TP HCM chi 5.800 tỷ đồng xây cơ sở cho bệnh viên ung bướu
Gồm 10 tầng và có sân trực thăng phục vụ công tác cấp cứu, công trình dự kiến hoàn thành vào năm 2017.
UBND TP HCM vừa phê duyệt dự án đầu tư Cơ sở 2 Bệnh viện Ung bướu tại lô đất rộng hơn 55 ha trên đường số 400, ấp Cây Dầu, phường Tân Phú (quận 9). Trong tổng số hơn 5.800 tỷ đầu tư, chi phí thiết bị chiếm khoảng 3.000 tỷ đồng.
Bệnh viện Ung bướu TP HCM hiện hữu thường xuyên bị quá tải. Ảnh: Thiên Chương.
Bệnh viện cóquy mô 1.000 giườngđược thiết kếvới các khu khám chữa bệnh ngoại trú, khu cận lâm sàng và chẩn đoán y khoa, khu hành chánh, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các công trình phụ trợ… nhằm đáp ứng tốt hơn cho công tác khám chữa bệnh, giảm quá tải cho bệnh nhân ung bướu trên địa bàn TP HCM và các tỉnh phía Nam.
Các chuyên khoa sâu với trang thiết bị y khoa đồng bộ, hiện đại nhằm nâng cao trình độ và khả năng chẩn đoán y khoa của đội ngũ cán bộ y tế, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ y tế cho người dân địa phương và khu vực.
Với chiều cao 43 m tòa nhà gồm khối đế 3 tầng, 2 khối tháp cao 6 tầng, tầng kỹ thuật và 2 tầng hầm. Ngoài các khu chức năng được bố trí theo các tầng, trên mái khối tháp có sân đậu trực thăng phục vụ công tác chuyển nhận bệnh nhân cấp cứu, chuyển viện, xuất nhập viện bệnh nhân trong nước và quốc tế.
Theo kế hoạch, dự án khởi công ngay trong quý 2 năm nay để kịp đưa vào sử dụng năm 2017.
Dự án Cơ sở 2 Bệnh viện Ung bướu tại quận 9 được UBND TP HCM phê duyệt từ năm 2006 nhằm giảm tải cho bệnh viện ung bướu hiện tại. Tuy nhiên vì nhiều lý do, dự án đình trệ suốt nhiều năm qua.
Trung Sơn
Video đang HOT
Theo VNE
Ôsin bệnh viện: Chuyện bây giờ mới kể
Có những lúc người giúp việc bị quý ông nổi cơn sàm sỡ; bị con nghiện có HIV lấy kim tiêm của y tá rượt đuổi; thậm chí có bệnh nhân đang được cho uống nước thì bỗng ho rồi ra đi.
10 năm không biết đón Giao thừa
Vài năm trở lại đây, dịch vụ giúp việc chăm sóc người bệnh đã trở nên phổ biến. Để tìm một ôsin bệnh viện là điều không khó, họ thường tập trung thành từng nhóm để "chào khách" trước cổng bệnh viện.
Đa phần họ là những phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn từ các vùng quê tụ họp về các bệnh viện để mưu sinh. Thường thì ôsin bệnh viện được người nhà thuê trọn gói từ khâu chăm sóc bệnh cho tới khi ra viện hoặc mất.
Chị Châu tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
Ăn vội xong chén cơm trưa, chị Trần Thị Ngọc Châu (45 tuổi, huyện Củ Chi, TP.HCM) cố che đi sự mệt mỏi trên đôi mắt đã thâm quầng ngồi tiếp chuyện với tôi ở Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, (quận 5).
Theo chị, làm ôsin bình thường vốn dĩ đã vất vả, ôsin bệnh viện công việc còn vất vả trăm bề hơn, bởi đối tượng chăm sóc chủ yếu là người già, bệnh nặng.
"Những người dễ tính còn đỡ khổ, đối với những người bệnh nặng, họ cọc cằn lắm, đôi khi làm không vừa lòng họ quát lại ngay. Những lúc đó tôi chỉ biết câm lặng", chị Châu thở dài.
Hơn 10 năm qua, chị Châu không nhớ nổi mình đã chăm bao nhiêu người bệnh. Có người vài ngày, vài tháng và cũng có người được chị chăm sóc hàng năm trời. Dù thời gian ít hay dài thì chị đều chăm lo hết lòng.
Vì cuộc sống thiếu thốn, khó khăn, chị Châu đành gởi lại đứa con thơ cho người dì ở nhà để vào thành thị bươn trải với hai bàn tay trắng, may mắn nhờ một người bạn thân giúp đỡ nên chị đã bén duyên với nghề này hơn 10 năm nay.
Những tối thứ bảy lãng mạn, tình tứ, ngắn ngủi là quãng thời gian mà những người lao động đến với nhau, mong tìm được một nửa của cuộc đời.
"Ban đầu cứ tưởng dễ làm nhưng càng làm càng thấy không đơn giản chút nào", chị cười. Để sống và trụ được với nghề, điều quan trọng là phải có cái tâm, lúc nào cũng phải xem người bệnh như là người thân trong gia đình. Biết bao câu chuyện dở khóc dở cười xung quanh công việc mà hơn 14 năm qua chị đã nếm trải.
