TP. Bến Tre:Gắn biển 3 công trình,sản phẩm “nông thôn mới”
Ngày 1.11, LĐLĐ TP.Bến Tre phối hợp với Ban quản lý các dự án đầu tư thành phố, lãnh đạo 2 xã Phú Nhuận, Sơn Đông tổ chức nghiệm thu gắn biển 3 công trình, sản phẩm năm 2013.
Công trình đường cơ khí xã Sơn Đông.
Đó là các công trình: Trụ sở UBND xã Phú Nhuận (cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng, tổng giá trị hơn 9,743 tỉ đồng), lộ Cầu Giừa xã Phú Nhuận (dài 750m và 2 cây cầu, mặt đường từ 1,5m đã được mở rộng bê-tông hóa 3,5m, tổng giá trị hơn 3,592 tỉ đồng), đường cơ khí xã Sơn Đông (dài 1,5km, trong đó có 450m được bê-tông hóa, đoạn còn lại nhựa hóa, mặt đường mở rộng 3,5m, tổng giá trị gần 5 tỉ đồng).
Ông Phạm Hòa – Chủ tịch LĐLĐ TP.Bến Tre – cho biết, năm 2013 các cấp công đoàn thành phố đã cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.Bến Tre vào nhiệm vụ hoạt động thực tiễn phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn; trong đó có nội dung đăng ký thực hiện gắn biển công trình, sản phẩm. 3/4 công trình, sản phẩm năm 2013 được nghiệm thu, gắn biển góp phần cùng thành phố thực hiện thắng lợi 3 đề án trọng tâm (xây dựng thành phố văn hóa, xây dựng đô thị loại 2, xây dựng nông thôn mới) và chào mừng Đại hội Công đoàn Việt Nam khóa XI (nhiệm kỳ 2013 – 2018). Đây là 3 công trình do Ban quản lý các dự án đầu tư TP.Bến Tre làm chủ đầu tư, đạt chuẩn kỹ thuật của tiêu chí xã nông thôn mới. Các công trình triển khai thi công đảm bảo tiết kiệm kinh phí, vật tư, tiến độ, không xảy ra tai nạn lao động, góp phần tạo diện mạo mới cho các xã vùng ven của thành phố.
Theo Laodong
Đắng lòng trước cảnh cô bé bị bại não tự chăm sóc mình
Căn bệnh hiểm nghèo bại não khiến đôi chân tật nguyền và cái đầu to quá cỡ đã biến em từ khi sinh ra chỉ biết ngồi 1 chỗ. 17 năm trôi qua, mẹ là cuộc sống của em. Thế nhưng, giờ đây mẹ bị tai nạn, đôi chân cũng không thể đi lại được.
Tôi đến thăm gia đình em vào một ngày mưa tầm tã, căn nhà tình nghĩa mà gia đình em được xã hội xây cho trở nên u buồn hơn. Khung cảnh đứa con tật nguyền ngồi xoa cho đôi chân của mẹ bớt đau càng khiến ai nấy chứng kiến như nghẹn lại.
Em là Nguyễn Thị Xoan, thôn Tân Phú, xã Phú Nhuận (huyện Như Thanh- Thanh Hóa). Từ khi lọt lòng mẹ, số phận đã không may mắn khi em mang căn bệnh bại não. Không có tiền nên em chỉ được bố mẹ mang đến bệnh viện huyện một lần duy nhất để siêu âm. Biết con mang căn bệnh hiểm nghèo, miếng cơm ngày đó còn phải chạy từng bữa nên việc chạy chữa cho em cũng không bao giờ được nhắc đến.
Video đang HOT
Cô bé tật nguyền chăm sóc lại mẹ
Dù tật nguyền như thế, cô bé vẫn rất muốn được đến trường như bạn bè cùng trang lứa. Thế rồi, nếu như 6 tuổi bạn bè được lên lớp 1 thì cô bé đòi bằng được bố mẹ cho đi mẫu giáo. Vẫn biết hát, biết đọc chữ cái nhưng đôi bàn tay quá yếu đã không thể viết chữ cộng với đường xa việc đưa em đi học bằng xe lăn cũng khó khăn vì thế sau một năm đến lớp mẫu giáo em không còn được bố mẹ cho đến trường nữa. Cũng đã 17 năm trôi qua, em làm bạn với chiếc xe lăn và 4 bức tường trong nhà. Cuộc sống của cô bé hoàn toàn dựa vào đôi tay của mẹ.
Hoàn cảnh gia đình khó khăn, ngoài nuôi đứa con tật nguyền như em, bố mẹ em còn nuôi hai đứa em của em đang tuổi ăn học vì thế cái nghèo chưa bao giờ thoát khỏi gia đình. Cũng bởi cái nghèo khiến bố, mẹ em quanh năm phải làm thuê, làm mướn để có tiền nuôi các con ăn học.
