TP HCM cần có đội 141 như Hà Nội!
Trong suốt cuộc thảo luận chuyên đề hay bên lề cuộc họp, các đại biểu HĐND TPHCM đặc biệt lo ngại đến tình trạng cướp giật đang lộng hành. Có đại biểu đã đề nghị thành phố phải có đội 141 như Hà Nội để trấn áp tội phạm này…
Vấn nạn cướp giật lộng hành là nội dung “ hâm nóng” bàn nghị sự Kỳ họp lần 7, HĐND TPHCM khóa VIII ngay từ ngày họp đầu tiên. Trong các báo cáo chuyên đề, thảo luận tổ diễn ra chiều 4/12, bên cạnh việc xem xét các tờ trình, đa phần các tổ thảo luận đều có đại biểu bày tỏ sự lo lắng, bức xúc về tình trạng cướp giật. Ngay cả giờ giải lao, các đại biểu cũng thảo luận, bày tỏ ý kiến, quan điểm về “vấn nạn” đang rất nổi cộm này.
Đánh giá về nạn cướp giật hiện nay, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TPHCM gói gọn: “Táo tợn, tàn bạo”.
Đại biểu Trương Lâm Danh – Phó Ban Pháp chế, HĐND TPHCM cho biết, tình trạng cướp giật trên địa bàn thành phố trong thời gian gần đây rất đáng báo động, đặc biệt, tính chất phạm tội ngày càng manh động và dã man. Nhiều thủ đoạn được các đối tượng sử dụng như: “gài mồi”, dàn cảnh để cướp giật, chém, đâm ngang xe, đạp người bị cướp xuống đường…
Phó Ban Pháp chế HĐND TPHCM bày tỏ trăn trở về nạn cướp giật
Đáng báo động hơn là các đối tượng cướp giật chủ yếu ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Các đối tượng này sẵn sàng hù doạ, chống trả quyết liệt đối với những người đi đường nhảy vào cứu…Thậm chí, đối tượng cướp giật hiện nay còn có cả những người có việc làm ổn định, đây là điều chưa từng có tiền lệ trước đó. Thực tế, các đối tượng này đều dính vào con đường cờ bạc, cá độ, số đề hay những trò chơi đỏ đen khác. Hậu quả là khi đã lao vào thì không thoát ra được, khiến nợ nần chồng chất, không biết xoay đâu, trong khi, những đồng lương chỉ đủ trang trải cuộc sống hàng ngày và chính điều này đã dẫn đến tình trạng phạm pháp, nhất là đi cướp giật, móc túi hay ăn trộm.
Đại biểu Đinh Phương Duy, đại biểu quận Bình Thạnh đồng thời là một tiến sĩ tâm lý thì cho rằng, số lượng tội phạm ngày càng tăng, tính chất nghiêm trọng, táo tợn không trừ một ai. Không phải ai giàu mới bị cướp. Giờ đây, người già, trẻ, đơn cô thế cô cũng đều có thể bị cướp.
Nguyên nhân tình trạng cướp ngày càng nhiều, tàn bạo có thể là do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, do không kiểm soát được tình hình, không ngăn ngừa được tội phạm. Người dân TPHCM nói riêng và cả nước nói chung vẫn rất tốt bụng nhưng do ảnh hưởng của lối sống thực dụng, tâm lý không quan tâm hỗ trợ đến người khác, sợ cơ chế liên lụy, tốn thời gian giải trình… nên người dân không dám làm “Lục Vân Tiên”, vì thế mà cướp có cơ hội lộng hành.
Cần trấn áp ngay loại tội phạm này
Video đang HOT
Đại biểu Võ Văn Sen cho rằng, việc làm cấp thiết hiện nay là: “UBND TPHCM và các cấp phải trấn áp tội phạm trộm cướp để bảo vệ nhân dân, bảo vệ khách du lịch…”.
Đại biểu Nguyễn Hồng Hà (Quận 2) thì cho rằng: “cướp giật thì thời nào cũng có nhưng gần đây, cướp táo bạo và tàn ác quá”. Hiện nay các đối tượng trước khi gây án đều sử dụng chất gây nghiện. Thành phố dân cư đông, địa bàn khó quản lý, đối tượng phức tạp. Vì vậy, cần quản lý đối tượng nghiện thật tốt để khi trả về địa phương không phải vì không có tiền hút chích mà gây nên tội ác. Hiện công an thành phố có nhiều biện pháp trấn áp tội phạm nhưng cũng cần có nhiều giải pháp quyết liệt, hiệu quả hơn nữa thì mới ngăn chặn được vấn nạn này.
