TP HCM báo cáo Thủ tướng công viên 500 triệu USD chậm tiến độ
Năng lực chủ đầu tư yếu, tiến độ giải phóng mặt bằng chậm, dự án lớn nhưng khả năng sinh lợi thấp… là nguyên nhân khiến công viên Sài Gòn Safari sau 13 năm vẫn chưa thể triển khai.
Trong văn bản gửi Thủ tướng, Phó chủ tịch UBND TP HCM Lê Văn Khoa cho biết, dự án công viên Sài Gòn Safari ( huyện Củ Chi, TP HCM) rộng 485 ha, tổng mức đầu tư ước tính lên đến 500 triệu USD.
Ban đầu, TP HCM giao cho Thảo Cầm viên (nay là Công ty TNHH MTV Thảo Cầm viên Sài Gòn) làm chủ đầu tư do có nhiều kinh nghiệm trong duy tu công viên, chăm sóc, bảo tồn nguồn gen quý về động thực vật. Đơn vị này cũng có sẵn đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên môn cao về nuôi dưỡng, chăm sóc động thực vật hoang dã.
Thảo Cầm viên có mối quan hệ chặt chẽ với các vườn thú trên thế giới, thuận lợi cho việc trao đổi các loài thú quý hiếm và học hỏi kinh nghiệm chuyên môn.
Dự án Công viên Sài Gòn Safari đến nay vẫn là khu đất hoang, cỏ mọc um tùm. Ảnh: Trung Sơn.
Tuy nhiên, suốt 13 năm qua dự án chưa thể triển khai, vẫn là khu đất hoang, cỏ mọc um tùm. Theo UBND TP HCM, nguyên nhân đầu tiên là do công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chậm.
Video đang HOT
Trong quá trình thực hiện, Thảo Cầm viên không đáp ứng được nhu cầu của dự án, do năng lực yếu.
Dự án vườn thú có quy mô lớn, tổng mức đầu tư cao nhưng khả năng sinh lợi thấp nên không hấp dẫn nhà đầu tư. Đây cũng là một khó khăn trong công tác kêu gọi đầu tư dự án.
Ngoài ra, dự án công viên Sài Gòn Safari có tính đặc thù nên việc lựa chọn đơn vị tư vấn đủ năng lực lập quy hoạch phân khu 1/2.000 rất hạn chế. Ở Việt Nam không có đơn vị đủ năng lực, còn trên thế giới thì chỉ có vài đơn vị đáp ứng được.
Dù vậy, khi lựa chọn được đơn vị tư vấn là Công ty BH&F thì công tác đàm phán giá khó khăn – chi phí lương chuyên gia của công ty này này gấp 1,9 lần so với mức quy định khống chế (theo Thông tư của Bộ Xây dựng). Đây cũng là một lý do khiến UBND thành phố không thể triển khai thực hiện, làm cơ sở để kêu gọi đầu tư.
Hiện, Công ty Cổ phần Vinpearl đề nghị đầu tư và đã được UBND TP HCM chấp thuận chủ trương. Công ty này đang hoàn chỉnh đề xuất dự án công viên Sài Gòn Safari để trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Theo quy hoạch, dự án Công viên Sài Gòn Safari nằm trên địa bàn hai xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, TP HCM. Nó được đánh giá là công viên khu du lịch sinh thái lớn nhất Việt Nam, tầm cỡ khu vực Đông Nam Á với chức năng bảo tồn, trưng bày, nhân giống các loài thú quý hiếm trên thế giới.
Hồi giữa năm 2016, Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng chỉ đạo phải rà soát lại toàn bộ quy hoạch công viên Sài Gòn Safari, không để người dân phải đi khiếu nại khắp nơi.
Trước đó, một số người dân bị ảnh hưởng vì dự án đã gửi đơn khiếu nại đến Phó thủ tướng Trương Hoà Bình về vấn đề bồi thường. Ngày 20/1 Văn phòng Chính phủ yêu cầu UBND thành phố báo cáo. Hiện, đã giải quyết đền bù cho 689/715 hộ bị ảnh hưởng do dự án công viên Sài Gòn Safari.
Trung Sơn
Theo VNE
Chính phủ đốc thúc 3 bộ thi công thí điểm một km đường
Bộ Xây dựng được giao phối hợp với 2 bộ khác khẩn trương lựa chọn một số dự án đường bộ, thi công thí điểm một km đường làm cơ sở rà soát, điều chỉnh định mức dự toán và chi phí đầu tư xây dựng.
Theo nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 2, Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương lựa chọn một số dự án đường bộ, tổ chức thi công thí điểm một km đường.
Việc thi công thí điểm này sẽ làm cơ sở rà soát, điều chỉnh định mức dự toán và chi phí đầu tư xây dựng thể hiện trong Đề án hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật và giá xây dựng.
Chính phủ cũng giao Bộ Giao thông vận tải và UBND TP HCM khẩn trương hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam và dự án chống ngập TP HCM, trình Thủ tướng trước ngày 15/3.
Việt Nam đang chuẩn bị đầu tư nhiều tuyến cao tốc. Ảnh: Đ.Loan
Trước đó tháng 10/2016, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc rà soát, điều chỉnh hệ thống định mức dự toán và chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông.
Cụ thể, để đánh giá chi phí xây dựng thực tế các công trình giao thông đường bộ, Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và đầu tư lựa chọn một số dự án đầu tư xây dựng đường bộ, tổ chức thi công thí điểm một km đường.
Trên cơ sở thực tế từ tuyến đường thí điểm trên, 3 Bộ sẽ cùng thống nhất xây dựng, điều chỉnh hệ thống định mức dự toán và chi phí đầu tư xây dựng công trình, đảm bảo đúng chi phí thực tế, chống thất thoát, lãng phí.
Thông báo của Văn phòng chính phủ cũng cho hay, sau khi định mức mới được xây dựng, báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.
Anh Duy
Theo VNE
TP HCM muốn xây hầm chui 1.000 tỷ ở cửa ngõ phía Đông Để giải quyết ùn tắc ở nút giao An Phú (quận 2), TP HCM kiến nghị Bộ Giao thông cho xây trước hạng mục hầm chui với tổng kinh phí hơn 1.000 tỷ đồng. Theo UBND TP HCM, quy mô nút giao An Phú, gồm hầm chui hai chiều kết nối đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây với...