TP. Hải Dương: Các cơ sở sản xuất mì gây ô nhiễm môi trường
Đã nhiều năm qua, người dân phường Tứ Minh, TP. Hải Dương (Hải Dương) luôn sống trong ô nhiễm môi trường từ: khói, bụi, nước thải… của các cơ sở sản xuất mì gạo.
Mặc dù, người dân đã nhiều lần kiến nghị chính quyền địa phương, ngành tài nguyên & môi trường nhưng tình trạng ô nhiễm, vẫn chưa được khắc phục triệt để, ảnh hưởng cuộc sống, sinh hoạt của nhiều hộ dân trong khu phố.
Các hộ sản xuất mì gạo khu Lộ Cương đang làm ảnh hưởng môi trường
Được biết, phường Tứ Minh, TP. Hải Dương (Hải Dương) có khoảng 40 hộ sản xuất mì gạo, trong đó 9 hộ sản xuất bằng máy liên hoàn nằm ngay trong khu dân cư, hiện đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Là người hộ gia đình gần cơ sở sản xuất mì gạo, bà Nguyễn Thị. H (người dân xin được giấu tên) khu Lộ Cương A, phường Tứ Minh, ý kiến: “Không chỉ gia đình tôi mà nhiều gia đình ở khu Lộ Cương A này “khốn khổ” vì sống ở nơi làm nghề mì gạo. Các cở sở sản xuất đều đa số là thủ công, tự phát… họ sản xuất không có ý thức về bảo vệ môi trường. Khi một số hộ lắp hệ thống sản xuất mì bằng máy liên hoàn, các nhà khu dân cư đã “lãnh đủ” khói, bụi; nhà thường xuyên phải đóng cửa kín để tránh bay vào. Việc sản xuất gây ô nhiễm môi trường, ảnh hướng trực tiếp sức khỏe gia đình, mọi người thường xuyên mắc các bệnh về hô hấp và sống môi trường ngột ngạt, khó chịu. Người dân đã nhiều lần ý kiến tổ dân phố, chính quyền phường. Các hộ sản xuất mì gạo, nhiều lần hứa hẹn sẽ áp dụng công nghệ mới để không làm ảnh hưởng đến môi trường, nhưng rồi “đâu vẫn vào đấy” ô nhiễm vẫn từng ngày làm đảo lộn cuộc sống, sinh hoạt của các gia đình”.
Sản phẩm phơi tràn lan ra đường gây ảnh hưởng giao thông, không đảm bảo vệ sinh “an toàn thực phẩm”
Cũng trong khu dân cư Lộ Cương A, bị chịu cảnh ô nhiễm môi trường, ông Phạm Văn. Đ, nói: “Đây là khu làng nghề làm mì gạo có từ lâu đời, chúng tôi rất thông cảm cho các hộ sản xuất, nhưng từ khi một số hộ chuyển từ làm truyền thống sang đầu tư lắp đặt máy sản xuất liên hoàn, khu dân cư bị ô nhiễm nhiều hơn. Do các máy sản xuất lớn, tiêu thụ nhiều nguyên liệu và xả nước thải không qua xử lý ra môi trường, khu dân cư luôn trong tình trạng khí thở có mùi “thum thủm”. Không những vậy, các hộ sản xuất mì còn phơi sản phẩm tràn lan ra đường, làm mất an toàn giao thông và không đảm bảo vệ sinh an toàn sản phẩm. Người dân chúng tôi, mong muốn chính quyền và cơ quan chức năng vào cuộc, để các hộ sản xuất mì trong thôn có giải pháp sản xuất an toàn, bảo vệ tốt môi trường sống của khu dân cư”.
