Tower Defense là gì mà nhiều gamer “nghiện” nó đến thế?
Trong giới game thủ, chắc chắn ai cũng đã từng một lần chơi trò chơi dạng Tower Defense hay còn có cái tên thường dùng là Chống Cửa. Bạn có thể thấy chúng xuất hiện tại khắp mọi nơi, từ PC tới WebGame, Console Game, Mobile Game với hàng ngàn sản phẩm khác nhau.
Cách chơi của chúng hầu hết đều na ná như nhau nhưng lại được rất nhiều người ưa thích. Qua bài viết, hi vọng các bạn sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về thể loại game Tower Defense rất phổ biến này.
“Tower Defense là gì?”
Tower Defense là một thể loại game chiến thuật, mục đích xuyên suốt trò chơi là chặn đứng bước tiến của kẻ địch, bảo vệ cứ điểm được giao. Cứ điểm ở đây không quan trọng lắm, nó có thể là một toà thành hoặc một con đường hay chỉ là một bãi đất hoang, nhiệm vụ chính của game thủ là cản bước và tiêu diệt toàn bộ quân thù trước khi chúng đạt được mục đích.
Để hoàn thành nhiệm vụ phòng thủ được giao trước quân địch đông đảo và hung hãn, bạn sẽ được cung cấp nhiều loại vũ khí có công dụng khác nhau như làm chậm kẻ thù, tấn công từ xa, gây dam trên nhiều đối tượng cùng một lúc… Với mỗi tên bị tiêu diệt, người chơi sẽ nhận được một số tiền (hoặc điểm) nhất định, chúng được dùng để mua thêm trụ hoặc nâng cấp những gì đã có. Nhiều tựa game còn cho phép bạn “mua” thêm những gì nhận được hay giảm thời gian xây dựng cũng như nâng cấp vũ khí.
Lịch sử ra đời
Có một sự thật khá thú vị đó là Tower Defense bắt nguồn từ các trò chơi tấn công chòi hay vượt chòi thường được gọi là Tower Attack hay Reverse Tower Defense – những game ngược hẳn lại với nó.
Tựa game đầu tiên cần phải kể đến đó là Bokosuka Wars, được ASCII đưa ra thị trường năm 1983. Trong trò chơi này, bạn sẽ phải tấn công vào lâu đài của kẻ thù bằng cách tránh né các tháp canh và tìm cách hạ gục chúng. Cũng trong năm 1983, tựa game phòng thủ đầu tiên mang tên Hoi Hoi của Koei ra mắt trên PC (sau này được làm lại thành “Stop That Roach” trên máy Game Boy). Đây là một trò chơi dạng Turn – base (đánh theo lượt), người chơi sẽ phải tìm cách bảo vệ đồ ăn, bánh kẹo trước lũ gián.
Tựa game đầu tiên khởi đầu cho dòng game Tower Defense có tên là Rampart, được phát triển bởi công ty Atari Games, ra mắt năm 1990 nhưng không gây được ấn tượng đối với giới game thủ thời bầy giờ. Phải đến năm 1997 mới tiếp tục có sản phẩm tiếp nối, đó là một minigame trong Final Fantasy VII.
Thực tế thì dòng game Tower Defense có những ngày đầu cực kỳ khó khăn khi bị giới game thủ ghẻ lạnh bởi cách chơi quá đơn giản, đem lại cảm giác dập khuôn nhàm chán. Nhưng rồi chúng đã có bước chuyển mình mạnh mẽ nhờ vào sự trợ giúp của các game chiến thuật nổi tiếng khác là StarCraft, Đế Chế và nhất là WarCraft III.
Map X – Hero Seige, một trong những map TD được yêu thích trên WarCraft III.
Chính những custom map Tower Defense trên WarCraft III đã mang lại sự chuyển biến mạnh mẽ cho dòng game này, lối chơi được cái biến đa dạng hơn nhiều, đồng thời đem lại sự ganh đua giữa những người cùng chơi. Một vài cái tên nổi tiếng thường được nhắc đến là: X – Hero Seige, Green TD, Element TD, Azure TowerDefense…
Sau này, thể loại game Tower Defense có sức hút kỳ lạ đối với game thủ, nó trở nên cực kỳ phổ biến và xuất hiện trên tất cả các hệ máy, từ PC tới webgame, mobile game, console game… Những cái tên không thể không nhắc đến là Plant vs Zombie, Flash Element Tower Defense, GemCraft, Immortal Defense…
Đặc điểm gameplay và đồ hoạ
Như đã nói trong định nghĩa, một gameplay của dòng Tower Defense chỉ xoay quanh việc xây dựng tháp canh (mua vũ khí) để tiêu diệt kẻ thù trước khi chúng tới mục tiêu. Có 2 kiểu chống cửa chính. Trong kiểu đầu, bạn sẽ phải tính toán đặt các trụ có công năng khác nhau nhằm cản quân thù đi trên một con đường cố định cho trước. Với kiểu thứ hai, chính người chơi sẽ định hướng con đường kẻ địch phải đi qua đồng thời sắp đặt vũ khí để hạ gục toàn bộ chúng. Thông thường kẻ địch ở 2 thể loại này sẽ không tấn công được các đơn vị của bạn.
