TP HCM chi 31 tỷ đồng hoạt động hầm Thủ Thiêm
Năm 2012 TP HCM sẽ chi 31,4 tỷ đồng để vận hành, bảo trì và bảo dưỡng đường hầm Thủ Thiêm (Đường hầm sông Sài Gòn). Trước đó, Sở GTVT kiến nghị thành phố chi hơn 45 tỷ đồng cho công tác này.
UBND TP HCM vừa có quyết định giao cho Sở Giao thông vận tải 31,4 tỷ đồng để đơn vị này thực hiện công tác vận hành, bảo trì và bảo dưỡng hầm Thủ Thiêm trong năm 2012.
Với số tiền này, Sở Giao thông vận tải sẽ chịu trách nhiệm phân bổ, giao chỉ tiêu dự toán cho các đơn vị trực thuộc theo đúng chỉ tiêu kế hoạch được giao, xác định các hạng mục khối lượng trong thời gian bảo hành thuộc trách nhiệm quản lý đối với công tác vận hành vệ sinh duy tu bảo dưỡng của Trung tâm Quản lý.
Trước đó, tại cuộc họp tổng kết tình hình hoạt động của đường hầm Thủ Thiêm sau 9 tháng đưa vào sử dụng, Sở Giao thông vận tải đã đã đề nghị Sở Tài chính trình UBND TP dự toán chi ngân sách cho công tác quản lý, vận hành và bảo trì Đường hầm sông Sài Gòn với kinh phí 45,4 tỷ đồng cho năm 2012.
Video đang HOT
Mới đây, UBND TP HCM cũng đã chấp thuận chủ trương vận hành thử nghiệm trạm thu phí Thủ Thiêm (thuộc dự án xây dựng Đại lộ Đông Tây) trong thời gian chưa thu phí chính thức. Theo Sở Giao thông vận tải, với nguồn thu từ việc thu phí tại hầm Thủ Thiêm, Sở sẽ có thêm nguồn thu để phục vụ công tác duy tu, bảo dưỡng và quản lý căn hầm này.
Đầu tháng 8, trên nóc đốt giữa hầm Thủ Thiêm xuất hiện rất nhiều vết thấm mà theo các chuyên gia về xây dựng có thể gây ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ công trình, theo thiết kế hầm có tuổi thọ đến 100 năm. Công tác duy tu, xử lý các vết thấm vẫn đang được tiến hành, dự kiến sẽ hoàn tất trước ngày 24/9 và Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị thành phố sẽ có báo cáo với Hội đồng nghiệm thu nhà nước.
Theo VNE
Cấp cứu "chậm như rùa" trong Đường hầm sông Sài Gòn
Theo báo cáo mới nhất của Sở GTVT TPHCM, sau 9 tháng đưa vào sử dụng, tổng số vụ va quẹt, tai nạn giao thông xảy ra trong Đường hầm sông Sài Gòn là 41 vụ làm 13 người bị thương.
Khi xảy ra tai nạn có người bị thương, mặc dù Trung tâm Quản lý Đường hầm sông Sài Gòn đã nhanh chóng liên hệ số điện thoại cấp cứu 115 đề nghị hỗ trợ nhưng lực lượng y tế đến hiện trường rất chậm.
Trong số 13 vụ tai nạn có người bị thương thì Trung tâm Quản lý Đường hầm sông Sài Gòn phải chủ động đưa người bị nạn đi cấp cứu đến... 12 vụ!
Diễn tập cứu hộ cứu nạn trước ngày thông xe Đường hầm sông Sài Gòn
Trước khi đưa Đường hầm sông Sài Gòn vào sử dụng, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy, cứu hộ 115 và các bên liên quan đã tổ chức diễn tập cứu nạn, cứu hộ trong trường hợp tai nạn xảy ra. Tuy nhiên, do phải báo cáo qua khá nhiều cấp lãnh đạo và chờ xin ý kiến chỉ đạo nên thời gian đến hiện trường khá chậm, trung bình mất khoảng 30 phút.
Đường hầm sông Sài Gòn dài khoảng 1,5 km, độ dốc theo thiết kế ban đầu là 4%. Tuy độ dốc của hầm không lớn nhưng lượng xe hai bánh bị chết máy trong Đường hầm sông Sài Gòn khá nhiều, lên đến 1.365 xe, trung bình mỗi ngày có 5 xe gặp nạn (riêng ô tô chỉ có 68 xe bị chết máy). Lượng xe bị nổ lốp trong hầm là 115 xe (cả ô tô và xe hai bánh).
Theo NLD
Cho thu phí thử nghiệm tại đường hầm sông Sài Gòn UBND TPHCM vừa chấp thuận chủ trương cho vận hành thử nghiệm (chưa thu tiền) trạm thu phí đường hầm sông Sài Gòn trong thời gian chưa thu phí. Đường hầm sông Sài Gòn là 1 hạng mục quan trọng trong dự án Đại lộ Đông Tây (nay được chia thành 3 phần là Đại lộ Võ Văn Kiệt, Đường hầm sông Sài...