Trước phản ánh của người dân khu Lộ Cương A, phóng viên Báo Điện tử Tài nguyên & Môi trường đã làm việc với UBND phường Tứ Minh. Đại diện chính quyền, ông Đỗ Văn Dũng, Chủ tịch UBND phường, cho biết: Các hộ sản xuất mì gạo của phường chủ yếu ở khu Lộ Cương A, hiện vấn đề sản xuất gắn bảo vệ môi trường còn nhiều khó khăn, bất cập cần được tháo gỡ… Năm 2017, một số hộ đầu tư lắp đặt máy liên hoàn để sản xuất mì gạo công suất lớn. Mỗi dây chuyền có kinh phí đầu tư khoảng 1,5 – 2 tỷ đồng, công suất trung bình 2 – 3 tấn gạo/ngày. Quá trình hoạt động của các xưởng sản xuất liên hoàn đã phát sinh khói bụi gây ô nhiễm môi trường. Sau một thời gian hoạt động, các xưởng này phát sinh một số vấn đề, như: Chế độ an toàn khi sử dụng nồi hơi chưa bảo đảm, khói bụi, nước thải chưa qua xử lý xả thẳng ra môi trường…
Trước những phán ánh, kiến nghị của người dân, ngày 10/7/2018, UBND phường Tứ Minh đã ra Quyết định số 55/QĐ – UBND về việc thành lập tổ công tác do đồng chí Phó Chủ tịch UBND phường làm tổ trưởng, để kiểm tra, tuyên truyền vận động các hộ sản xuất mì gạo bằng hệ thống liên hoàn, thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường. Qua kiểm tra 9 hộ sản xuất bằng hệ thống liên hoàn, tổ kiểm tra đã đề nghị: Chủ hộ khi sử dụng nguyên liệu đốt lồi hơi (nguyên liệu củi) phải thực hiện ngay việc lắp đặt các thiết bị hấp thụ xử lý khí thải, trước khi xả qua ống khói ra môi trường. Nước thải từ quá trình sản xuất mì gạo, bánh đa phải được thu gom và xử lý trước khi xả ra môi trường. Yêu cầu, các hộ sản xuất phải lập Đề án Bảo vệ môi trường đơn giản, trình UBND thành phố Hải Dương xác nhận, đảm bảo theo hướng dẫn tại Thông báo số 27/2015/TT – BTNMT, ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên & Môi trường. Hiện nay, đã có 6/9 hộ khu Lộ Cương A sản xuất mì gạo bằng máy liên hoàn, đã tiến hành lắp đặt hệ thống xử lý khói, bụi. Còn lại, 3 hộ vẫn chưa có kinh phí lắp đặt hệ thống xử lý, nhưng hiện khói bụi vẫn làm ảnh hưởng đến môi trường; khiến người dân lại tiếp tục kiến nghị. Do chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nên nước thải của cả các hộ sản xuất thủ công và sản xuất bằng máy liên hoàn, vẫn xả thải trực tiếp ra môi trường. Phường đã có ý kiến với các hộ sản xuất, cơ quan chuyên môn và lãnh đạo thành phố có giải pháp giúp cho người dân, vì Lộ Cương A là làng nghề sản xuất mì có tiếng lâu đời. Để giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm, các cơ quan chuyên môn, chức năng cần vào cuộc, có giải pháp giúp các hộ sản xuất.
Theo ông Nguyễn Thanh Tuấn, chuyên viên Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Hải Dương, cán bộ kết hợp kiểm tra cùng với tổ công tác của phường Tứ Minh: Nguyên nhân chính làm phát sinh tình trạng khói đen là do các hộ sử dụng nồi hơi chưa bảo đảm kỹ thuật. Các lò hơi sử dụng củi làm nguyên liệu đốt trong khi thể tích, kích thước buồng đốt nhỏ, hẹp khiến lượng ô xy cung cấp không đủ dẫn đến nguyên liệu không được đốt cháy hoàn toàn, làm phát sinh khói đen. Bụi than trong quá trình đốt củi không được thu gom cũng phát tán ra môi trường. Ngoài ra, nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất cũng chưa được xử lý, xả thẳng ra môi trường cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong khu vực. Sau thời gian kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn… một số hộ đã xây dựng thêm hệ thống dập nước để dập khói bụi, nhưng vẫn không xử lý triệt để, được lượng khói đen phát tán vào môi trường.
Khu Lộ Cương A là làng nghề làm mì gạo truyền thống, nổi tiếng của Hải Dương, để làng nghề phát triển bền vững tạo thương hiệu và công ăn việc làm cho các hộ gia đình, không làm ảnh hưởng đến môi trường, cần có chung tay góp sức của chính quyền, các cơ quan, ban, ngành… hỗ trợ, tạo điều kiện, hướng dẫn các hộ sử dụng máy móc công nghệ mới và xây dựng hệ thống xử lý nước thải chung của làng nghề, như vậy việc sản xuất mới đáp ứng được yêu cầu về môi trường.
