Toyota – Biểu tượng của ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản
Khi nói đến đất nước Nhật Bản, người ta nghĩ ngay đến hàng điện tử và ôtô và chăc chắn rằng biểu tượng của ngành ô tô Nhật Bản sẽ là Toyota.
Xuất hiện sớm tại Việt Nam với những chiếc Toyota Crown sang trọng dành cho các quan chức cao cấp vào những năm 90 của thế kỷ trước, hiện nay, sản phẩm của Toyota đã trở nên phổ biến, đa dạng và phong phú hơn rất nhiều. Giá cả, chất lượng và dịch vụ là những ưu tiên hàng đầu mà Toyota dành cho người tiêu dùng, chính vì thế, sẽ không là ngạc nhiên khi trên đường phố Việt Nam, cứ 10 ôtô thì có chừng 4 chiếc mang thương hiệu Toyota.
Tại thị trường Việt Nam, Toyota là công ty ôtô hàng đầu cung cấp xe hơi ở nhiều phân khúc khác nhau. Thành công của Toyota bắt nguồn từ sự kết hợp giữa tài năng kinh doanh thiên bẩm và những sắc màu văn hoá truyền thống của người Nhật Bản.
Từ Toyoda đến Toyota
Ông tổ của Tập đoàn Toyota là Sakichi Toyoda, một người thợ mộc tài hoa của xứ sở hoa anh đào. Sakichi Toyoda được biết đến trước hết bởi ông là một trong những người phát minh ra chiếc máy dệt hiện đại đầu tiên cho Nhật Bản.
Ông Sakichi Toyoda
Không chỉ là con người sáng tạo, Sakichi Toyoda cũng đã có trong mình những tố chất kinh doanh nhất định. Năm 1891, ông đã đăng ký bản quyền cho máy dệt của mình. Và cũng từ đó, Sakichi Toyoda trở thành ông chủ chuyên sản xuất máy dệt để bán.
Trong một lần sang Mỹ để tìm hiểu thông tin cho dự án máy dệt tự động mà ông đang nghiên cứu, như tình cờ, Sakichi Toyoda nhận thấy ôtô đã xuất hiện ở Mỹ khá nhiều mà Nhật Bản chưa có. Rồi đến khi có thông tin Nhà nước Nhật Bản phải nhập một lúc 800 xe ôtô của hãng Ford thì một lần nữa lòng tự ái dân tộc của Sakichi Toyoda lại nổi lên.
Video đang HOT
Chiếc máy dệt hiện đại đầu tiên của Nhật Bản được phát minh bởi ông Toyoda
Sau khi về nước, ông chia sẻ suy nghĩ đó với người con trai Kichiro Toyoda. Và ông đã đồng ý dành rất nhiều tiền để con trai thành lập một trung tâm nghiên cứu về ôtô do chính ông điều hành. Với quyết tâm và sự cần mẫn hiếm có, đúng phẩm chất đặc thù của người Nhật Bản, cha con Toyoda vừa duy trì sản xuất máy dệt vừa âm thầm chuẩn bị cho dây chuyền sản xuất ôtô đầu tiên của Nhật Bản. Bắt đầu năm 1930, lần lượt từng dây chuyền sản xuất vỏ xe, gầm xe rồi động cơ xe ôtô được gia đình Toyoda hoàn thiện.
Năm 1936, sau khi tiếp quản công ty Sakichi Toyoda, người con trai Kichiro đã đặt ra cái tên Toyota bằng cách thay chữ cái “d” bằng chữ cái “t” trong tên gọi Toyoda. Cái tên “Toyota” phát âm không rõ như Toyoda, nhưng nó thích hợp hơn đối với tâm lý quảng cáo, hơn nữa, chữ Toyota chỉ có 8 nét so với 10 nét của Toyoda. Theo quan niệm truyền thống của người Nhật, con số 8 mang lại sự may mắn và tượng trưng cho sự lớn mạnh không ngừng, trong khi đó số 10 là một số tròn trĩnh, không còn chỗ cho sự phát triển.
Tháng 4/1937, Toyota chính thức được đăng ký bản quyền thương mại. Và kể từ đó, thương hiệu Toyota trở thành một trong những biểu tượng, là niềm tự hào của mỗi người dân Nhật Bản.
Logo của Toyota bao gồm 3 hình eclipse lồng vào nhau
Sakichi Toyoda đã tổ chức một cuộc thi sáng tác biểu tượng cho công ty mới với những tiêu chí phải dễ hiểu, gợi tả được đó là một công ty trong nước và chứa đựng những âm tiết Nhật Bản. Trong số 27.000 mẫu biểu tượng được gửi về, có một biểu tượng mang tên “Toyota” với hình tròn bao quanh.
Hiện nay, Logo của Toyota bao gồm 3 hình eclipse lồng vào nhau (tượng trưng cho 3 trái tim) mang ý nghĩa: một thể hiện sự quan tâm đối với khách hàng, một tượng trưng cho chất lượng sản phẩm và một là những nỗ lực phát triển khoa học công nghệ không ngừng.
