TP HCM chi 800 tỷ đồng xây mới Nhà Văn hóa Thanh niên
Cao ốc với kinh phí 800 tỷ đồng sẽ thay thế Nhà Văn hóa Thanh niên TP HCM hiện hữu nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, sinh hoạt, vui chơi của giới trẻ.
UBND TP HCM vừa giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính bố trí số vốn khoảng 800 tỷ đồng, từ ngân sách thành phố, để đầu tư xây dựng công trình Nhà Văn hóa Thanh niên (số 4, Phạm Ngọc Thạch, quận 3) theo chỉ đạo của Thường trực Thành ủy.
Thành phố cũng giao Ban thường vụ Thành đoàn làm việc với đơn vị tư vấn thiết kế hoàn thiện phương án kiến trúc công trình, đảm bảo hiệu quả về công năng, phù hợp với quần thể kiến trúc và hài hòa với cảnh quan khu vực trung tâm. Đặc biệt là phải kết nối phù hợp với nhà ga tuyến metro.
Về quy mô dự án, Bí thư Thành đoàn TP HCM Nguyễn Mạnh Cường cho biết, trước đây dự định dự án sẽ có phần xã hội hóa nhưng sau đó thành phố chủ trương sử dụng toàn bộ bằng ngân sách nên thiết kế có nhiều thay đổi. Vì vậy đến nay chưa thể cung cấp quy mô chi tiết dự án.
Nhà Văn hóa Thanh niên là nơi học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí của thanh niên thành phố. Ảnh: Nguyễn Loan.
Trước đó, UBND thành phố đã chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng mới Nhà Văn hóa Thanh niên theo hướng mở rộng lộ giới đường Nguyễn Văn Chiêm, không mở rộng đường Nguyễn Thị Minh Khai để thực hiện thiết kế đô thị tuyến đường này; đồng thời cho phép tăng tầng cao để đảm bảo diện tích sàn sử dụng.
Sở Quy hoạch kiến trúc được giao làm việc với đơn vị tư vấn để nghiên cứu kỹ phương án thiết kế kiến trúc công trình, đảm bảo phù hợp với không gian, cảnh quan tại khu vực. Hội Kiến trúc sư thành phố lãnh trách nhiệm nghiên cứu đề xuất thi tuyển ý tưởng biểu tượng của thanh niên thành phố.
Video đang HOT
Nhà Văn hóa Thanh niên – địa chỉ lịch sử của phong trào sinh viên học sinh Sài Gòn từ trước năm 1975 – được giới hạn bởi các trục đường Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Thị Minh Khai, Hai Bà Trưng và Nguyễn Văn Chiêm. Đây cũng là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành đoàn.
Kể từ ngày thành lập (4/9/1979), địa chỉ này đã trở thành điểm hẹn của đông đảo bạn trẻ. Mỗi năm Nhà Văn hoá có khoảng 5 triệu lượt thanh niên đến sinh hoạt, học tập. Tuy nhiên, do quy mô có hạn, lại ít được nâng cấp nên Nhà Văn hóa Thanh niên không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của thanh niên trên địa bàn.
Trung Sơn
Theo VNE
Cây mới trồng chết hàng loạt trên đường 6.600 tỷ ở Hà Nội
Trồng được một năm, tuy nhiên cả trăm cây xanh trên quốc lộ 5 kéo dài đoạn qua Hà Nội đã bong tróc vỏ, héo khô và chết.
Đường 5 kéo dài được thông xe vào tháng 10/2014 với tổng mức đầu tư trên 6.600 tỷ đồng, có chiều dài 13,3km, được thiết kế vỉa hè rộng và hệ thống cây xanh, điện chiếu sáng đồng bộ. Tuy nhiên, mới đưa vào hoạt động chưa được bao lâu, hệ thống cây xanh ven đường bị chết khô hàng loạt.
Đoạn qua cầu Đông Trù sang Bắc Thăng Long-Vân Trì (Hà Nội) dài khoảng 10km xuất hiện nhiều cây lá khô, cành héo.
Mặc dù đang là tiết xuân, trời mát mẻ nhưng hàng chục cây bị tróc hết vỏ và không còn dấu hiệu của sự sống.
Lâu ngày, phần lớn vỏ trên những cây bị héo khô bong và rơi rụng xuống dưới gốc.
Có cây vỏ bị bong lên đến tận ngọn, tuy nhiên không được thay thế. "Dù thi thoảng có người đến tưới nước nhưng những cây này chết khô cả tháng nay rồi", bác Thơm ở Vân Trì, Đông Anh cho hay.
Những ngày gần đây, nhóm công nhân đã tới chặt bỏ hàng chục cây khô để thay thế những cây mới. Nhiều gốc cây khô chưa được thu dọn vẫn nằm lăn lóc trên vỉa hè.
Cây khác thì được trồng mới nhưng bầu và gốc cây nhô khỏi mặt đất. Theo phó giáo sư, tiến sĩ Trần Huy Thái, Trưởng phòng tài nguyên thực vật, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cây mới trồng bị chết trong đó có khả năng, sức đề kháng của cây. Cây trồng không phù hợp với khí hậu, thời tiết dẫn đến việc sinh trưởng chậm, thậm chí chết dần. Ngoài ra, bầu và rễ của cây trồng mới phải được phủ kín đất để cây lấy chất dinh dưỡng. Quan trọng hơn, cây mới trồng phải được tưới nước thường xuyên mới có thể sống và phát triển được.
Lý giải về hiện tượng hàng loạt cây chết khô, ông Lê Văn Sỹ - Trưởng phòng Dự án 1, Ban quản lý dự án Hạ tầng Tả Ngạn (đại diện chủ đầu tư dự án đường 5 kéo dài) cho hay những cây bị chết chỉ chiếm số ít vì được trồng vao mùa đông. Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến sinh trưởng, ngoài ra co môt sô cây sưc đê khang kem nên đa bi chêt.
Ông Sỹ cho biết, gói thầu trồng cây trên tuyến đường này vẫn đang được hoàn thiện, chưa nghiệm thu và thanh toán, nên nhà thầu có trách nhiệm đảm bảo, thay thế và chăm sóc cây. "Ban quản lý chỉ nghiệm thu khi những cây còn sống và sinh trưởng tốt", ông Sỹ khẳng định.
Phương Sơn
Theo VNE
Hà Nội sẽ không dừng việc chặt cây nguy hiểm Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, với cây có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của người dân thì phải chặt hạ thay thế ngay. Ông Nguyễn Thế Thảo phát biểu tại hội nghị triển khai nhiệm vụ phòng chống thiên tai năm 2015 của TP sáng 9/4. Chủ tịch Hà Nội...