Toyota tăng công suất nhà máy tại Sankt-Peterburg
Hãng sản xuất xe hơi Nhật Bản vừa cho biết hãng này sẽ thuê thêm 600 công nhân cho nhà máy lắp ráp xe của hãng đặt tại thành phố Sankt-Petersburg nhằm đáp ứng nhu cầu đang tăng cao đối với mẫu xe Camry sedan ở Nga.
Mẫu Toyota Camry sản xuất tại nhà máy ở Sankt-Petersburg. (Nguồn: indianautosblog.com)
Hãng xe của Nhật Bản cho đến nay đã phải hạn chế công suất sản xuất hàng năm tại nhà máy trên ở mức 20.000 chiếc. Với việc thuê thêm 600 công nhân mới này, đưa tổng số nhân lực của nhà máy lên đến 1.750 người, Toyota có kế hoạch mở rộng công suất sản xuất hàng năm của nhà máy trên lên 50.000 chiếc.
Ngoài ra, Toyota còn có kế hoạch chi 7 tỷ yen để lắp đặt máy móc trong các quy trình ép và đúc nhựa ở nhà máy trên nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa các phụ tùng cho xe.
Toyota bắt đầu vận hành nhà máy trên trong năm 2007 và có ý định tăng công suất sản xuất hàng năm lên 50.000 chiếc vào giữa năm 2009. Tuy nhiên, kế hoạch này đã phải lùi lại vì một số yếu tố, trong đó có việc sụt giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu sau khi các thị trường tài chính toàn cầu suýt sụp đổ vào năm 2008.
Theo Vietnamplus
Xe Toyota có thể cảm nhận tâm trạng người lái
Đây là công nghệ an toàn mới, có thể phản ứng với tâm trạng người lái và điều chỉnh cách thức vận hành xe khi đối mặt với tình huống nguy hiểm.
Nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản đã thiết kế công nghệ có khả năng thích ứng với trạng thái cảm xúc buồn, vui, giận dữ hoặc trung lập của người lái trước khi đánh giá mức độ phân tâm trong quá trình điều khiển xe. Sau đó, công nghệ có thể can thiệp với lời nhắc nhở người lái nếu cần.
Nghiên cứu của Toyota cho thấy, người điều khiển đang tức giận hoặc khó chịu sẽ ít cảnh giác với mối nguy hiểm tiềm tàng xung quanh như một đứa trẻ qua đường hay giao thông tĩnh phía trước. Trong những trường hợp này, hệ thống sẽ phát ra âm thanh cảnh báo sớm hơn nhiều so với khi người lái có biểu hiện tâm trạng trung lập. Ngoài ra, hệ thống có thể phát hiện hướng trực diện của người điều khiển và cảnh báo nguy hiểm ở hướng ngược lại.
Công nghệ nguyên bản của hãng Toyota sử dụng một camera để xác định cảm xúc bằng cách tổng hợp dấu hiệu từ 238 điểm riêng biệt trên khuôn mặt người lái. Khả năng đọc phức tạp cho phép hệ thống hoạt động ngay cả khi khuôn mặt người lái bị che phủ từng phần như đeo kính mắt hoặc có râu rậm. Thậm chí, công nghệ còn được nâng cao để nhận ra những hành động xao nhãng trong xe như xem điện thoại hay chỉnh radio, từ đó cung cấp thông tin để người lái giữ sự tập trung trong suốt lộ trình.
Mẫu xe concept Toyota Pod.
Tín hiệu đầu tiên về công nghệ tương tự được Toyota ra mắt thông qua bản concept Pod tại triển lãm ôtô Tokyo năm 2001. Tuy nhiên, Pod lại tập trung vào việc thể hiện tâm trạng người lái bằng ánh sáng và bảng ngôn ngữ cơ thể hơn là trực tiếp nâng cao khía cạnh an toàn. Sau đó, hãng xe đã làm việc với hệ thống đọc cảm xúc từ năm 2006, nhưng cho đến nay vẫn chưa có thông tin chính xác về thời gian đưa vào sản xuất.
Ông Jonas Ambeck, quản lý cấp cao về công nghệ tiên tiến của Toyota, cho biết: "Nghiên cứu cơ bản hiện tại sẽ được hoàn thành trong vòng 2 đến 3 năm. Tuy nhiên, một vài yếu tố của ứng dụng đã bắt đầu có sẵn trên các mẫu xe trong khoảng thời gian 6 năm gần đây".
Theo Autopro
Hãng Toyota và BMW hợp tác chế tạo mẫu ôtô xanh Hãng Kyodo ngày 26/11 đưa tin Tập đoàn Toyota và tập đoàn BMW của Đức dự kiến sẽ thiết lập quan hệ đối tác để phát triển mẫu ôtô xanh thân thiện với môi trường. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet) Trong khuôn khổ hợp tác song phương, BMW sẽ cung cấp động cơ diesel cho tập đoàn xe hơi Nhật Bản. Về phần...