TP HCM áp dụng hệ thống tưới tự động tiết kiệm nước
Hệ thống tưới tự động giúp tiết kiệm và bảo tồn nguồn nước, cải thiện mỹ quan đô thị, góp phần giảm ùn tắc giao thông.
Theo đại diện Sở Giao thông Vận tải TP HCM, trong công tác duy tu bảo dưỡng mảng xanh công cộng ở công viên, làn đường, giải phân cách tại các đô thị, bên cạnh cắt tỉa, tạo hình thì tưới nước chiếm chi phí lớn nhất. Công việc này chiếm gần 50% tổng kinh phí duy tu, chưa kể đến vấn đề nhân công và thiết bị hiện đại, chất lượng. Do vậy cần có giải pháp hiệu quả để vừa tiết giảm chi phí chăm sóc cây, cỏ vừa bảo tồn nguồn nước tưới.
Công nghệ tưới tự động giúp tưới hiệu quả và tiết kiệm nước.
Nhằm giải quyết vấn đề này, vào năm 2009, Sở Giao thông Vận tải đã nghiên cứu và triển khai thí điểm công nghệ tưới tự động cho một số mảng xanh theo hình thức xã hội hóa. Từ năm 2015 đến nay, Sở đã đưa công nghệ tưới tự động kết hợp phần mềm quản lý thông minh vào vận hành.
Trong công văn báo cáo Sở Giao thông Vận tải, sau 3 năm kể từ năm 2012, việc áp dụng công nghệ tưới tự động thay cho hình thức thủ công mang lại hiệu quả rõ rệt. Công nghệ mới giúp tiết kiệm chi phí duy tu, bảo dưỡng cây xanh hằng năm.
Theo đó phần mềm quản lý thông minh cho phép điều khiển, kiểm soát hệ thống tưới toàn thành phố tại các thời điểm và vị trí bất kỳ. Kết quả chi phí tưới nước ghi nhận tại một số thời điểm đã giảm hơn 70% so với việc điều khiển bằng tay thông thường ngoài công trường.
Bên cạnh đó, từng công trình có giải pháp, công nghệ tưới phù hợp, hướng đến việc sử dụng hiệu quả kinh phí đầu tư. Cụ thể tại các dải phân cách có chiều rộng hẹp, bố trí chủng loại cây kiểng có sức sống mạnh, độ che phủ cao như bông giấy, ắc ó thì sử dụng công nghệ tưới rỉ. Ngoài ra, các mảng xanh có không gian rộng, sử dụng giải pháp tưới phun xòe.
Video đang HOT
Hệ thống tưới phun dọc tuyến đường Xa lộ Hà Nội.
Sắp tới, hệ thống kết hợp trạm dự báo thời tiết thực hiện tự động phân tích độ ẩm không khí, đất, tốc độ gió, bức xạ nhiệt để tự điều chỉnh thời gian và lượng nước tưới cho phù hợp với dữ liệu khí hậu thực tế trong ngày hoặc tuần.
Về thiết bị tưới, Sở Giao thông Vận tải đã nghiên cứu lắp đặt thiết bị về cảm biến lưu lượng nước tưới. Với thiết bị này, các Khu Quản lý Giao thông Đô thị (đơn vị trực tiếp quản lý công trình, trực thuộc Sở) có thể chủ động kiểm soát, điều tiết lượng nước tưới từng khu vực của mảng xanh. Qua đó, đơn vị có thể đánh giá tương đối chính xác về lượng nước sử dụng phù hợp cho từng chủng loại cỏ, cây kiểng. Đồng thời việc quản lý, vận hành hệ thống tưới bằng phần mềm qua Internet cũng giúp từng bước hiện đại hóa công tác duy tu, quản lý.
Từ kết quả khả quan bước đầu của hệ thống tưới tự động, tính đến tháng 6/2017, thành phố triển khai công nghệ tưới tự động ở hầu hết mảng xanh tại các khu vực trung tâm và mảng xanh lớn ở khắp thành phố. Hiện nhiều khu vực và tuyến đường ứng dụng công nghệ mới như công viên Gia Định, tuyến đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi, Cộng Hòa, đường Xuyên Á, Quốc lộ 22, Xa lộ Hà Nội, Điện Biên Phủ, Nguyễn Văn Cừ…
Tưới nhỏ giọt đường Điện Biên Phủ, TPHCM, tưới phun dọc tuyến Xa lộ Hà Nội.
Trong báo cáo Sở Giao thông Vận Tải TP HCM gửi UBND TP HCM vừa qua có đề cập, khi lắp đặt hệ thống tưới, kinh phí dành cho công tác tưới tiết giảm đáng kể so với hình thức tưới bằng xe bồn. Đến nay trên địa bàn thành phố đã có trên 50 công trình mảng xanh được lắp đặt hệ thống tưới nước tự động.
