Toyota và Nissan bất ngờ trở thành “điểm sáng” trên thị trường ô tô
Toyota Motor Corp và Nissan Motor Co. ghi nhận sản lượng của tháng 1/2021 tăng so với cùng kỳ năm 2020.
Biểu tượng Nissan tại trụ sở ở Yokohama, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng sản lượng toàn cầu của tám nhà sản xuất ô tô lớn của Nhật Bản trong tháng 1/2021 đã giảm 4,5% so với cùng kỳ năm trước xuống 2,12 triệu chiếc do sự thiếu hụt chất bán dẫn trên toàn thế giới.
Theo báo cáo ngày 25/2 của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, trong số tám nhà sản xuất ô tô hàng đầu Nhật Bản, chỉ có Toyota Motor Corp và Nissan Motor Co. ghi nhận sản lượng của tháng 1/2021 tăng so với cùng kỳ năm 2020.
Toyota cho biết, sản lượng toàn cầu của họ trong tháng Một vừa qua đã tăng 4,0% so với cùng kỳ năm trước, lên 741.704 chiếc nhờ nhu cầu tiêu thụ trên toàn thế giới phục hồi khi ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 suy yếu.
Video đang HOT
Kết quả này đã giúp Toyota đánh dấu tháng thứ năm liên tiếp sản lượng toàn cầu đạt mức tăng trưởng nhờ nhu cầu ổn định ở Mỹ và Trung Quốc, đồng thời chỉ chịu tác động hạn chế từ sự thiếu hụt nguồn cung chip. Doanh số bán ô tô trên toàn cầu của Toyota trong tháng 1/2021 cũng đạt mức kỷ lục tính theo tháng, tăng 4,6% lên 765.514 xe, do doanh số bán hàng tăng ở Nhật Bản và Trung Quốc.
Nissan Motor Co. cho biết, sản lượng toàn cầu của hãng này đã tăng 2,4% lên 371.532 chiếc trong tháng 1/2021, do doanh số bán của mẫu sedan Sylphy tại Trung Quốc tăng mạnh.
Sản lượng của Honda Motor trên toàn thế giới giảm 8,8% trong tháng Một vừa qua, xuống còn 351.676 xe, đánh dấu sự sụt giảm đầu tiên trong 5 tháng do sản lượng tại các nhà máy ở Nhật Bản và châu Âu giảm bởi tình trạng thiếu chip.
Subaru Corp. cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nguồn cung chất bán dẫn, khi sản lượng toàn cầu của hãng giảm 29,2% xuống 63.603 chiếc trong tháng Một.
Koichi Sugimoto, một nhà phân tích cấp cao của Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities Co., cho biết, sự thiếu hụt chip ảnh hưởng nặng nề tới Honda hơn là Toyota bởi Honda phụ thuộc nhiều hơn vào các nhà cung cấp linh kiện nước ngoài.
Các nhà sản xuất ô tô còn lại trong số tám hãng xe lớn nhất Nhật BẢn gồm Mazda Motor Corp., Suzuki Motor Corp., Mitsubishi Motors Corp và Daihatsu Motor Co. cũng đều chứng kiến sự sụt giảm sản lượng trong tháng Một năm nay.
Nhìn chung, doanh số bán xe của tám nhà sản xuất ô tô trên trong tháng 1/2020 đã giảm 1% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 2,06 triệu chiếc./.
Nhiều hãng ô tô Nhật Bản đón tin tốt từ châu Âu
Nhiều hãng chế tạo ô tô Nhật Bản vừa đón tin tốt từ châu Âu sau khi Anh và Liên minh châu Âu (EU) đạt được thỏa thuận thương mại lịch sử.
Công nhân làm việc tại nhà máy của hãng sản xuất ô tô Nissan ở thành phố Oppama, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản. Ảnh: EPA/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, nhiều hãng chế tạo ô tô Nhật Bản vừa đón tin tốt từ châu Âu sau khi Anh và Liên minh châu Âu (EU) đạt được thỏa thuận thương mại lịch sử, trong đó mặc dù quy định chặt chẽ hơn về tỷ lệ phần trăm linh kiện ngoại nhập đối với xe ô tô điện, nhưng quy định hiện hành sẽ được gia hạn thêm 6 năm.
Theo thông tin mà phía Anh công bố, trong nội dung liên quan đến Quy tắc xuất xứ hàng hóa, quy định về tỷ lệ phần trăm linh kiện ngoại nhập được sử dụng trong xe ô tô điện và xe hybrid sẽ được gia hạn đến cuối năm 2026.
Trong khuôn khổ thỏa thuận thương mại giữa Anh và EU, hai bên sẽ tiếp tục duy trì mức thuế bằng 0% đối với mặt hàng xe ô tô. Trong trường hợp tỷ lệ linh kiện sản xuất ở nước ngoài, không phải ở EU và ở Anh, trong ô tô thành phẩm vượt quá 45%, xe ô tô đó sẽ bị áp thuế 10%.
Tuy nhiên, lộ trình áp dụng quy định mới sẽ được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn 1 là từ khi thỏa thuận Anh - EU có hiệu lực vào cuối năm nay đến cuối năm 2023, và giai đoạn 2 là từ đầu năm 2024 đến cuối năm 2026.
Trong giai đoạn 1, tỷ lệ linh kiện sản xuất ở nước ngoài được miễn thuế tối đa là 60%, giai đoạn hai là 55%, và sẽ giảm xuống còn 45% từ năm 2027.
Hiện tại, các hãng chế tạo ô tô ở Anh chủ yếu nhập khẩu ắc quy - một trong những bộ phận quan trọng của xe ô tô điện - từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, việc Anh và EU gia hạn quy định hiện nay sẽ có lợi cho các hãng Toyota và Nissan của Nhật Bản có nhà máy ở Anh và xuất khẩu xe ô tô thành phẩm sang EU./.
Toyota đẩy mạnh phát triển phụ tùng ô tô chạy bằng pin nhiên liệu hydro Tâp đoàn sản xuất ô tô Nhật Bản Toyota Motor Corp và các công ty trong tập đoàn này đang nỗ lực phát triển phụ tùng ô tô chạy bằng pin nhiên liệu hydro và mở rộng thị trường trong bối cảnh toàn cầu chuyển hướng sang các loại xe thân thiện với môi trường không phát thải CO2. Toyota đẩy mạnh phát...