TOW tiếp tục nướng chín tăng T-72 Syria
Dù được trang bị lớp giáp Kontakt1, nhưng xe tăng T72 của Quân đội chính phủ Syria liên tiếp bị tên lửa TOW nướng chín trên chiến trường.
Tăng chủ lực bị nướng chín
Phiến quân Syria vừa đăng tải hình ảnh dùng tên lửa TOW tấn công xe tăng T-72 của Quân đội chính phủ Syria. Dù không tiết lộ địa điểm vụ tấn công nhưng lực lượng này khẳng định vụ việc vừa diễn ra.
Theo những hình ảnh công khai, ngay khi bị tên lửa TOW bắn trúng, ngọn lửa đã bùng lên rất cao và có vẻ quả đạn chống tăng đã xuyên thủng vào bên trong xe T-72 và kích nổ hòm đạn hoặc là phần thuốc phóng.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên xe tăng T-72 của Quân đội chính phủ Syria bị bắn hạ kể từ đầu cuộc chiến (năm 2011) tới nay, theo những số liệu công khai có hàng chục chiếc T-72 bỏ mạng trước vũ khí chống tăng của phiến quân.
Hình ảnh xe tăng T-72 Syria bị trúng đạn chống tăng.
Sau khi cuộc nội chiến Syria nổ ra, giới phân tích quân sự đã đặc biệt chú ý tới lực lượng tăng thiết giáp của quốc gia Trung Đông này. Tuy nhiên, thông tin về số lượng xe tăng của Syria có những khác biệt đáng kể.
Video đang HOT
Nhiều nguồn tin cho rằng Syria sở hữu một lực lượng tăng thiết giáp mạnh với khoảng 1.500 xe tăng T-72. Tuy nhiên, cũng có thông tin cho rằng Syria chỉ có khoảng 700 chiếc loại này, trong khi phần lớn xe tăng còn lại là những mẫu cũ hơn và đã bị “gỉ sét” tại các căn cứ.
Theo thông tin từ trang Chiến lược của Mỹ, trong quá khứ Syria đã đặt mua tổng cộng hơn 700 chiếc tăng T-72. Lô đầu tiên gồm 150 chiếc T-72 Ural được Syria đặt mua của Liên Xô và nhận hàng vào cuối những năm 1970. Đến năm 1982, lô hàng thứ hai gồm 300 chiếc T-72 cũng đã được Liên Xô chuyển giao cho Syria.
Đến lô thứ ba gồm 252 chiếc T-72M1, Syria quay ra đặt mua của Tiệp Khắc. Tuy nhiên, khi hợp đồng mới được thực hiện một phần thì năm 1992, Tiệp Khắc tan rã tách ra thành Czech và Slovakia. Khi đó, tổng cộng 194 chiếc T-72 đã được chuyển giao cho Syria. Một năm sau đó, Slovakia tiếp tục hoàn tất chuyển giao 58 chiếc T-72M1 còn lại theo hợp đồng cho Syria.
T-72 Ural là mẫu xe tăng xuất khẩu của Liên Xô vào cuối những năm 1970. Ngoài Syria, Liên Xô còn bán mẫu này cho một số nước trong khu vực như Iraq, Algeria và Libya.
Một trong những lý do khiến Syria ồ ạt mua T-72 là do những thất bại của quân đội nước này trước Israel trong các cuộc chiến năm 1967 và 1973. Nhưng sau đó, Syria lại niêm cất phần lớn số T-72 mua về và chỉ sử dụng một số nhỏ loại tăng này trong các cuộc chiến với Israel trong những năm 1980.
Syria được ưu ái
Lô xe tăng thứ hai mà Syria mua của Liên Xô vào năm 1982 gồm 300 chiếc T-72A. Đây là trường hợp ngoại lệ khi Liên Xô xuất khẩu T-72A cho Syria.
Ngay cả các nước trong Khối hiệp ước Warsaw khi đó cũng chỉ được mua những chiếc T-72M1, một phiên bản “hạ cấp” của T-72A. Sau khi Liên Xô tan rã, năm 1996, nước duy nhất không thuộc Liên Xô là Hungary mới mua được T-72A từ Belarus.