Khẳng định vị thế
Sau những năm chiến tranh thế giới II tàn khốc, đất nước Nhật Bản hoang tàn và đổ nát. May mắn thay, những nhà máy của Toyota tại tỉnh Aichi không bị bom nghiền nát. Điều đó giúp Toyota bắt đầu quá trình hồi phục bằng việc sản xuất những chiếc ôtô thương mại đầu tiên mang tên Model SA.
Trong 5 năm, đã có 215 chiếc SA Toyopet được sản xuất. Mẫu SD, một phiên bản cho xe taxi, có lẽ đạt được nhiều thành công hơn khi có 194 chiếc được sản xuất trong 2 năm. Mẫu SF Toyopet là chiếc ôtô thật sự phổ biến đầu tiên của Toyota với động cơ được cải tiến và có thêm phiên bản cho xe taxi. Mẫu RH với động cơ 48 mã lực được ra đời ngay sau đó. Ngoài những mẫu xe này, Toyota còn bắt đầu sản xuất một mẫu xe tải cho dân thường với tên gọi Land Cruiser. Khởi đầu cho quá trình vươn ra thế giới của Toyota bắt đầu từ năm 1958, hãng đã xuất khẩu chiếc Land Cruiser và Toyopet sang thị trường Mỹ. Tuy nhiên lợi nhuận thu về thì không mấy khả quan. Năm 1959, Toyota mở nhà máy tại Bra-xin. Đây là nhà máy đầu tiên của hãng ngoài lãnh thổ Nhật Bản.
Đặt dấu mốc quan trọng nhất trong lịch sử của hãng tại thị trường Mỹ là chiếc Crown phiên bản wagon và sedan. Sau đó, Toyota xuất sang Mỹ nhiều mẫu xe thể thao, xe hạng trung và dòng picup. Cho dù kiểu dáng không bắt mắt bằng những mẫu xe Mỹ nhưng chất lượng và độ an toàn đã dần chinh phục người tiêu dùng Mỹ, nơi có nền công nghiệp xe hơi lâu đời và phát triển nhất thế giới.
Toyota Crown
Nhờ khoa học công nghệ phát triển, cùng với đó là xu hướng sử dụng xe hơi ngày càng tinh tế và tiết kiệm nhiên liệu, các kỹ sư của Toyota đã không ngừng nghiên cứu để ra đời những “đời con” tinh thần có giá trị nhất. Trong đó phải kể đến những chiếc xe danh giá hiện nay như Toyota Camry, Innova đang làm mưa làm gió tại thị trường Việt Nam.
Theo Autopro
Chân dung 'bà hoàng' của ngành công nghiệp xe hơi
Thừa kế tập đoàn BMW từ người cha quá cố, bà Susanne Klatten đang là người giàu nhất trong ngành công nghiệp ô tô với khối tài sản lên đến 13 tỉ USD.
Bà Susanne Klatten hiện đang là chủ sở hữu của tập đoàn BMW và là người giàu nhất ngành công nghiệp xe hơi.
Theo danh sách các tỉ phú giàu nhất thế giới năm 2012 vừa được công bố bởi tạp chí danh tiếng Forbes, Susanne Klatten chứ không phải một đấng mày râu đang là người giàu có nhất trong ngành công nghiệp xe hơi.
Khối tài sản của người phụ nữ 49 tuổi này ước tính rơi vào khoảng 13 tỉ USD, giúp bà trở thành người giàu thứ 59 thế giới và là người giàu nhất nước Đức. Bản thân là một nhà kinh tế học, bà Klatten là người thừa kế tập đoàn BMW hùng mạnh từ người cha quá cố là Herbert Quandt, người đã cứu công ty này khỏi bờ vực phá sản vài thập kỷ trở về trước và biến nó trở thành một trong số những nhà sản xuất lớn nhất thế giới như hiện nay.
Ngoài BMW, bà Klatten còn sở hữu hàng loạt các công ty khác như công ty sản xuất hóa chất Altana và công ty khai thác năng lượng gió Nordex AG. Mặc dù là một doanh nhân thành đạt và không thích phô trương nhưng bà Klatten lại dính phải một vụ scandal lùm xùm trong suốt mội thời gian dài hồi năm 2009.
Trong vụ kiện năm đó, Klatten đã giành chiến thắng trong khi Sagrbi - tình nhân cũ, kẻ đòi tống tiền bà 49 triệu Euro bằng một video quay lại cảnh chăn gối của hai người - bị phạt 6 năm tù. Bà hiện đang sinh sống tại Bad Homburg, Đức.
Những nhân vật đáng chú ý khác cũng có mặt trong danh sách tỉ phú ngành công nghiệp ô tô bao gồm Stefan và Johana Quandt (cũng là thành viên trong gia đình bà Klatten) với tài sản lần lượt là 11,2 và 10 tỉ USD, và chủ tịch tập đoàn Hyundai Motor Chung Mong Koo (6,2 tỉ USD).
HẢI ĐĂNG
Theo Infonet
Bridgestone tiết lộ công nghệ in hình ảnh trên lốp Hãng lốp Nhật cho biết đã phát triển thành công kỹ thuật in lốp cho phép chủ xe bộc lộ phong cách cá nhân. Những chiếc lốp có mặt bên in hình hoa văn hoặc các bức ảnh nhiều màu sắc. Các thiết kế có thể được làm sẵn dưới dạng các tùy chọn. Hiện nay, phương pháp chế tạo lốp có dải...