Ngoài những kiểu truyền thống trên còn có nhiều biến thế khác nhằm đem lại cảm giác mới mẻ cho người chơi, ví dụ như ngoài việc xây chòi, mua vũ khí, bạn sẽ phải điều khiển thêm một nhân vật nhằm dụ dỗ quân địch và sử dụng các loại vũ khí đã có để tiêu diệt chúng hay điều khiển một hero và nhóm lính chống lại đội quân địch đông đảo đang tiến đến cướp thành.
Video đang HOT
Orgs Must Die – một trong những biến thể của dòng game Tower Defense có lối chơi đa dạng rất thú vị.
Đồ hoạ của dòng game Tower Defense nhìn chung khá đa dạng và thường phụ thuộc vào chúng thuộc nhánh nào. Những trò chơi thuộc thể loại xây chòi cản địch thường có đồ hoạ cũng như lối chơi đơn giản, thường chỉ là minigame giết thời gian. Còn về phía những biến thể, chúng có đồ hoạ rất đẹp cộng với gameplay vô cùng thú vị, là sự kết hợp đa dạng với các thể loại game khác.
Tower Defense là một món ăn có vị khá lạ miệng trong số các thể loại trò chơi giải trí. Thay vì phải xông pha mở đường, tấn công tiêu diệt kẻ địch, giải đố… dòng game chống cổng có lối chơi an nhàn và thụ động hơn nhiều khi chỉ phải thao tác trong một không gian nhỏ quen thuộc. Đây vừa là điểm mạnh vừa là điểm yếu của các trò chơi dạng này. Game thủ dễ dàng bị cuốn vào lối chơi mang nặng tính sắp đặt, thụ động của Tower Defense sau khi trải nghiệm quá nhiều trò dạng khác nhưng cũng sẽ nhanh chóng cảm thấy nhàm chán khi vượt qua vài màn chống cổng gần như lặp đi lặp lại.
Plant vs Zombie – tựa game Tower Defense nổi tiếng, có rất nhiều phiên bản trên các hệ máy khác nhau.
Nói tóm lại, Tower Defense là dạng game không thể thiếu trên thị trường ngày nay, nó như là một món ăn giải ngán cho những thể loại khác. Có lối chơi khá thụ động, lặp đi lặp lại nhưng lại đòi hỏi tính chiến thuật khá cao. Mặc dù bạn không thể chơi những trò kiểu này suốt ngày tháng nhưng đôi khi nó lại có sức hút mãnh liệt đến kỳ lạ.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Những tay song kiếm uy dũng
Họ là những anh hùng cùng với cặp vũ khí trên hai tay.
Kratos trong God of War
Hình tượng Kratos trong God of War được người chơi ấn tượng về kỹ năng sử dụng đôi song đao với hệ thống đòn Hit-combo.
Kỹ năng khi Kratos thi triển đòn Hit-combo với cặp song đao sẽ tạo nên một "vũ điệu tử thần" đối với kẻ địch.
Mỗi khi phải đương đầu với số đông kẻ địch, người chơi sẽ thấy Kratos thi triển kỹ năng với cặp song đao rất linh hoạt, món vũ khí này sẽ theo từng đường xích mà tập trung vào một mục tiêu, tiếp đến là nó sẽ quăng quật ra tứ phía, khiến đa số kẻ địch xung quanh rất khó để tiếp cận được chiến thần.
Còn ở những trận đấu trùm kịch liệt, Kratos đã sử dụng đôi song đao theo cách khéo léo và có chiến thuật hơn. Nhờ một đoạn xích dài nối giữa hai cánh tay và cặp song đao, chiến thần có thể tấn công con trùm ở một khoảng cách vừa phải, điều này giúp nhân vật chính hạn chế được khả năng bị đối phương tấn công lại.
Blade of Chaos, món vũ khí khởi nguồn cho một huyền thoại.
