Toyota, Daihatsu, Mazda, Subaru và Suzuki thống nhất bắt tay hợp tác
Câu nói “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau” có lẽ phù hợp nhất để giải thích cho cái bắt tay giữa 5 nhà sản xuất ô tô Nhật Bản. Vậy đích đến là đâu?
Trong bối cảnh ngành công nghiệp ô tô dịch chuyển theo hướng ngày càng có tính kết nối cao hơn, sự giao tiếp giữa các khách hàng và xe của họ sẽ trở thành mối quan tâm hàng đầu. Các nhà sản xuất ô tô đang quyết liệt chạy đua để mang đến cho khách hàng những dịch vụ như điều khiển xe từ xa hoặc tính năng thực hiện cuộc gọi khẩn cấp, khiến một số có nguy cơ bị bỏ lại phía sau.
Hiểu rõ điều này, 5 nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, gồm Toyota, Daihatsu, Mazda, Subaru và Suzuki, đã đi đến thỏa thuận cùng nhau phát triển thông số kỹ thuật cho các thiết bị kết nối trên các mẫu xe trong tương lai, nhằm hướng đến việc sử dụng chung các hệ thống này.
Toyota cho biết, các dịch vụ kết nối các xe và cộng đồng là nhằm gia tăng sự hấp dẫn và giá trị của sản phẩm với khách hàng; sự tiêu chuẩn hóa các dịch vụ này có thể sẽ đẩy nhanh quá trình phát triển các dịch vụ kết nối tiện ích và an toàn hơn. Hiện tại, các nhà sản xuất ô tô đang phát triển các thiết bị kết nối cho xe một cách riêng rẽ, dù các dịch vụ, ví dụ như điều khiển xe từ xa, về cơ bản là giống nhau.
Video đang HOT
Theo Toyota, các tính năng kết nối tiện ích và an toàn sẽ đến với đông đảo người dùng một cách nhanh chóng hơn nếu các hãng xe hợp tác với nhau trong việc phát triển các thiết bị kết nối, vì các tính năng cơ bản của chúng giống nhau.
Về quan hệ hợp tác 5 bên nói trên, các công ty còn lại sẽ tích hợp công nghệ của mình vào công nghệ kết nối cơ sở của Toyota khi phát triển các hệ thống kết nối trên các mẫu xe trong tương lai. Việc tạo sự ổn định cho chất lượng kết nối sẽ đem lại một số lợi ích như chất lượng cuộc gọi tốt hơn giữa các khách hàng và đơn vị điều hành, và tốc độ kết nối nhanh hơn, theo Toyota.
Đơn giản hóa quá trình phát triển các hệ thống này cũng sẽ giảm gánh nặng cho mỗi công ty và khiến cho việc điều khiển, cập nhật các hệ thống dễ dàng, thuận tiện hơn, tối ưu hóa các nguồn lực như cơ sở vật chất và nhân lực.
Một điểm đáng chú ý là Toyota ít nhiều đều có cổ phần ở 4 doanh nghiệp còn lại trong liên minh, nên việc hợp tác sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, các nhà sản xuất ô tô cho biết họ sẽ rất hoan nghênh sự tham gia của các đối tác cùng chung chí hướng.
Các hãng ô tô Nhật Bản lao đao vì thiếu chip bán dẫn
Doanh số bán xe của 8 nhà sản xuất ôtô hàng đầu Nhật Bản như Toyota, Honda, Nissan, Subaru... trong tháng đầu năm đã giảm so 4,5% với cùng kỳ năm trước, với nguyên nhân chính đến từ cuộc khủng hoảng chip bán dẫn.
Theo báo cáo ngày 25/2 của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản, tổng sản lượng toàn cầu của 8 nhà sản xuất hàng đầu của nước này trong tháng 1/2021 đã giảm 4,5% so với cùng kỳ năm trước xuống 2,12 triệu chiếc, với nguyên nhân đến từ sự thiếu hụt chip bán dẫn trên toàn thế giới.
Chỉ có duy nhất Toyota và Nissan đang chống chọi được với cuộc khủng hoảng thiếu hụt chip bán dẫn
Đại diện Toyota Motor cho biết, sản lượng toàn cầu của họ trong tháng qua đã tăng 4,0% so với cùng kỳ năm trước (lên 765.514 xe, nhờ doanh số bán hàng tăng ở Nhật Bản và Trung Quốc), nhờ nhu cầu tiêu thụ trên toàn thế giới phục hồi khi ảnh hưởng của đại dịch Covid dần được khắc phục.Trong số 8 nhà sản xuất ôtô hàng đầu Nhật Bản, chỉ có Toyota và Nissan ghi nhận sản lượng trong tháng 1/2021 tăng so với cùng kỳ năm 2020.
Trong khi đó, sản lượng toàn cầu của Nissan đã tăng 2,4% ,lên 371.532 chiếc trong tháng 1/2021, với động lực đến từ doanh số bán của mẫu sedan Sylphy tại Trung Quốc tăng mạnh.
Sản lượng của Honda trên toàn thế giới thì giảm 8,8% trong tháng 1/2021, đánh dấu sự sụt giảm đầu tiên trong 5 tháng do sản lượng tại các nhà máy ở Nhật Bản và châu Âu giảm bởi tình trạng thiếu chip. Nguyên nhân được cho là do Honda phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp linh kiện nước ngoài.
Mỗi ô tô cần 50 -1 50 chip bán dẫn trên xe tuỳ thiết kế mỗi hãng để xử lí thông tin
Một hãng xe khác là Subaru cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nguồn cung cấp chip khi sản lượng toàn cầu của hãng giảm 29,2% xuống 63.603 chiếc trong tháng qua.
Các nhà sản xuất còn lại là Mazda, Suzuki, Mitsubishi Motors Corp và Daihatsu cũng đều chứng kiến sự sụt giảm sản lượng trong tháng đầu năm 2021.
Nhu cầu sử dụng chip, chủ yếu dùng trong các thiết bị điện tử, xe hơi, đã tăng mạnh kể từ mùa Thu năm ngoái, khi nền kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi trở lại. Trong khi doanh số bán sản phẩm trò chơi điện tử, điện thoại thông minh và lắp đặt mạng lưới 5G tăng cao.
Không phải Toyota, Honda hay Mazda, đây mới là hãng xe có nhiều thiết kế quái đản nhất tại Nhật mà ít người biết Honda, Toyota, Suzuki, Mazda,.. đều là những hãng xe ô tô Nhật Bản nổi tiếng và quen thuộc trên thế giới hiện nay, nhưng nói về độ "dị" chắc chắn không thể bỏ qua Mitsuoka với những sản phẩm "điên rồ" mang đậm phong cách cổ điển. Nhật Bản một cường quốc hàng đầu trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô không...