Toyota Corolla Altis có đối thủ mới
Đó là mẫu Sylphy mà Nissan mới ra mắt tại Triển lãm ôtô Trung Quốc 2012 ở Bắc Kinh vừa qua.
Nằm ở phân hạng C, xe Sylphy được Nissan hứa hẹn là có sự tiện nghi như xe hạng D (phân hạng của Teana) và tính tiết kiệm của xe hạng B (phân hạng của Honda City và Toyota Vios).
Với chiều dài cơ sở 2,7m, xe Nissan Sylphy cùng kích cỡ với Honda Civic và Hyundai Elantra.
Với động cơ xăng Dual VVT 1.8L mới của Nissan, đi cùng hộp số tự động Xtronic CVT thế hệ mới, xe Sylphy cạnh tranh trực diện Toyota Corolla Altis. Nissan hiện chưa công bố thêm thông tin về động cơ xe.
Về cơ bản, có vẻ như xe Nissan Sylphy tại châu Á và Sentra tại thị trường Bắc Mỹ là một, nhưng hãng xe Nhật Bản lại chỉ gọi Sentra 2013 là mẫu xe được phát triển dựa trên Sylphy.
Hai mẫu xe chỉ có một số khác biệt về hình thức, như các thanh crôm trên lưới tản nhiệt trước và ốp gỗ ở cụm điều khiển trung tâm – hai chi tiết có thể sẽ bị lược bỏ ở xe Sentra dành cho thị trường Bắc Mỹ.
Xe Sylphy sẽ được sản xuất tại nhà máy liên doanh Dongfeng Nissan Huadu ở Quảng Châu, và có mặt trước tiên tại thị trường Trung Quốc, rồi tới các thị trường lớn khác trên thế giới ngay trong năm nay và có thể là 120 thị trường tính đến năm 2014. Nissan hiện chưa công bố các tên gọi khác của mẫu xe cho từng khu vực thị trường.
Việc Nissan Sylphy có cạnh tranh được với Toyota Corolla Altis hay không có lẽ chỉ còn phụ thuộc vào giá bán.
Phong cách thiết kế ngoại thất của xe Sylphy nhìn chung thống nhất với “đàn anh” Altima 2013 mới ra mắt gần đây
Video đang HOT
Nhật Minh
Theo Dân trí
Thị trường ôtô Trung Quốc: Triển vọng hay vô vọng?
Tại triển lãm ôtô Bắc Kinh, các hãng ôtô hàng đầu thế giới đã công bố các kế hoạch tham vọng của mình nhằm chinh phục thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, liệu thị trường lớn nhất thế giới này có triển vọng như các nhà đầu tư mong đợi?
Tham vọng chung
Tại triển lãm ôtô Bắc Kinh lớn nhất từ trước tới nay từ 25/04 tới 2/5/2012, tất cả các hãng ôtô của châu Âu đều không giấu giếm tham vọng đặt một chân vào thị trường tiêu thụ ôtô lớn nhất thế giới này.
Ngay trước khi diễn ra triển lãm, hãng Fiat của Italia đã công bố một kế hoạch quy mô nhằm quay trở lại Trung Quốc với việc khởi động nhà máy Changsa, nơi sẽ cho ra đời dòng xe hòm Viaggio dành riêng cho thị trường Trung Quốc. Hãng PSA của Pháp cũng tái khẳng định tham vọng giành được 3.8% thị phần ôtô tại Trung Quốc trong năm 2012 và 5% vào năm 2015. Hãng này đã liên doanh với người khổng lồ GM của Mỹ và sẽ tung ra một dòng xe mới dành riêng cho người tiêu dùng Trung Quốc.
Một hãng xe khác của Pháp là Renault cũng cho thấy sự trở lại mạnh mẽ của mình tại triển lãm khi cho ra mắt mẫu sedan hạng sang Talisman, phiên bản Trung Quốc của mẫu SM7 do Renault Samsung lắp ráp tại Hàn Quốc.
Tuy nhiên, sắp tới việc lắp ráp sẽ có thể được chuyển về Trung Quốc bởi Renault đã ký kết thoả thuận sản xuất ôtô tại chỗ với hãng xe Dongfeng của Trung Quốc.
Những thương hiệu mới, nhà máy mới, mẫu mã mới... tất cả đều gắn với những kế hoạch chuyển hướng thị trường mạnh mẽ của các hãng xe hàng đầu thế giới sang Trung Quốc, khi mà tốc độ tăng trưởng của thị trường EU và Mỹ đang chững lại do những khó khăn của nền kinh tế. Trong nhiều năm trở lại đây, Volkswagen và General Motor đang là những hãng chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc.
Hai người khổng lồ này cũng đã chủ động củng cố vị trí của mình trong khu vực nội địa và phía Tây Trung Quốc bằng việc xây dựng thêm những nhà máy lắp ráp xe hơi mới. Với kế hoạch này, Volkswagen sẽ có 14 nhà máy liên doanh với đối tác Trung Quốc là Tập đoàn công nghiệp ô tô Thượng Hải (SAIC).
