TP. HCM: Cần khoảng 73.500 chỗ làm việc trong quý 2/2021
Theo Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (FALMI), dự kiến trong quý 2/2021, TP cần khoảng 68.600 – 73.500 chỗ làm việc.
Theo đó, FALMI vừa thông tin về thị trường lao động quý 1/2021 và dự báo nhu cầu nhân lực quý 2/2021 tại TP.HCM.
Qua khảo sát của FALMI cho thấy, thị trường lao động quý 1/2021 sôi động hơn so với cùng kỳ năm 2020, nhu cầu nhân lực phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành tăng 13,14% so với cùng kỳ năm 2020.
Cũng theo đánh giá của FALMI trong những tháng đầu năm, doanh nghiệp bắt đầu triển khai chiến lược sản xuất, kinh doanh và tiến hành thực hiện kế hoạch tuyển dụng nhân sự cho việc mở rộng, phát triển doanh nghiệp. Do đó, thị trường lao động sôi động và có triển vọng hơn so với cùng kỳ năm 2020.
Video đang HOT
Trong quý 2/2021, TP.HCM cần khoảng 68.600 -73.500 chỗ làm việc,
Qua khảo sát và phân tích, FALMI dự kiến trong quý 2/2021, TP.HCM cần khoảng 68.600 -73.500 chỗ làm việc, nhu cầu tuyển dụng tập trung chủ yếu ở các ngành: công nghệ thông tin; kỹ thuật điện – điện lạnh -điện công nghiệp – điện tử; cơ khí -tự động hóa; y dược; kế toán -kiểm toán; tài chính -tín dụng -ngân hàng -bảo hiểm; kinh doanh tài sản - bất động sản; dịch vụ du lịch -lưu trú và ăn uống….
Xu hướng tuyển dụng gia tăng ở lao động có trình độ chuyên môn, nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm 85,7%, trong đó, trình độ sơ cấp chiếm 24,51%, trung cấp chiếm 22,08%, cao đẳng chiếm 18,45%, đại học trở lên chiếm 20,66%.
Bên cạnh đó, rất nhiều doanh nghiệp đang đặt hàng tuyển dụng các công việc có trình độ cao như chuyên gia phân tích, chuyển đổi số, an ninh mạng, kỹ sư phần mềm, công nghệ thông tin, điện tử.
Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Cải cách hành chính gỡ nút thắt kinh tế
Theo tân Bộ trưởng Bộ Tài Chính Hồ Đức Phớc, nhiệm kỳ 2021-2026 là thời điểm rất quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội hôm nay (8/4), tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, phải tiếp tục giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật tài chính - ngân sách Nhà nước; công khai, minh bạch, đẩy mạnh trách nhiệm giải trình và tiếp tục thúc đẩy việc hoàn thiện chính sách, tháo gỡ nút thắt nền kinh tế, tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính - ngân sách Nhà nước.
Tân Bộ trưởng Bộ Tài Chính Hồ Đức Phớc
Theo tân Bộ trưởng Bộ Tài Chính Hồ Đức Phớc, nhiệm kỳ 2021-2026 là thời điểm rất quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Do đó trong xây dựng và quản lý điều hành kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước phải tích cực, nhưng thận trọng, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, an ninh, quốc phòng, chủ động trong hội nhập quốc tế và nâng cao vị thế đất nước, đồng thời bảo đảm an toàn, an ninh nền tài chính quốc gia.
Bên cạnh việc tiếp tục cơ cấu lại ngân sách Nhà nước, nâng cao hiệu quả, hiệu lực nhằm tăng nguồn thu ngân sách, đặc biệt là nguồn thu tiềm năng thì tăng cường chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế, đảm bảo chi ngân sách Nhà nước tiết kiệm hiệu quả; Cải thiện tích cực chính sách tài khóa, sức chống chịu của nền tài chính quốc gia trong quản lý, điều hành nền kinh tế, phù hợp với trình độ phát triển, hội nhập khu vực và thế giới trong tình hình mới. Theo đó, thực hiện chính sách tài khóa thời gian tới, tân Bộ trưởng Bộ Tài Chính Hồ Đức Phớc cho rằng, cần thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp, tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế, giảm bội chi ngân sách.
Nhìn nhận trong nhiệm kỳ 2021-2026, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang làm ảnh hưởng nặng nề kinh tế của thế giới và trong nước, với cương vị trưởng ngành Tài chính, tân Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định nỗ lực vượt qua mọi khó khăn điều hành chính sách tài chính để góp phần thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó tăng cường sức chống chịu cũng như khả năng cạnh tranh của nền kinh tế giúp cho các doanh nghiệp phát triển và cải thiện đời sống của nhân dân:
Tân Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng: "Tập trung để cải thiện nguồn thu, đặc biệt là nuôi dưỡng nguồn thu và những vấn đề về tăng thu những khoản thu tiềm năng. Ngoài ra siết chặt kỷ luật, kỷ cương, kỷ luật tài chính và giảm được nợ công, thực hiện các vấn đề là tiết kiệm chi và nâng cao hiệu quả chi đầu tư phát triển; giảm được bội chi ngân sách; thúc đẩy chuyển nợ công một cách hiệu quả. Điều quan trọng nhất là đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính để tháo gỡ được nút thắt để nền kinh tế phát triển và doanh nghiệp.
Thủ tướng: Không để cơ chế, chính sách phục vụ lợi ích nhóm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu không để các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân thành bao cấp, phục vụ "lợi ích nhóm" dưới mọi hình thức. Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi "Đối thoại 2045" với đại diện doanh nghiệp và trí thức tiêu biểu, chiều 6-3 tại Hội...