Chiến thần được thay đổi ba cặp song đao trong từng phiên bản của game, đó là cặp song đao Blade of Chaos mà Kratos nhận được từ thần chiến tranh Ares, hai cặp song đao Blades of Athena và Blade of Exile đều nhận được từ nữ thần Athena.
Sức mạnh của ba cặp song đao này đều được dựa trên nguyên tố lửa và điểm thú vị nhất ẩn đằng sau mỗi lần Kratos thay đổi những cặp song đao này là hệ thống đòn hit-combo khi Kratos thi triển nó được thay đổi rõ rệt.
Liu Bei trong Dynasty Warrior 6
Liu Bei được đưa vào dòng game Dynasty Warriors bằng hình tượng của người anh hùng Trung Hoa. Ở phiên bản game Dynasty Warriors 6, loại vũ khí mà Liu Bei sử dụng được hãng Koei mô phỏng theo đúng cuốn tiểu thuyết của nhà văn La Quán Trung đề cập tới, đó là một đôi song kiếm.
Đôi song kiếm này khi chiến đấu chỉ gây mức sát thương rất thấp đối với kẻ địch, nhưng bù lại nó sở hữu tốc độ ra đòn nhanh, tầm ảnh hưởng của đường kiếm rộng và kèm theo đó là khả năng gây choáng váng cho kẻ địch.
Tuy nhiên, những đòn hit-combo được tạo ra bằng cặp song kiếm của Liu Bei lại không được đẹp mắt cho lắm, nhất là khi nhân vật này thi triển đòn đặc biệt, động tác của Liu Bei khiến người chơi có cảm giác rằng dường như nhân vật này đang sử dụng côn chứ không phải kiếm.
Tổng cộng có 3 cặp kiếm xuất hiện trong Dynasty Warriors 6 cho Liu Bei sử dụng để chống lại kẻ địch, đó là Strength and Virtue (Sức mạnh và Tư chất), Yin and Yang (Âm và Dương), Heaven and Earth (Thiên và Địa).
Nariko trong Heavenly Sword
Nariko vốn là con gái cưng của tộc trưởng một bộ tộc chiến binh nổi tiếng, ngay từ nhỏ cô đã được rèn luyện để sở hữu những kỹ năng võ công thượng thừa. Rồi một ngày kia, bộ tộc của Nariko bị đội quân do tên bạo chúa cầm đầu đẩy họ tới bờ vực của sự diệt vong, lý do là hắn muốn đoạt lấy thanh kiếm thần thánh mang tên Heavenly Sword mà bộ tộc này hiện đang cất giữ. Trước tình thế bắt buộc, Nariko đã liều mình sử dụng thanh kiếm báu này để có thể dẹp tan âm mưu đen tối của tên bạo chúa kia.
Heavenly Sword là thanh kiếm khá dày và nặng, điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho nhân vật khi di chuyển và thời gian thi triển đòn đánh khá lâu, nhưng bù lại, lực sát thương của Heavenly Sword rất mạnh, sẽ giúp ích rất nhiều cho Nariko trong trường hợp cô phải đương đầu với kẻ địch có vóc dáng to lớn và được trang bị lớp giáp trụ dày.
Nhưng đó là vấn đề khi đối phó với kẻ địch cósố lượng vài ba tên ít ỏi, còn khi phải đối mặt với mấy trăm địch thủ, nếu chọn hình thể như ban đầu để đối phó với chúng, nhân vật Nariko sẽ chết trước khi cô thi triển được đòn tấn công. Thực ra không khó để giải quyết vấn đề này vì tiền thân của Heavenly Sword được ghép lại bởi hai cây kiếm.
Nhân vật hoàn toàn có thể tách thanh kiếm này làm hai phần thông qua chế độ Speed Stance để dễ dàng hơn trong việc tấn công mục tiêu. Tuy ở hình thể này, sức mạnh tấn công của Heavenly Sword đã bị giảm sút đi khá nhiều nhưng thay vào đó, tốc độ ra đòn của Nariko khi sử dụng thanh kiếm này được cải thiện một cách rõ rệt. Hai sợi xích nối từ hai thanh kiếm với đôi tay, nhân vật có thể dùng cặp kiếm này để chọc xuyên qua người 4 đến 5 tên địch cùng một lúc, hơn nữa nó còn tạo ra vô số đòn hit-combo đẹp mắt.
Samanosuke Akechi trong Onimusha
Samanosuke là người anh hùng mà người chơi có trách nhiệm phải dẫn dắt xuyên suốt cốt truyện của dòng gameOnimusha. Ở phiên bản thứ 3 của Onimusha mang tên Demon Siege, trong trận chiến cuối cùng với chúa tể Nobunaga Oda, Samanosuke đã bất ngờ bị thế lực của Genma đưa về thời tương lai.
