Toyota VN lưỡng lự nhập khẩu: “Tan” giấc mơ ôtô Việt Nam?
Toyota Việt Nam đang lưỡng lự trước việc lắp ráp, sản xuất hay nhập khẩu xe nguyên chiếc khi thuế nhập khẩu từ các nước ASEAN giảm còn 0% vào năm 2018
Thông tin này được ông Yoshihisa Maruta, Tổng Giám đốc Công ty Toyota Việt Nam (TMV) chia sẻ tại cuộc họp báo ngày 2/4 rằng, đến nay TMV vẫn chưa có câu trả lời về vấn đề này.
Đọc những thông tin kinh tế – tài chính mới nhất trên FICA: * Vì sao đường sắt trên cao tiếp tục “lùi” tiến độ?* Cuối tuần, giá vàng tăng 60.000 đồng mỗi lượng* WB “cấm cửa” doanh nghiệp Mỹ vì hối lộ quan chức Việt Nam* Giá USD trong tuần “đội” 60 VND* Chủ tịch Đà Nẵng: Sẽ kiểm tra thông tin doanh nghiệp Mỹ hối lộ quan chức* Ô nhiễm biến đô thị Trung Quốc thành “thành phố ma”
Lý do của sự lưỡng lự này là vì đến nay các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước vẫn chưa có kế hoạch cụ thể từ sau khi Chiến lược tổng thể phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được thông qua.
Trong khi đó thời điểm giảm thuế nhập khẩu xuống 0% ngày càng đến gần khiến các doanh nghiệp băn khoăn việc tiếp tục sản xuất hay chuyển sang nhâp khẩu xe nguyên chiếc.
Ông Yoshihisa Maruta cho biết, thời điểm thuế nhập khẩu trong ASEAN giảm về 0%, việc nhập khẩu linh kiện về để lắp ráp một mẫu xe còn tốn kém hơn khiến giá thành xe cao hơn so với nhập khẩu nguyên chiếc từ các thị trường Thái Lan, Indonesia hay Malaysia.
Đó là với các doanh nghiệp nước ngoài, với doanh nghiệp trong nước chắc chắn sẽ khó khăn hơn gấp bội.
Các hãng xe nước ngoài đang có nhiều ưu thế với thị trường ô tô Việt.
Video đang HOT
Kết quả khảo sát VAMA cho thấy, hiện cả nước có hơn 20 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, nhưng thực tế số doanh nghiệp đầu tư bài bản và đang có những sản phẩm bán tốt trên thị trường chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Khả năng cạnh tranh yếu kém cùng với tình hình kinh tế khó khăn đã đẩy ngành sản xuất ô tô trong nước vào tình trạng khó khăn: Sản lượng bán xe giảm, thua lỗ, thậm chí rút lui khỏi thị trường.
Để cầm cự được trên thị trường, hầu hết các doanh nghiệp phải song hành “đứng trên 2 chân”, tức là vừa nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu thị trường và vừa sản xuất.
Tại Triển lãm ô tô năm 2013 được tổ chức mới đây tại TPHCM, nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng, thời điểm năm 2018 sẽ là một “cột mốc” lớn cho thị trường ô tô Việt Nam.
Xe nhập khẩu nguyên chiếc với ưu thế về giá và chất lượng có thể đổ bộ chiếm lĩnh thị phần những hãng xe sản xuất, lắp ráp ở thị trường nội địa. Lúc này, ngành sản xuất ô tô trong nước sẽ phải đối mặt với viễn cảnh tháo lui hoặc thu hẹp quy mô sản xuất đồng loạt.
Để bảo vệ nền công nghiệp ô tô Việt Nam, Bộ Công Thương đã đề nghị một lộ trình giảm thuế giữ nhịp cao đến năm 2017. Cụ thể: năm 2014 giảm còn 50%, năm 2015 vẫn giữ 50%, năm 2016 giảm còn 40%, năm 2017 giảm còn 30% và năm 2018 giảm về 0%.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, nếu các doanh nghiệp trong nước không nâng cao sức cạnh tranh, giảm giá bán xe thì xe nội sẽ không thể cạnh tranh được với xe ngoại và các doanh nghiệp sản xuẩt và lắp ráp xe nội địa sẽ chuyển thành những nhà nhập khẩu.
Chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh nhận định: “Hiệu quả của ngành công nghiệp ô tô sau bao nhiêu năm đề ra mục tiêu nội địa hóa, rõ ràng rất kém hiệu quả, thị trường ô tô trong nước thấp, nên hoàn toàn bị lép vế trước thị trường nước ngoài”.
Vì vậy, theo ông Doanh cần phải xác định rõ mục tiêu cụ thể, xác định rõ con đường đi của ngành công nghiệp này, nhất là sau mấy chục năm cuối cùng vẫn chỉ là thợ ăn lương hàng tháng, làm chiếc trục khuỷu”.