Nissan và Ford cũng triển khai những bước đi tương tự khi đầu tư 760 triệu euro xây dựng 1 nhà máy mới ở Hàng Châu. Hãng xe nổi tiếng của Đức BMW cũng không chịu đứng ngoài cuộc với kế hoạch phát triển một mạng lưới đại lý nhượng quyền ở Trung Quốc.
Những rào cản phải vượt qua
Trong khi những tham vọng và kế hoạch đang ồ ạt được tung ra, đang tồn tại những nguy cơ tiềm ẩn đe doạ sự thành công của những dự định tham vọng kể trên. Những con số thông kê gần đây đang cho thấy một số dấu hiệu bi quan về triển vọng của thị truờng này.
Năm 2011, tăng trưởng của thị trưòng ôtô Trung Quốc chỉ đạt 2.5%, tương đương 18.5 triệu xe được bán ra, một sự tụt dốc đáng ngại so với con số 30% của năm trước đó. Đà suy giảm này tiếp tục được duy trì sang năm nay, theo số liệu của Hiệp hội ôtô châu Âu, trong 3 tháng đầu năm 2012, tổng số xe bán tại Trung Quốc đã giảm 3.4% và chỉ đạt 4.7 triệu xe.
Nhưng các hãng xe hàng đầu vẫn đang đặt nhiều kỳ vọng vào thị trường đang nổi lớn nhất thế giới. Cơ sở của niềm tin này nằm ở tiềm năng của thị trường Trung Quốc với tỷ lệ phổ cập ôtô mới đạt 5%, so với con số 60 % tại châu Âu.
Nhưng các hãng xe hàng đầu vẫn đang đặt nhiều kỳ vọng vào thị trường đang nổi lớn nhất thế giới.
Nhưng trước đà tăng trưởng quá nóng của thị trường, giới chức Bắc Kinh đã buộc phải triển khai các biện pháp giảm sức nóng của nó. Trong vòng 5 năm, số lượng xe lưu thông của Trung Quốc đã tăng trung bình hàng năm từ 5 triệu xe lên 15 triệu xe. Điều đó đã khiến hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông của Trung Quốc bị quá tải và đặt ra nhiều vấn đề về môi trường.
Để giải quyết tạm thời vấn nạn tắc đuờng, một số thành phố lớn của Trung Quốc đã ban hành lệnh hạn chế đăng ký phương tiện giao thông mới.
Giải pháp hành chính này đã kìm hãm đáng kể tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp xe hơi. Bên cạnh đó, chính phủ Trung Quốc còn định hướng người tiêu dùng sang sử dụng sản phẩm nội.
Các hãng xe ngoại hiện đang chiếm khoảng 70% thị phần, tỷ lệ này còn cao hơn đối với các dòng xe hạng sang vốn đang có tốc độ tăng trưởng rất nhanh.
Trước thực tế đó, Trung Quốc đã tìm cách tạo ra các rào cản đối với xe ngoại mà mới đây nhất là quy định ngừng khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất ôtô được Bắc Kinh áp dụng từ 30/1/2012. Trước đó, tháng 12/2011, chính phủ Trung Quốc đã huỷ bỏ một số ưu đãi đối với doanh nghiệp ôtô, đặc biệt là các ưu đãi về thuế quan đối với các liên doanh ôtô với nước ngoài.
Nước này còn ép các hãng xe phải phối hợp với các đối tác nội để cho ra sản phẩm mới. Cùng từ năm 2011, việc nhập các dòng xe mới vào Trung Quốc phải đi kèm với các điều kiện chuyển giao công nghệ xanh (xe hybrid hoặc xe chạy điện). Chính quyền Bắc Kinh còn yêu cầu các quan chức cấp cao phải thay thế những chiếc Audi sang các loại xe nội địa.
Như vậy, để giữ vững được vị trí hoặc mở rộng thị phần đối với các hãng xe nước ngoài tại Trung Quốc là điều không hề dễ dàng. Tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế và việc các thị trường ôtô tại châu Âu và Bắc Mỹ đã bão hoà, hãng xe nước ngoài buộc phải phụ thuộc vào Trung Quốc để duy trì tăng trưởng và lợi nhuận.
Đầu tháng 2, trong chuyến thăm của Thủ tướng Đức Angela Merkel tới Trung Quốc, có thể thấy trong thành phần đoàn tháp tùng có nhiều ông chủ của ngành công nghiêp xe hơi.
Tại một thị trường cạnh tranh khốc liệt như Trung Quốc, các hãng xe thậm chí sẽ phải sử dụng nhiều thủ đoạn mới có thể thành công.
Theo VEF
Triển lãm ôtô Trung Quốc - Cá chép hoá rồng Tại sao các nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới đổ về Bắc Kinh? Chỉ vài năm không tới Trung Quốc, khi trở lại, bạn sẽ có cảm giác ngỡ ngàng trước sự thay đổi, đặc biệt là ở thủ đô Bắc Kinh. Tôi đến Trung Quốc lần đầu chỉ một thời gian ngắn sau khi GM mở nhà máy liên...