Samanosuke tìm thấy cặp song kiếm Tenso trong ngôi đền cổ Arch de Triomphe.
Tại đây, những món vũ khí thần thánh và sức mạnh của anh cũng bị biến mất một cách đầy bí ẩn. Sau khi thâm nhập một ngôi đền cổ Arch de Triomphe, Samanosuke đã tìm thấy cho mình một cặp song kiếm có tên Tenso. Trong truyền thuyết nước Nhật, Tenso được tạo thành bởi cặp răng nanh của một con kì lân, nó có thể hấp thụ ánh sáng để tạo nên sức mạnh riêng cho mình. Đây là món vũ khí thần thánh đầu tiên, giúp Samanosuke có khởi đầu mới tốt đẹp trong phiên bản Demon Siege.
Cặp song kiếm Tenso của Samanosuke có nhược điểm là lực sát thương khá yếu, cho dù người chơi có nâng cấp thanh kiếm này tới cấp độ cao nhất thì lực sát thương của nó cũng chẳng cải thiện được bao nhiêu. Tuy nhiên nó lại có ưu điểm tốc độ ra đòn khá nhanh và đòn đặc biệt của nó khi thi triển sẽ khiến kẻ địch bị lóa mắt tạm thời, tạo cơ hội cho lần tấn công tiếp theo của nhân vật chính.
Spartan trong Spartan: Total Warrior
Spartan là tên nhân vật chính trong game Spartan: Total Warrior, cũng giống như bao nhân vật khác, Spartan cũng sở hữu một đôi song kiếm trong bộ vũ khí của mình và nó tên gọi là Blades of Athena, cái tên giống như một cặp đao của chiến thần Kratos trong dòng game God of War.
Nhưng khác hẳn với Blades of Athena trong dòng game God of War, cặp song kiếm Blades of Athena trongSpartan: Total Warrior được thiết kế khá thô sơ, và nó sử dụng nguyên tố sấm sét làm điểm tựa tạo nên sức mạnh của mình.
Nó cũng sở hữu lực sát thương kinh hoàng với tốc độ ra đòn nhanh như chớp. Khi nhân vật chính thi triển đòn đặc biệt bằng cách để hai thanh kiếm này chạm vào nhau, nó sẽ tạo ra một khối kình lực sấm sét lớn, điều này khiến kẻ địch trong phạm vi 5 bước chân bị hạ gục ngay lập tức.
Dastan trong Prince of Persia 3: The Two Thrones
Khi vị hoàng tử Ba Tư này trở lại qua phiên bản The Two Thrones, anh ta đã mang theo một nhân cách mới bên trong con người mình với tên gọi Dark Prince. Tuy phong thái và kĩ năng của Dark Prince là một điểm nhấn mạnh mẽ trong Prince of Persia 3 : The Two Thrones, nhưng không phải mà vì thế mà hình ảnh về chàng hoàng tử Dastan bị mờ nhạt.
Ở phiên bản The Two Thrones, game thủ có thể thấy kĩ thuật Parkour trong việc leo trèo, bay nhảy của Dastan được cải thiện một cách rõ rệt, kèm theo đó là kỹ năng sử dụng các loại vũ khí hai tay của nhân vật này cũng đã được phát triển theo một cách rất mới, đó là sự kết hợp giữa kĩ thuật Parkour và kỹ năng cận chiến. Dastan hoàn toàn có thể bật vào tường, rồi lấy đà bật ngược lại dùng kiếm kết liễu địch thủ từ trên cao.
Không giống với những nhân vật khác, Dastan không bị ràng buộc bởi bất cứ một món vũ khí nào trên đôi tay của mình, nếu cần tới một đôi song kiếm để tấn công kẻ địch, chàng hoàng tử sẽ biết cách để đoạt lấy nó. Tốc độ khi Dastan thi triển những đòn hit-combo tuy chỉ đạt ở mức độ bình thường, nhưng người chơi hoàn có thể thấy được sự mạnh mẽ và dứt khoát trong từng đường kiếm của anh ta.
Theo Game Thủ
Orcs Must Die - Tựa game Tower defense không thể bỏ qua Vẫn là thể loại Tower defense quen thuộc nhưng nay còn có cả yếu tố hành động trong game. Theo xu hướng hiện nay của thể loại Tower defense người chơi không chỉ đơn thuần xây dựng các công trình phòng thủ mà bên cạnh đó, chính họ sẽ trở thành một phần trong việc cản bước tiến của kẻ thù. Orcs Must...