Xe tăng T-72 của Quân đội chính phủ Syria.
Những chiếc T-72A mà Syria mua của Liên Xô được sản xuất chỉ một năm trước khi giao hàng và được chuyển thẳng từ các kho của quân đội Liên Xô. Tại Syria, những chiếc tăng này được biết đến là loại T-82, trong đó 82 thể hiện năm nhận hàng. Cho tới nay, Syria vẫn sử dụng cách gọi này. Chính vì vậy, T-72A hay T-72AV không bao giờ được dùng để phân loại tăng ở Syria.
Lô hàng 300 chiếc T-72A được Syria trang bị cho 2 lực lượng là Vệ binh Cộng hòa và Sư đoàn thiết giáp số 4. T-72A của Vệ binh Cộng hòa có màu ngụy trang kiểu sa mạc, trong khi T-72A của Sư đoàn thiết giáp số 4 có màu xanh lá cây.
Một trong những “ưu tiên” đặc biệt nữa mà Liên Xô dành cho Syria là loại đạn chống tăng 3BM-44 sử dụng cho pháo 125 mm trên T-72. Người ta tin rằng loại đạn này chưa từng được Liên Xô xuất khẩu. Ngoài ra, Syria cũng nhận được loại đạn chống tăng cũ hơn là 3BM-23. T-72A còn có một lớp chống bức xạ trên tháp pháo mà T-72M1 không có.
Theo_Báo Đất Việt
Syria: Chiến đấu cơ Nga tiếp tục phá hủy 4 cơ sở sản xuất dầu của IS
Các máy bay chiến đấu của lực lượng không quân Nga mới đây tiếp tục tiến hành nhiều cuộc không kích trúng 4 cơ sở sản xuất dầu của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Raqqa và Homs (Syria)
Hình ảnh cơ sở sản xuất dầu bất hợp pháp của IS ở Syria bị máy bay Nga dội bom
Ngày 6-6, Trung tâm Nga về hòa giải các bên tham chiến tại Syria thông báo trên mục tin tức hàng, các chiến đấu cơ của lực lượng không quân nước này đã dội bom phá nát 4 cơ sở sản xuất dầu bất hợp pháp của IS tại các tỉnh Raqqa và Homs.
Tuần trước, máy bay ném bom Su-34 của Nga cũng đã dồn dập không kích vào mục tiêu nhà máy lọc dầu do IS kiểm soát gần khu dân cư Ras al-Ayn, tỉnh Al-Hasakah, cách Raqqa khoảng 42km, và phá hủy một bể chứa dầu của nhóm khủng bố.
Những hoạt động gần đây của quân đội Nga trong cuộc chiến diệt IS đã có hiệu quả đáng kể, nguồn cung cấp tài nguyên của lực lượng khủng bố đã bị cắt giảm phần lớn. Tuyến đường thương mại dầu khí với thổ Nhĩ Kỳ, cũng như các tuyến cung cấp vũ khí chính cho các nhóm phiến quân đã bị chặn. Trước đó, Nga nhiều lần cáo buộc Ankara tiếp tay cho IS và các nhóm vũ trang cực đoan khác buôn lậu dầu.
Để tăng cường hơn nữa các kết quả đạt được, Moscow vẫn sẽ tiếp tục tiến hành giám sát trên không, nguồn tin quân sự cho biết thêm.
Moscow bắt đầu chiến dịch không kích chống IS ở Syria vào ngày 30-9-2015 theo đề nghị của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Đến giữa tháng 4 năm nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu rút lực lượng không kích chủ lực ở Syria, và chỉ duy trì lực lượng nhất định để tiếp tục dội bom phiến quân IS.
Theo_An ninh thủ đô
Nga thành lập 6 tiểu đoàn tăng thiết giáp mới Nga sẽ thiết lập các tiểu đoàn tăng thiết giáp trong 6 đơn vị không kích thuộc Lực lượng Phòng không trước cuối năm 2018. Đó là thông tin vừa được một nguồn tin cấp cao trong Lực lượng Phòng không Nga đưa ra hôm qua (24/5). "Tất cả các đơn vị không kích của chúng tôi, gồm hai sư đoàn và bốn...