Theo Phương Nguyên (Tổng hợp)
Đất Việt
Trung Quốc nới lỏng nhập khẩu để kiềm chế giá xe sang
Trung Quốc tới đây sẽ kiểm soát giá các loại xe sang như Audi, BMW và Mercedes-Benz bằng cách cho phép các đại lý không chính hãng được bán xe nhập khẩu. Chính phủ Trung Quốc cho biết, chương trình thử nghiệm sẽ khuyến khích sự cạnh tranh và mang đến cho người tiêu dùng thêm nhiều cơ hội sở hữu xe sang.
Xe BMW i3 (Ảnh: CNBC)
Trung Quốc tới đây sẽ kiểm soát giá các loại xe sang như Audi, BMW và Mercedes-Benz bằng cách cho phép các đại lý không chính hãng được bán xe nhập khẩu.
Chính phủ Trung Quốc cho biết, chương trình thử nghiệm - được triển khai từ tuần này tại khu kinh tế tự do của Thượng Hải - sẽ khuyến khích sự cạnh tranh và mang đến cho người tiêu dùng thêm nhiều cơ hội sở hữu xe sang. Tuy nhiên, đây thực chất là biện pháp nhằm kiềm chế giá xe hạng sang tại nước này.
Chính sách mới này sẽ khiến các hãng xe sang tại Trung Quốc thêm đau đầu trong bối cảnh doanh số đang sụt giảm, mối quan hệ với các đại lý có một số căng thẳng, và chiến dịch điều tra lũng đoạn giá xe gần đây của cơ quan quản lý.
Mở cửa cho các đại lý nhập khẩu xe là một phần trong chiến dịch chống độc quyền trên thị trường ô tô của chính phủ Trung Quốc nhằm ổn định thị trường và giảm giá xe nhập khẩu.
Theo số liệu của công ty tư vấn Automotive Foresight Co Ltd ở Thượng Hải, sức tiêu thụ xe sang của thị trường Trung Quốc đã tăng hơn 20% trong năm ngoái lên khoảng 1,6 triệu xe, nhưng vẫn chiếm chưa đến 10% tiêu thụ ô tô nói chung. Bộ ba Audi, BMW và Mercedes chiếm khoảng 70-80% thị phần phân khúc xe sang.
Hơn 20 đại lý đã đăng ký tham gia chương trình thử nghiệm nới lỏng nhập khẩu ô tô để được mua xe với mức chiết khấu 10-20% thông qua các kênh phân phối chính thức.
Một chiếc BMW 650i xDrive Convertible có giá bán từ 97.900 USD tại Mỹ, có thể đội giá lên gần 2 triệu NDT (hơn 320.179 USD) khi vào Trung Quốc. Các phương tiện truyền thông đã nhiều lần phản đối việc tồn tại mức chênh lệch giá quá lớn như vậy, và năm ngoái, các cơ quan chức năng đã quyết định phạt một liên doanh của Audi và một nhà phân phối của Chrysler tại Trung Quốc tổng cộng 46 triệu USD về hành vi lũng đoạn giá.
Chợ đen
Trung Quốc có chợ đen kinh doanh xe hơi, nằm ở khu vực gần thành phố cảng Thiên Tân, nơi thực hiện khoảng một nửa số giao dịch nhập khẩu ô tô của nước này. Tuy nhiên, người tiêu dùng khá thận trọng khi mua xe ở đây, do xe không được bảo hành và hưởng các dịch vụ hậu mãi.
Với chính sách nới lỏng nhập khẩu, tình hình sẽ thay đổi.
"Điểm mẫu chốt của chương trình này là người tiêu sẽ được hưởng chế độ bảo hành đầy đủ dù mua xe qua kênh phân phối chính hãng hay không chính hãng.
Các nhà phân tích cho rằng rất khó đánh giá mức độ tác động của chương trình này đối với giá xe, vì hiện chưa rõ những mẫu xe nào sẽ được nới lỏng nhập khẩu.
Audi tự tin khẳng định rằng mạng lưới đại lý của hãng tại Trung Quốc rất sẵn sàng cạnh tranh, còn BMW cho biết chương trình này sẽ có tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của hãng tại Trung Quốc.
Nhật Minh
Theo Dantri/ Reuters
Số lượng ô tô nhập khẩu tháng 10 tăng cao kỷ lục Những tháng cuối năm, nhu cầu mua sắm ô tô của người Việt tiếp tục tăng cao đột biến. Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, riêng trong tháng 10/2014, số lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về Việt Nam đạt khoảng 7.577 chiếc với trị giá hơn 172 triệu USD. So với tháng trước, số lượng ô tô...