Video đang HOT
Phạm Hoàng
Theo congan.com.vn
Giật mình sông hồ thành... vũng nước thải
Hơn một lần, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên nhức nhối nêu lên tình trạng nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt chuẩn ồ ạt đổ vào nguồn nước vẫn hàng ngày hàng giờ xảy ra, thậm chí trên diện rộng. Một số con sông đã "chết", chất lượng nước không đảm bảo cho các mục đích sử dụng đơn giản nhất của người dân.
PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường cho biết, tại các thành phố lớn, lượng nước thải chưa qua xử lý của hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp xả thẳng ra môi trường là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước.
Ở tất cả các đô thị, hàm lượng BOD5 (nhu cầu oxy hóa sinh học) đều vượt ngưỡng rất cao so với Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08:MT:2015).
"Tại nhiều đô thị trên cả nước, sông hồ đã trở thành nơi chứa nước thải, nước tù đọng, không có sự lưu thông. Phần lớn các hồ nội thành, nội thị ở các cấp loại đô thị đều bị ô nhiễm chất hữu cơ và chất dinh dưỡng ở mức độ khác nhau. Ô nhiễm nước hồ xảy ra không chỉ ở các thành phố lớn mà tại các đô thị nhỏ (cấp 2, cấp 3). Ô nhiễm nước mặt hiện là vấn đề nổi cộm tại nhiều địa phương"- đại diện nhóm nghiên cứu của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đánh giá.
Đối với nước ngầm, vấn đề ô nhiễm chủ yếu do tác động của sự phát triển công nghiệp, làng nghề cũng như sử dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp.
Riêng với ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp giấy và bột giấy, hàm lượng nước thải có chứa xyanua và hàm lượng NH3 vượt đến 84 lần so với tiêu chuẩn cho phép.
Dấu hiệu ô nhiễm coliform vượt quy chuẩn cho phép từ hàng trăm tới hàng nghìn lần khiến nhiều sông hồ "thoi thóp" vì ô nhiễm.
Nhóm nghiên cứu của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường chỉ ra rằng, đến nay chưa có hướng dẫn đánh giá thiệt hại cho ô nhiễm hay vi phạm gây ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt đối với việc khoanh vùng ảnh hưởng, lượng hóa thiệt hại về mặt sức khỏe, sinh kế của người dân. Từ đó việc quy định bồi thường thiệt hại xảy ra ô nhiễm còn chưa triệt để, thiếu đầy đủ cả về mức độ tài chính và đối tượng được bồi thường.
Theo ông Phan Hoàng Minh, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội, qua tiến hành lấy mẫu nước phân tích mức độ ô nhiễm, công ty xác định hiện có khoảng hơn 100 hồ nước ô nhiễm trên địa bàn Thủ đô cần phải xử lý
Kết quả khảo sát tại các sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét và 13 hồ trên địa bàn Hà Nội cho thấy tất cả các sông, hồ trên đều bị nhiễm dầu mỡ chủ yếu có nguồn gốc từ động, thực vật. Tổng lượng mỡ trong sông, hồ từ 0,5 đến 2,5mg/lít, cao hơn tiêu chuẩn quốc gia về nước mặt là 0,5mg/lít.
Công ty Thoát nước Hà Nội đã thực hiện hàng loạt các giải pháp như lắp đặt bè thủy sinh trên 39 hồ; máy sục khí trên 22 hồ để tăng cường khả năng tự làm sạch. Quý 3-2017, Công ty đặt bè thủy sinh cho 17 hồ và lắp máy sục khí cho 10 hồ khác.
Bên cạnh đó, để xử lý ô nhiễm hồ Hà Nội, Công ty Thoát nước còn ứng dụng công nghệ Redoxy-3C làm sạch nước hồ trên địa bàn. Sau xử lý, bước đầu cho thấy nước các hồ đã hết hẳn mùi khó chịu, không còn tình trạng ô nhiễm hữu cơ và đã hạn chế một cách hiệu quả tình trạng phú dưỡng. Công nghệ được áp dụng vào xử lý hồ về cơ bản không ảnh hưởng đến những thành phần thuộc hệ sinh thái thủy sinh như tảo, động vật phù du...