Đại diện Sở nhìn nhận đây là con số có ý nghĩa lớn trong tình hình ngân sách thành phố hạn hẹp như hiện nay. Mặt khác việc áp dụng hệ thống tưới tự động giúp cải thiện mỹ quan đô thị, góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông giờ cao điểm so với sử dụng xe bồn trước đây. Nguồn nước được bảo tồn nhờ có phương án quản lý và sử dụng hiệu quả.
Ông Mark Walton – Giám đốc Walton Group, đơn vị có 50 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn về công nghệ tưới tự động tại các đô thị lớn trên thế giới, cho biết công nghệ tưới thông minh kết hợp trạm dự báo thời tiết đã áp dụng rộng rãi ở hầu hết các đô thị lớn trên toàn cầu trong suốt 40 năm qua. Hệ thống mang lại hiệu quả thiết thực, rõ ràng, nhất là trong việc bảo tồn nguồn nước.
“Chi phí đầu tư một hệ thống tưới tự động hiện nay không thật sự lớn nếu xem xét yếu tố hoàn vốn sau 2-3 năm sử dụng cũng như tuổi thọ của hệ thống có thể lên tới 25-30 năm. Hơn nữa chi phí duy tu, bảo dưỡng hàng năm không đáng kể”, ông Mark Walton nhấn mạnh.
Do đó việc áp dụng hệ thống tưới tự động trong chăm sóc và duy tu mảng xanh tại khu đô thị sẽ giúp tiết kiệm chi phí, an toàn, hiệu quả, đi theo xu thế chung của các đô thị lớn trên thế giới trong điều kiện toàn cầu hóa như hiện nay.
Minh Trí
Theo VNE
Bờ kè ven TP HCM chưa nghiệm thu đã sập
Đoạn bờ kè dài 80 m ở huyện Nhà Bè gần hoàn thành bất ngờ đổ sập xuống rạch, tường nhà dân bị nứt.
Đoạn bờ kè đang thi công bị sập. Ảnh: Sơn Hòa.
Ngày 8/8, nhiều hộ dân sống cạnh rạch Long Kiểng, xã Phước Kiểng (huyện Nhà Bè) tỏ ra lo lắng khi đoạn bờ kè dài gần 80 m bất ngờ đổ sập xuống rạch khuya hôm qua, có thể ảnh hưởng đến nhà họ.
Tại hiện trường, bờ kè bêtông, lan can thép chìm dưới nước. Toàn bộ đất, cát thi công trôi xuống rạch. Tường nhà dân sát đoạn sạt lở bị nứt đoạn dài, có nguy cơ đổ sập. Sạt lở tạo hàm ếch dưới móng một căn nhà khác.
Do bờ kè gần điểm sạt lở có nguy cơ đổ tiếp nên công nhân dùng nhiều tấm thép chèn lại.
Bước tường gần bờ kè bị nứt toác. Ảnh: Sơn Hòa
Ông Nguyễn Văn Đàn (50 tuổi) cho biết, gia đình ông bị đánh thức bởi tiếng "ầm ầm" sau nhà. Các công nhân sống trong lều tạm sát rạch gọi nhau bỏ chạy. Lúc đó ông mới phát hiện đoạn bờ kè đã bị sập xuống sông, đất sau nhà ông cũng bị cuốn trôi.
"Lúc đầu tường nhà tôi nứt khe nhỏ, dần dần nức toác. Phần móng nhà bị lõm vào hở hàm ếch nhìn rất ghê nên cả đêm gia đình tôi lo lắng không dám ngủ", ông Đàn kể.
Đoạn bờ kè bị sạt lở. Ảnh: Sơn Hòa.
Theo đại diện Công ty đê kè Hải Dương (đơn vị thi công), công trình triển khai từ cuối năm 2016, sắp hoàn thành. Nguyên nhân được cho là khu vực có này mạch nước ngầm. Dòng chảy khiến đất phần móng bị trôi, sập bờ kè và tạo hàm ếch vào đất liền.
Tuy nhiên, đại diện Khu quản lý đường thủy nội địa (Sở Giao thông Vận tải TP HCM) cho rằng, do đội thi công bơm cát từ rạch Long Kiểng lên bờ trong lúc thủy triều hạ, gây áp lực làm sập kè. Công trình đang thi công và chưa nghiệm thu nên nhà thầu phải khắc phục.
Sơn Hòa
Theo VNE
Ông Khuất Việt Hùng: Hà Nội dẹp vỉa hè không ồn ào nhưng hiệu quả Theo lãnh đạo Ủy ban an toàn giao thông, Hà Nội "có nét văn hoá trong thực thi pháp luật, không nóng quá nhưng làm rất chắc". Sáng 8/8, phát biểu tại hội nghị sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông 7 tháng đầu năm trên địa bàn TP Hà Nội, ông Khuất Việt Hùng - Phó chủ...