“Cứ ai phạm tội thì đem ra xử lý thì mới chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn đề. Cái gốc là chúng ta giáo dục, tạo công ăn việc làm cho họ. Thành phố nên phối hợp với các tỉnh, phát triển kinh tế vùng miền. Các ngành như may mặc, da giày… thì phát triển ở các vùng phụ cận để cho thanh niên địa phương có việc làm. Thanh niên ở địa phương gắn liền gia đình nên sẽ được giáo dục tốt hơn là lên TPHCM, không có cha mẹ kèm cặp, dễ bị cái xấu tiêm nhiễm”, ông Hồng Hà nói.
Đại biểu Đinh Phương Duy đề nghị TPHCM nên có tổ trấn áp tội phạm như 141 của Hà Nội
Tại cuộc thảo luận nhóm, một đại biểu bức xúc khi chính ông chứng kiến cảnh nhóm thanh niên choai choai kéo mã tấu ren ren giữa phố. Đại biểu này đề nghị quận huyện nào để xảy ra tội phạm nhiều thì hạ bậc thi đua, cắt thi đua, kiểm điểm. Công an bắt nhiều tội phạm cần khen thưởng. Chính quyền các cấp luôn kêu gọi toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc nhưng bà con báo tin bị hành hung, không thấy ai bảo vệ. Cần có cơ chế bảo vệ, bảo mật cho người dân. Các quận huyện ngoại thành, các tỉnh giáp ranh là nơi tội phạm không ranh giới hoành hành. Hiện các lực lượng mới chỉ đánh đuổi chứ chưa có triệt phá toàn diện. Vì vậy các quận huyện trong thành phố, TPHCM bắt tay với các tỉnh lân cận để trấn áp tội phạm một cách nhất quán, đồng bộ thì mới đẩy lùi được tệ nạn này. Một số đại biểu cũng đề nghị HĐND TP nên ra nghị quyết về chống cướp giật, lấy năm 2013 làm năm thực hiện chủ đề: “Năm an toàn trật tự xã hội”.
Đại biểu Đinh Phương Duy, dưới góc nhìn của một nhà tâm lý học thì cho rằng, giá trị sống đang chao đảo mà chúng ta không định hướng cụ thể, không có chuẩn để đi theo. Hạnh kiểm học trò chung chung, đạo đức con người mơ hồ. Trách nhiệm giải quyết, ngăn chặn cướp giật đều tiên thuộc về ngành công an. Tuy nhiên, các nhà quản lý, giáo dục cần quan tâm, tìm hiểu để nhận thức rõ nạn cướp giật là một hiện tượng xã hội và tìm cách hóa giải hiện tượng này. Đại biểu Duy cũng cho rằng, TPHCM nên phát huy lực lượng SBC và có một đội ngũ chuyên trấn áp tội phạm như tổ 141 của Hà Nội mới đẩy lùi cướp giật.
Ngày mai, HĐND TPHCM tiếp tục làm việc với phần báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tổ, đại biểu thảo luận tại hội trường, bầu bổ sung ủy viên UBND TP, thông qua các tờ trình…
Theo Dantri
Cử tri bức xúc về tái định cư và ô nhiễm môi trường
Trong hai ngày 18 và 19/9, HĐND tỉnh Quảng Nam khóa VIII đã họp phiên thứ 5. Trước kỳ họp này, hàng trăm cử tri của tỉnh đã gửi ý kiến bức xúc về tái định cư và ô nhiễm môi trường đến các đại biểu HĐND, đề nghị UBND tỉnh giải quyết.
Trong rất nhiều kỳ họp HĐND tỉnh Quảng Nam, tái định cư (TĐC) vẫn luôn là vấn đề nóng nhất mà cử tri gửi gắm đến các đại biểu. Cử tri TP Hội An phản ảnh: Hiện nay trên địa bàn tỉnh nói chung và TP Hội An nói riêng có một số dự án treo không thực hiện hoăc thực hiện dở dang mà không có khả năng tiếp tục nên đất đai bị bỏ hoang, trong khi đó dân thiếu đất sản xuất...
HĐND tỉnh Quảng Nam khóa VIII kỳ họp lần thứ 5 diễn ra trong hai ngày 18-19/9
Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam - ông Nguyễn Ngọc Quang - cho biết: Chủ trương của UBND tỉnh là kiên quyết thu hồi những dự án vi phạm cam kết, thời gian qua tỉnh đã thu hồi một số dự án chậm tiến độ.
"Tiếp thu ý kiến cử tri, yêu cầu Sở KH-ĐT chủ trì cùng Ban xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh làm việc với UBND huyện Điện Bàn, TP Hội An khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh đối với vấn đề nêu trên", ông Quang phát biểu.