"Đối với những người bệnh mình phải quan tâm chăm sóc giống như trẻ con vậy. Lúc nào cũng phải ngọt ngào, nhẹ nhàng. Có người thương mình, đối xử như người nhà. Nhưng cũng có khi họ xem thường thân phận mình chẳng khác gì con ở. Có những lúc lại bị quý ông nổi cơn sàm sỡ...", giọng chị Châu nghẹn lại, hai hàng nước mắt tuông xuống.
Đối với những trường hợp bị AIDS công việc còn gian nan gấp bội, vất vả và lắm rủi ro. Kể về những kỉ niệm của mình khi chăm sóc những bệnh nhân này, chị cho biết "Phải cẩn thận lắm. Có lần lên cơn nghiện, họ đuổi rượt lấy kim tiêm của y tá hù dọa khắp nơi. Thế là sợ quá, tôi phải bỏ, giao ca lại cho người khác. Mình còn con cái ở nhà nữa, phải biết giữ lấy mình".
Những osin nam chăm người ốm ở viện nếu kiếm được chỗ đẹp là nằm ngay dưới gầm giường, còn không phải trải chiếu nằm ngoài hành lang, ghế đá.
Hơn 10 năm qua, không năm nào chị được hưởng cái tết trọn vẹn với gia đình, dù ở rất gần. "Năm nào chẳng thế, tết tôi cũng lủi thủi ở đây chăm sóc cho người bệnh. Thấy người khác về, tôi cũng tủi thân lắm, nhưng biết sao được cũng vì kiếm tiền lo cho gia đình. Ngày tết thì thu nhập khá hơn ngày thường nhưng bù lại không được xum vầy, đón tết cùng gia đình", chị buồn bã nói.
Không giấu được nước mắt, chị nói tiếp: "Năm nào cứ đến Giao thừa là tôi gọi về nhà hỏi con trai. Nghe con hỏi sao mẹ không về với con mà tôi thấy nhói cả lòng. Những lúc ấy tôi chỉ biết khóc".
Mất ngủ triền miên
Do tính chất và nhịp điệu thất thường của công việc, những ôsin bệnh viện thường bị mất ngủ triền miên bởi những đêm thức trắng lo cho bệnh nhân. Cô Tám - người có thâm niên chăm sóc bệnh nhân ở Bệnh viện Ung Bướu, TP.HCM gần 10 năm cho biết: "Có những đêm thức trắng, nửa đêm bệnh nhân mắc vệ sinh, mình cũng phải thức cùng. Khi họ đau nhức mình phải đấm bóp nguyên đêm, sáng ra vật vờ con mắt. Có những khi làm 2, 3 đêm như vậy".
Cô Tám ăn vội bữa cơm chiều để tiếp tục lo cho bệnh nhân.
Ngồi vật vã ở căn tin Bệnh viện Gia Định, anh Trần Công Thành (40 tuổi, quê Sóc Trăng) chia sẻ: "Mấy hôm nay, cụ mệt trong người không ngủ được. Tôi phải thức cùng để lo cho cụ. Mình phải làm bằng cái tâm của nghề. Dù mất ngủ lắm cũng phải cố gắng".
Cũng theo anh Thành, do bệnh viện quá tải, đa số những ôsin phải chui gầm giường, gục mặt dưới chân người bệnh hay nằm vật vờ ngoài hành lang để có chỗ ngủ. Anh nhớ về khách hàng đầu tiên mà anh được chăm sóc: "Đó là một người đàn ông bị gãy chân, rất mập mạp. Lúc đầu tôi tưởng dễ nhưng thật ra rất mệt. Cưng chiều anh ta như trẻ con. Có nhiều lúc đêm khuya, nghe anh ta rên la tôi cũng phải mò dậy xoa bóp. Đặc biệt nhất là dẫn anh ấy đi vệ sinh. Hơn 10 ngày, tui muốn sụm tay chân. Nhưng làm hoài, cực riết rồi cũng quen"
Bệnh nhân chết trong vòng tay
Cô Tám cho biết: "Tôi chăm nhiều người lắm, đặc biệt là người bệnh nặng. Hồi năm ngoái, có chị kia người Sài Gòn tui chăm được 7 tháng. Thấy chị ấy mệt, tôi lấy tay đỡ dậy, đang cho uống mới 2 muỗng nước. Chị ấy ho lên 2 tiếng rồi ra đi ngay. Lúc ấy tôi lặng người đi, thương xót lắm. Và sau đó, cũng chính tôi là người tắm rửa thay đồ cho cô ấy cho sạch sẽ đàng hoàng trước khi giao cho người nhà. Cầu mong cho cô ấy bình yên nơi chính suối!".
Tan vỡ giấc mơ gom góp vài triệu đồng tiền công "phục dịch" chủ nhà gần nửa năm trời, Tết này bà Phạm Thị Phương phải đón xuân trong bệnh viện với những vết thương nhức nhối.
Theo NTD
Công khai chích ma túy ở Sài Gòn Trời đổ mưa, một vài con nghiện giành chỗ trước trạm xe buýt, thản nhiên hút chích khiến nhiều người phải lánh đi chỗ khác. Tại khu vực Bệnh viện Ung Bướu (phường 7, quận Bình Thạnh), hơn 20 con nghiện đang tụ tập hút chích. Từng tốp con nghiện lượn lờ qua lại cổng bệnh viện. Đặc biệt, quanh điểm giữ xe...