Nhưng đó mới chỉ là phần nổi. Theo nhiều chuyên gia, đây mới giải quyết được phần "ngọn" bởi nguồn nước ở Hà Nội ô nhiễm trầm trọng do nhiều nguyên nhân. Đặc biệt là ô nhiễm do dầu, mỡ động thực vật thải trực tiếp ra hồ từ các quán hàng ăn uống, khách sạn, cửa hàng xăng dầu, khu chế biến, lò mổ, khu dân cư...
Dầu mỡ là loại tạp chất rất nguy hiểm và khó xử lý. Với tính chất không hòa tan trong nước, bám dính cao, nếu không có sự kiểm soát triệt để tại chỗ, mỡ sẽ bị quấn lại với nhau, tạo thành các mảng lớn bám bề mặt hoặc treo bên trong cống. Càng lâu, mỡ sẽ tích tụ và làm tắc nghẽn đường ống thoát nước. Trường hợp mỡ không được xử lý thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Thống kê sơ bộ của Công ty Thoát nước cho biết, trong khu vực nội thành hiện có khoảng 360 nhà hàng, quán ăn lớn xả thẳng nước thải có chứa nhiều dầu mỡ ra môi trường, trong đó nước thải tại 240 cơ sở có hiện tượng dầu mỡ đóng váng, kết tảng hoặc đặc quánh làm tắc nghẽn hệ thống cống thoát nước. Hàng trăm cửa hàng sửa chữa, rửa ô tô, xe máy không có hệ thống xử lý nước thải, hoặc có nhưng không đạt yêu cầu đang xả thải ra môi trường.
Để khắc phục ô nhiễm, thành phố Hà Nội đã tiến hành lắp đặt thử nghiệm thiết bị tách dầu mỡ của (của Hungary) tại ba địa điểm gồm Nhà hàng bia Bảo Vân (số 658 đường Trương Định); Trung tâm bảo dưỡng sửa chữa xe máy Tân Việt (số 4A Tân Mai) và bếp ăn của công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội (số 65 phố Vân Hồ 3). Sau thời gian thử nghiệm, hiệu quả xử lý của thiết bị đã được đánh giá tốt với lượng tách dầu mỡ đạt hơn 90%. Các thông số cơ bản thể hiện chất lượng nước thải như BOD5, COD, TSS, hiệu quả xử lý của thiết bị tách đạt từ 35- 70%...
Nhưng về lâu về dài, tình trạng ô nhiễm dầu mỡ trên sông hồ Thủ đô có được khắc phục triệt để hay không là bài toán không đơn giản.
Thứ trưởng Trần Quý Kiên khẳng định, vấn đề ô nhiễm nguồn nước, sông hồ đang là vấn đề nóng ở Việt Nam, thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành, cơ quan truyền thông và người dân.
Nguyên nhân trực tiếp và sâu xa của các vấn đề trên bước đầu được xác định là do việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước chưa bền vững ở các quốc gia thượng nguồn cũng như trong nội tại đất nước ta phát triển kinh tế - xã hội quá nhanh mà "bỏ quên" trách nhiệm bảo vệ môi trường. Thêm vào nữa, nước ta lại phải hứng chịu các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu khiến cho tình hình trở nên trầm trọng hơn.
Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và các địa phương đang thực hiện việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của các Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông, tăng cường phối hợp giải quyết các vấn đề môi trường liên tỉnh...
Bên cạnh xây dựng chính sách, ngành TN&MT tập trung quyết liệt vào công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường: buộc tất cả các khu, cụm công nghiệp xây dựng mới phải hoàn thành hệ thống xử lý nước thải trước khi đi vào hoạt động...
Theo nhiều chuyên gia, điều quan trọng hơn cả là nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn nguồn nước sạch trong cộng đồng dân cư. Nếu không kêu gọi cộng đồng chung tay, dù các ngành chức năng có ráo riết hành động đến mấy, thì người dân vẫn vô tư kinh doanh, mở trang trại... rồi hồn nhiên xả thải ra sông hồ; cuối cùng, công cuộc "hồi sinh" nguồn nước ở nhiều địa phương sẽ càng ngày càng xa vời.
Thiết kế: Mẫn San
Huyền Châu
Theo ngaynay
Long An: Phạt doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm 1,9 tỷ đồng UBND tỉnh Long An vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP Đầu tư Tân Đức - chủ đầu tư Khu công nghiệp Tân Đức, đặt tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, do vi phạm các quy định về môi trường, với số tiền phạt hơn 1,9 tỷ đồng. Ảnh minh họa: Internet Cụ...