Nhà TĐC bỏ hoang tại huyện Bắc Trà My
Theo phản ảnh của 28 hộ dân thôn Trung Toàn (tại khu hành chính cảng Kỳ Hà, huyện Núi Thành), khu vực này trước đây có 114 hộ dân nhưng từ năm 2000-2009, hầu hết các hộ dân trong khu vực đã được giải tỏa di dời đến nơi ở mới nhưng những hộ này chưa có kế hoạch giải tỏa. Hiện các vùng đất xung quanh nơi ở của các hộ dân này đang triển khai xây dựng các công trình nên đời sống, sản xuất và đi lại của người dân gặp nhiều trở ngại.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cho biết, năm 2003, tỉnh đã thu hồi và giao đất để xây dựng khu hành chính cảng Kỳ Hà với diện tích gần 22ha. Đến nay đã thu hồi được 14,5ha, trong đó có 227 hộ bị ảnh hưởng. Hiện nay còn lại 30 hộ chưa triển khai bồi thường giải phóng mặt bằng vì yêu cầu nguồn kinh phí lớn (trên 11 tỉ đồng). Do đó, tỉnh yêu cầu BQL khu kinh tế mở Chu Lai tiếp thu ý kiến cử tri, khẩn trương tìm nguồn vốn để thực hiện kế hoạch giải phóng mặt bằng, di dời dân đến nơi ở mới ổn định cuộc sống.
Cử tri huyện Núi Thành cũng phản ảnh trên địa bàn xã Tam Quang còn một số hộ nằm trong quy hoạch treo làm hạn chế quyền sử dụng đất của nhân dân như mua bán, sửa chữa nhà ở... làm ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của người dân.
Theo BQL khu kinh tế mở Chu Lai, hầu hết các đồ án do đơn vị này tổ chức lập và phê duyệt đều đã được triển khai đầu tư xây dựng và đã được đầu tư 80% khối lượng dự án. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn một số hộ dân nằm ngoài khu vực triển khai dự án chịu ảnh hưởng về mặt quy hoạch.
Tình trạng chặt phá rừng và khai thác vàng trái phép diễn ra ở các huyện miền núi gây bức xúc cho người dân
BQL khu kinh tế mở Chu Lai cũng đã trao đổi với huyện Núi Thành về các dự án thực hiện dang dở trên địa bàn, thống nhất chủ trương điều chỉnh cục bộ các quy hoạch xây dựng đã tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng để đảm bào giao thông kết nối liên khu vực và đảm bảo ổn định đời sống của nhân dân trong khu vực.
Ngoài ra, các cơ quan liên quan cũng tiến hành rà soát, kiểm tra và đề xuất điều chỉnh quy hoạch các khu vực không còn phù hợp ảnh hưởng đến đời sống nhân dân để BQL khu kinh tế mở Chu Lai xem xét điều chỉnh quy hoạch theo đúng quy định và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.
Bức xúc nhất đối với vấn đề TĐC là người dân huyện Phước Sơn. Người dân phản ảnh công trình thủy điện Đắc My 4 đã cơ bản hoàn thành nhưng còn nhiều vấn đề chưa giải quyết như nhà ở TĐC xuống cấp, đền bù vùng bán ngập chưa được giải quyết cho dân...
Theo UBND huyện Phước Sơn cho biết, nhà ở tại khu TĐC dự án thủy điện Đắc My 4 đã bàn giao và sử dụng gần 5 năm nay và đã có một số nhà dân xuống cấp. BQL dự án thủy điện Đắc My 4 đã đóng góp 20 tỉ để sửa chữa và cam kết sẽ đóng góp thêm 10 tỉ nữa để sửa chữa vào cuối năm nay.
Theo lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, việc đền bù vùng bán ngập lòng hồ đã yêu cầu Sở TN-MT và huyện Phước Sơn phối hợp với chủ đầu tư thủy điện Đắc My 4 kiểm tra đánh giá thực địa, hiện trạng sau đó tổng hợp trình tỉnh chỉ đạo giải quyết.
Các ghe khai thác cát trái phép trên sông Thu Bồn bị bắt giữ
Ngoài ra, tình trạng khai thác khoáng sản diễn ra ồ ạt trên địa bàn các huyện Phú Ninh, Điện Bàn, Núi Thành, Tiên Phước... làm ảnh hưởng đến môi trường, đường giao thông, sản xuất và sinh hoạt cũng được người dân phản ảnh hàng trăm ý kiến đến HĐND tỉnh.
Ông Nguyễn Ngọc Quang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - đã yêu cầu Sở TN-MT cùng các huyện có tình trạng khai thác khoáng sản trái phép gây bức xúc trong nhân dân, kiểm tra xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo đúng quy định của pháp luật và báo cáo UBND tỉnh biết kết quả.
Theo Dantri
50% đại biểu HĐND Bạc Liêu chưa biết sử dụng máy tính bảng Chiều 17.9, theo Văn phòng HĐND tỉnh Bạc Liêu, cơ quan này vừa cấp 50 máy tính bảng cho 46 đại biểu HĐND tỉnh các Chánh và Phó chánh Văn phòng HĐND tỉnh. Mỗi đại biểu được trang bị một máy tính bảng hiệu Samsung Galaxy Tab 10.1 trị giá 12 triệu đồng/máy. Tổng kinh phí đầu tư cho 46 máy tính bảng...