Toyota Việt Nam mở rộng hệ thống đại lý tại Đắk Lắk
Liên doanh ô tô Nhật Bản tiếp tục mở rộng mạng lưới tại khu vực miền Trung với việc ra mắt đại lý thứ 2 tại tỉnh Đắk Lắk.
Toyota Việt Nam vừa đưa vào hoạt động đại lý uỷ quyền thứ 2 tại Đắk Lắk.
Toyota Đắk Lắk có địa chỉ tại số 167, đường Nguyễn Thái Bình, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 09/3, đưa tổng số đại lý/chi nhánh đại lý và trạm uỷ quyền của Toyota lên con số 72.
Đại lý mới của Toyota Việt Nam tại Tây Nguyên được xây dựng trên diện tích 7.000 m 2 với 3 khu vực chính gồm phòng trưng bày sản phẩm, khu vực phòng chờ cho khách hàng và xưởng dịch vụ. Khu vực xưởng được thiết kế với 29 khoang sửa chữa, gồm 8 khoang bảo dưỡng nhanh/sửa chữa chung và 21 khoang sửa chữa đồng sơn, hệ thống khuấy sơn và pha màu trong khu vực khép kín, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Tính đến nay, mạng lưới đại lý/chi nhánh đại lý và trạm dịch vụ ủy quyền của Toyota Việt Nam đã lên tới con số 72, đặt tại 35 tỉnh thành phố trên cả nước, trong đó, lần lượt tại miền Bắc, miền Nam và miền Trung là 25, 31 và 16 đơn vị.
Video đang HOT
Hàng ngàn xe ô tô tại Việt Nam dính lỗi buộc phải triệu hồi
Từ đầu năm đến nay, hàng ngàn xe ô tô phải triệu hồi với các lỗi như cuộn dây đánh lửa, bơm xăng nhiên liệu hay vỡ bánh răng hộp số...
Tính đến nay là chưa hết quý 1-2021, tuy nhiên nhiều hãng ô tô đã triệu hồi hàng ngàn xe để thay thế và sữa chữa một số bộ phận như cuộn dây đánh lửa, bơm xăng nhiên liệu hay vỡ bánh răng hộp số.
Đáng chú ý nhất, Toyota Việt Nam là hãng xe phải triệu hồi số lượng xe lớn nhất và ảnh hưởng tới hầu hết các mẫu xe đang bán trên thị trường.
Cụ thể, Toyota triệu hồi với tổng số 11.693 xe các loại gồm Camry, Corolla, Innova (xe sản xuất và lắp ráp) và Alphard, Fortuner, Land Cruiser 200, Land Cruiser Prado, Camry, Hilux, Hiace (xe nhập khẩu) để khắc phục lỗi bơm nhiên liệu trên xe. Số lượng xe này có thời gian sản xuất từ năm 2017 - 2019.
Theo nhà sản xuất, trên các xe nằm trong diện ảnh hưởng của chương trình xuất hiện hiện tượng nổi đèn báo lỗi và các thông tin cảnh báo trên bảng táp lô. Đồng thời, xe có hiện tượng động cơ bị rung giật, không khởi động được hoặc xe bị chết máy khi đang chạy làm tăng nguy cơ xảy ra va chạm.
Mẫu xe Ford Ranger sản xuất 5-9-2019 đến ngày 28-2-2020 cũng thuộc diện triệu hồi với lỗi bánh răng hộp số tự động. Ảnh: TN
Trước đó, mở màn cho năm 2021, Subaru Việt Nam cũng đã thực hiện chương trình triệu hồi với 628 xe Forester do hiện tượng cuộn đánh lửa trên xe có thể ngắn mạch do hộp điều khiển động cơ ECM hoạt động không chính xác. Trong đó, các dòng xe này được sản xuất từ tháng 4-2019 đến tháng 10-2019.
