàu Cát và Thủ Đức được kỳ vọng giải quyết tình trạng ngập úng trên địa bàn TP HCM sau khi hoàn thành.
Theo kế hoạch đầu tư các dự án chống ngập giai đoạn 2016-2020 của UBND TP HCM, bên cạnh các giải pháp nạo vét kênh rạch, lắp đặt hệ thống cống bao, xây dựng nhà máy nước thải… thành phố sẽ chi 950 tỷ đồng để xây 3 hồ điều tiết nhằm giải quyết tình trạng ngập ở khu trung tâm.
Lớn nhất là hồ Gò Dưa (quận Thủ Đức) với diện tích 95 ha, vốn đầu tư 600 tỷ đồng; Hồ Khánh Hội (quận 4) rộng 4,8 ha 300 tỷ đồng và hồ Bàu Cát (quận Tân Bình) rộng 0,4 ha với kinh phí 50 tỷ đồng. Ngoài ra, thành phố cũng có kế hoạch mở rộng, gia cố một số hồ cảnh quan trong công viên thành hồ điều tiết nước.
Hồ điều tiết sẽ góp phần giải quyết ngập hiệu quả cho TP HCM. Ảnh: Hữu Nguyên.
Theo các chuyên gia, giải pháp nâng cao nền đường như hiện nay chỉ là “di chuyển điểm ngập từ nơi này sang nơi khác”. Nếu triển khai đồng bộ việc xây các hồ điều tiết thì lượng nước mưa tích trữ sẽ lên đến hàng chục triệu m3, giúp giảm được 30% tình trạng ngập úng cho thành phố.
Liên quan đến việc chống ngập tại TP HCM, hồi tháng 8 Thủ tướng đã yêu cầu địa phương này phải giải quyết tình trạng ngập úng trong 5 năm tới. Trước hết là tập trung khắc phục ở khu trung tâm để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân.
Video đang HOT
Người đứng đầu Chính phủ cũng chỉ đạo TP HCM phải quản lý chặt chẽ quy hoạch xây dựng, bảo vệ và xây dựng các hồ điều hòa, vùng chứa nước; nạo vét, giải tỏa vật cản trên hệ thống kênh rạch để tiêu thoát nước nhanh khi mưa lớn. Đồng thời tăng cường quản lý, hạn chế việc khai thác nước ngầm tránh nguy cơ sụt lún.
Hữu Nguyên
Theo VNE
Bom rơi xuống quốc lộ sau vụ sạt lở đất!
Bà Chu Thị Huyền, Chủ tịch UBND huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn vừa cho biết, sáng nay (4/8), mưa lớn làm sạt lở một đoạn taluy dương trên tuyến QL3, đoạn qua Đèo Giàng, huyện Ngân Sơn. Sau vụ sạt lở, một quả bom... lăn từ trên đồi xuống mặt đường!
Quả bom được những người đi đường phát hiện lẫn trong đất đá lăn từ trên đồi xuống mặt đường tại Km181 400 trên tuyến quốc lộ 3 thuộc địa phận xã Lãng Ngâm, huyện Ngân Sơn. Quả bom nặng khoảng 400 - 500 kg, trong tình trạng chưa phát nổ.
Sau đó, những người dân đã báo cho các cơ quan chức năng có mặt để giải quyết.
Quả bom được phát hiện lẫn trong đất đá do sạt lở taluy dương mặt đường (Ảnh: otofun).
Ngay sau đó, đơn vị quản lý tuyến đường là Hạt 6 quốc lộ 3 (Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ 244) đã có mặt tại hiện trường, phối hợp cùng lực lượng cảnh sát giao thông và chính quyền xã Lãng Ngâm phong tỏa, đảm bảo an toàn tại khu vực phát hiện ra quả bom.
Trao đổi với PV Dân trí, bà Chu Thị Huyền, Chủ tịch UBND huyện Ngân Sơn cho biết, sau khi tiếp nhận thông tin về việc phát lộ quả bom trên đường, UBND huyện Ngân Sơn đã thông báo cho Ban Chỉ huy Quân sự huyện và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Kạn để có phương án xử lý, đảm bảo an toàn.
Hiện chưa xác định được nguồn gốc của quả bom trên, sự việc đang được Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Kạn giải quyết.
Cận cảnh quả bom được phát hiện do sạt lở đường.
Đến khoảng gần 10h sáng cùng ngày, lực lượng công binh của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Kạn đã có mặt và di dời quả bom ra khỏi khu vực sạt lở để xử lý. Lực lượng chức năng cũng đã huy động phương tiện, máy móc để khắc phục sự cố sạt lở trên mặt đường để đảm bảo giao thông thông suốt trên tuyến đường.
Mặc dù sáng nay lượng mưa toàn tỉnh Bắc Kạn đã giảm nhưng tình trạng ngập úng vẫn tiếp tục diễn ra. Xóm Cốc Khe, thôn Lủng Pảng, xã Côn Minh, Na Rì vẫn đang bị chia cắt do nước dâng, cô lập toàn bộ 12 hộ dân trong thôn. Người dân phải dùng tre làm những chiếc bè mảng để đi lại, phục vụ nhu cầu sinh hoạt.
Trong sáng nay, lực lượng chức năng đã di dời quả bom ra khỏi khu vực sạt lở để xử lí.
Khu vực mà 12 hộ dân thôn Cốc Khe sinh sống là một gò đất rộng xung quanh có núi cao bao bọc, con đường đất duy nhất để đi vào làng đã bị ngập sâu, có đoạn ngập tới vài mét.
Khi xảy ra mưa lũ, chính quyền huyện Na Rì và xã Côn Minh đã có mặt để hỗ trợ các nhu yếu phẩm như gạo, mỳ tôm, mắm, muối, dầu hỏa... cho người dân, đồng thời huy động lực lượng dân quân túc trực 24/24 giờ, dùng bè mảng để vận chuyển nhu yếu phẩm cho người dân.
Theo thống kê của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bắc Kạn, hiện toàn tỉnh Bắc Kạn đã có 136 ngôi nhà bị ảnh hưởng bởi sạt lở; 92,7 ha lúa, 6,1 ha ngô bị vùi lấp, diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là 3,15 ha; 8 cầu tạm bị cuốn trôi, một số tuyến giao thông bị sạt lở, 30 công trình thủy lợi bị ảnh hưởng, hư hỏng...
Quốc Cường - Xuân Thái
Theo Dantri
Bắc Giang mênh mông nước lũ Những ngày qua, do ảnh hưởng của mưa lũ kéo dài, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã bị ngập úng hơn 6000 ha lúa, hoa màu, thủy sản, 1 người chết, nhiều tuyến đường bị sạt lở mái ta luy, các công trình giao thông, thuỷ lợi bị thiệt hại đáng kể . Cánh đồng lúa huyện Yên Dũng bị nước nhấn...