Mùa nào việc nấy, bố thì đi phụ hồ, mẹ thì đi gặt, cấy, làm cỏ thuê cho người ta. Vừa qua, tai họa ập xuống gia đình khi trên đường đi làm về buổi tối, mẹ em đã bị tai nạn khiến gãy xương bánh chè ở chân trái. Trong nhà không có một xu, bố em phải chạy đôn chạy đáo đi vay mượn mới được mấy triệu để đưa mẹ đi bệnh viện mổ. Mổ xong cũng hết tiền, không thể nằm lại bệnh viện nên đành phải ra về lấy thuốc lá đắp. Ông thầy lang cho biết, việc đắp lá như thế này phải 2 năm trời mới mong đi lại được.
Từ ngày mẹ bị tai nạn, em phải tự mình lê lết chăm lo cho bản thân. Bởi hai em trai phải đi học, bố thì đi làm thuê để có tiền mua thuốc cho mẹ. Đôi chân tật nguyền và cái đầu to quá khổ khiến việc di chuyển và làm vệ sinh cá nhân của em vô cùng khó khăn.
Hai em trai của Xoan chẳng thể giúp gì được cho em trong công việc vệ sinh cá nhân hay tắm rửa
Bao nhiêu năm qua, những ngày trở trời, cơn đau triền miên nhức buốt trong đầu hành hạ em rồi những công việc như tắm rửa, vệ sinh cá nhân đều có bàn tay của mẹ. Giờ đây mẹ nằm một chỗ, em đau đớn cũng không dám kêu, vất vả khổ sợ cũng không dám nói vì sợ mẹ buồn. Nói rồi, cô bé khóc, nước mắt tủi phận dồn nén cả 17 năm qua như được dịp nức nở.
Hai em trai của Xoan, đứa lớn năm nay lên lớp 10, đứa nhỏ cũng lên lớp 7. Thấy bố mẹ vất vả, nghèo khổ đã có lần các em định bỏ học để bố mẹ đỡ khổ thế nhưng suốt quá trình đi học hai em đều là học sinh tiên tiến và học sinh giỏi của trường vì thế dù nghèo đói, dù khổ cực, bố mẹ em vẫn muốn cho các con đi học để thoát cảnh lam lũ.
Nằm trên giường, đôi chân đã không thể đi lại được, chị Nguyễn Thị Hạ, mẹ của Xoan nghẹn ngào: "Từ ngày nằm một chỗ, không làm gì cho con được. Bố thì bận đi làm, hai đứa em thì đi học hơn nữa chúng là con trai làm sao làm những việc vệ sinh cá nhân hay tắm rửa cho chị được. Thế là cháu cứ phải lê lết một mình tự lo cho bản thân. Thương con đứt ruột mà cũng đành bất lực".
Chứng kiến gia cảnh của Xoan, hàng xóm cũng không khỏi bùi ngùi, ái ngại. Cô Lê Thị Yên, hàng xóm của Xoan tâm sự: "Đúng là ông trời gieo tai họa cho cả những người bất hạnh. Cô Hạ không lao động được thì mấy đứa con không biết thế nào nữa. Con cái đứa thì bệnh tật, đứa thì đang tuổi ăn tuổi học. Chúng tôi chỉ biết thi thoảng sang động viên, chia sẻ thôi chứ cũng chẳng giúp đỡ được gì vì ở cái xóm núi này gia đình nhà nào cũng khó khăn cả"
Ánh mắt xa xăm hằn nỗi lo toan, day dứt...
Cô bé tật nguyền chưa biết những ngày tới với mình sẽ ra sao. Cuộc sống như đi vào bước đường cùng từ ngày mẹ bị tai nạn. Gạt những giọt nước mắt, em tâm sự: "Cái cảm giác bất lực thật kinh khủng. Nhiều lúc em chỉ muốn chết đi để bố mẹ và chính bản thân mình không phải khổ hay chịu đau đớn gì nữa. Hai đứa em của em đang đứng trước nguy cơ bỏ học...". Nói rồi em hướng ánh mắt xa xăm, giấu giọt nước mắt đang chực chờ chảy, trong đôi mắt không còn nhìn rõ ấy hằn lên nỗi lo toan, day dứt...
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: 1. Mã số 1133: Anh Nguyễn Phi Năm (bố em Xoan): thôn Tân Phú, xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá Điện thoại: 01669.233.071 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Nguyễn Thùy
Theo Dantri
Xuất hiện vết nứt trên "biểu tượng mới của Đà Nẵng" Mấy ngày nay, dư luận Đà Nẵng râm ran chuyện cầu Rồng vừa đưa vào hoạt động vài tháng đã xuất hiện nhiều vết nứt. Tuy nhiên, theo chủ đầu tư, đây chỉ là hiện tượng bê tông giãn nở. Được khánh thành và đưa vào sử dụng từ ngày 29/3/2013, cầu Rồng được xem là biểu tượng mới của TP Đà Nẵng....