Được biết trên các xe bị ảnh hưởng, cuộn dây đánh lửa được cung cấp năng lượng hơn mức cần thiết do sự điều khiển chưa chính xác của hộp điều khiển động cơ ECM tại thời điểm động cơ dừng. Khi đó, nguồn năng lượng này vượt mức cần thiết khiến nhiệt độ bên trong cuộn dây có thể tăng lên và gây ngắn mạch, dẫn đến phá hỏng cuộn dây đánh lửa và chảy đứt cầu chì. Trong một số trường hợp, xe có thể tắt máy trong khi đang chạy.
Chương trình triệu hồi dự kiến sẽ bắt đầu từ ngày 20-1-2021 và kết thúc vào ngày 20-1-2022.
Hay hai mẫu xe của Mitsubishi với 5.370 xe Outlander (có thời gian sản xuất từ ngày 21-8-2019 đến ngày 20-9-2019) và 3.696 xe Xpander (thời gian sản xuất từ ngày 15-1-2018 đến 21-7-2019) triệu hồi do lỗi bơm xăng.
Cũng trong quý 1 này, Ford Việt Nam góp mặt trong bản danh sách lần này với việc phải triệu hồi 2.470 xe Ford Ranger và Everest để cập nhật phần mềm tránh vỡ bánh răng hộp số tự động 10 cấp.
Số lượng hai mẫu xe này nằm trong đợt triệu hồi có thời gian sản xuất từ ngày 5-9-2019 đến ngày 28-2-2020.
Theo lý giải, bánh răng bơm dầu hộp số có thể hỏng trong khi vận hành ở một số điều kiện nhất định (ví dụ như hành động tăng ga cao và giảm ga ngay một cách đột ngột) gây ra dao động xoắn lớn. Bánh răng bơm dầu hộp số hỏng có thể gây ra mất áp suất dầu hộp số, dẫn đến lỗi hộp số và mất truyền lực, tăng nguy cơ va chạm.
Trong một số trường hợp, nếu xe bị mất áp suất dầu hộp số trong khi lái xe, các chức năng an toàn khác như trợ lực lái, trợ lực phanh, các hệ thống điện và hệ thống túi khí vẫn hoạt động bình thường.
Đợt triệu hồi của Ford Việt Nam sẽ mất khoảng 3 giờ để khắc phục, thời gian bắt đầu từ ngày 16-3-2021 đến ngày 15-3-2023.
Chưa hết, dòng xe hạng sang Lexus cũng dính lỗi bơm nhiên liệu khiến 1.344 xe bị ảnh hưởng.
Các mẫu xe bị ảnh hưởng bao gồm: Lexus RX350 và RX450h sản xuất từ ngày 3-7-2017 đến 7-9-2019, từ 3-7-2018 đến 7-6-2019 và từ 10-4-2019 đến 7-9-2019; RX350L và RX450 sản xuất từ 10-5-2019 đến 9-9-2019; NX200t và NX300h sản xuất từ 11-5-2018 đến 10-4-2019; LX570 sản xuất từ 3-12-2018 đến 27-3-2019.
Đối với dòng sản phẩm sedan, danh sách các xe được triệu hồi bao gồm: Lexus ES350 sản xuất từ ngày 2-7-2018 đến 20-2-2019; GS200t sản xuất ngày 6-9-2017, LS500 và LS500h sản xuất từ 19-11-2018 đến 9-5-2019 và từ 21-8-2017 đến 22-5-2019; RC350 và RC300h sản xuất từ 18-7-2021 đến 31-1-2019.
Vì sao Toyota, Honda, Ford mất nhiều thị phần trước các đối thủ Vinfast, Thaco và Hyundai Thành Công? Cả 3 liên doanh Honda, Toyota và Ford đã không tận dụng tốt nhất cơ hội và đã đánh mất khá nhiều thị phần vào tay các đối thủ Vinfast, Thaco và Hyundai Thành Công. Honda Việt Nam: Phụ thuộc quá nhiều vào xe hai bánh Năm 2020, doanh số bán xe máy Honda đạt 2,3 triệu chiếc, giảm 16% so với năm...