“Tour du lịch Formosa” là phản cảm, không phù hợp!
Mới đây Liên hiệp Khoa học Phát triển bền vững (STDe) đã đưa ra ý tưởng khá lạ là lập một “ Tour du lịch Formosa” với 4 điểm tham quan tại 4 tỉnh miền Trung nơi gánh chịu thảm họa nước thải của Formosa thời gian qua. Đáng nói, các ý tưởng đều xoay quanh sự những cái tên như: “Formosa”, “cá – thép hóa rồng”, “cá Gỗ”, mối tình “nàng cá” và “chàng thép”…
Ý tưởng của dự án “lạ” trên đã khiến dư luận có những ý kiến khác nhau, thậm chí trái chiều, chia sẻ với PV báo Dân Trí, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan bình luận: “ Tour du lịch Formosa” là phản cảm, không phù hợp!.
Chuyên gia Phạm Chi Lan nói: Tôi đã đọc dự án, đã tìm hiểu và thấy nhiều chi tiết rất không phù hợp, thậm chí phản tác dụng, phản cảm.
“Họ lấy ý tưởng du lịch đến những nơi từng xảy ra thảm họa của Nhật hoặc một số nước khác, nhưng đó là những nơi mà họ đã xử lý xong, hậu quả do tự nhiên hoặc không phải cố ý. Tôi hiểu họ vận dụng tư duy kinh tế, trong nguy có cơ (trong khủng hoảng, có cơ hội) nhưng đưa ra lúc này chưa phù hợp vì Formosa chưa làm hết trách nhiệm và cam kết của mình”, vị chuyên gia kinh tế bình luận.
Được biết, chủ nhân ý tưởng và các cá nhân tham gia dự án này đã đưa ý tưởng lên facebook để tranh thủ ý kiến của người dân, nhằm thay đổi nhận thức của người dân du lịch đến những nơi từng xảy ra thảm họa.Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là tại sao lại có sự kết nối giữa cá và thép ở đây bởi khi nói đến thép tại 4 tỉnh miền trung, người ta sẽ nghĩ ngay đến Formosa, công ty làm phát sinh những thảm họa môi trường. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng việc lạm dụng các từ khóa Formosa, cá – thép, cá gỗ, cá – thép hóa rồng dành cho tour du lịch trên chưa phù hợp, nhiều người nghĩ “ăn theo” một sự kiện để gây sự chú ý.
Theo Chuyên gia Phạm Chi Lan: “Đưa dự án này ra là rất không phù hợp, thậm chí sẽ bị dư luận ném đá rất nhiều bởi nó đồng nghĩa với việc chúng ta thừa nhận việc vi phạm của Formosa là chuyện đã rồi, chấp nhận và đưa ra giải pháp cứu dân. Nhưng ai sẽ đến tham quan, tắm biển chỉ bằng 1 dự án này. Trong khi đó Formosa không chỉ thải ra biển chất độc ra biển, họ đã chôn lấp chất thải ở nhiều nơi. Khi chưa hoạt động đã vậy, còn nếu hoạt động thì việc khí thải sẽ ra sao, có độc hay không? Chúng ta phải bắt buộc họ tuân thủ pháp luật”.
“Việc đưa các từ như “cá – thép”, “cá Gỗ” là rất phản cảm, “cá – thép” hóa rồng là cái gì? Cha ông ta chỉ có khái niệm “cá chép hóa rồng”, chưa ai nói “cá – thép hóa rồng” cả. Ý tưởng này mặc nhiên hòa trộn, thừa nhận mối quan hệ tự nhiên giữa cá và thép? Thêm nữa, “cá Gỗ” là ám chỉ thời kỳ nghèo đói của người dân Hà Tĩnh, nên rất nhạy cảm. “Cá – thép hóa rồng” nhưng liệu đời sống người dân tại đây có hóa rồng hay không?”, Chuyên gia Chi Lan bức xúc nói.
Video đang HOT
Theo bà Lan, trong khi chúng ta đang phải bắt Formosa phải xử lý hậu quả hoặc cam kết giữ gìn môi trường; người dân đang phải gánh chịu những hậu quả ghê gớm, nỗi đau vẫn còn đó. Một tour du lịch cổ động như này không thể là giải pháp, nó lại xoáy vào nỗi đau của đồng bào, gây rất phản cảm thậm chí bị dư luận ném đá cho ngay.
Trước đó, Liên hiệp Khoa học phát triển bền vững (STDe) đã đưa ra ý tưởng dự án “Tour Du lịch Formosa” nhằm “đánh thức” du lịch miền Trung xây dựng 4 điểm du lịch tại 4 tỉnh chịu thiệt hại nặng nề của thảm họa từ Formosa là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,…
Điểm thứ nhất, lập Khu du lịch cá – thép, đây là ý tưởng về mối tình của nàng cá và chàng thép (vị trí tại Đèo Con – Khu Công nghiệp Vũng Áng – Hà Tĩnh). Tại đây, khách du lịch sẽ chứng kiến “mối tình” cá – thép và sự chung sống hài hòa qua các hoạt động du lịch trải nghiệm như: Đua mô-tô cá thép, cà phê cá thép, trải nghiệm 1 đêm ngủ trong bụng cá thép (khách sạn cá thép), tham quan bảo tàng các tác phẩm nghệ thuật từ cá thép…
Huyền thoại loài cá Gỗ sẽ là điểm dừng chân thứ 2 theo ý tưởng, nơi mà nàng cá Gỗ sinh ra và lớn lên được tái hiện tại địa điêm bãi biển Hải Trạch (Quảng Bình). Tại đây, du khách sẽ được tìm hiểu về tổ tiên, nguồn gốc và huyền thoại về loài cá Gỗ (ông của nàng cá), được ăn thử bữa cơm làng chài với cá Gỗ và tham gia chế tác, điêu khắc cá Gỗ…
Điểm thứ ba là khu du lịch “Thép đã tôi thế đấy…” dự kiến là địa điểm bãi biển Triệu An, Quảng Trị, tái hiện cảnh cá – thép vượt cổng Vũ Môn, đây là nơi sẽ kết nối 3 công viên chuyên đề độc đáo mang tên: Cá – cát; cá – gió và cá – nắng…
Điểm nhấn cuối cùng là khu du lịch cá – rồng: Nơi cá -thép tái sinh và hóa rồng tại điểm bãi biển Lăng Cô, Huế. Quá trình hóa thân của cá -thép, thoát xác thành rồng, tham quan tượng đài cá thép hóa rồng…
Theo bà Nguyễn Thu Hạnh, Chủ tịch STDe, mục đích của ý tưởng “Tour du lịch Formosa” là nhằm cứu dân, thương đồng bào miền Trung khi mất cả du lịch, cả cá nên phải nghĩ ra hướng đi khác để giúp người dân có cơ hội công ăn, việc làm, nguồn thu từ du lịch… Theo Chủ tịch của STDe, toàn bộ chi phí cho dự án trên là do STDe tự bỏ tiền không có ai hỗ trợ cả.
Theo Dân Trí
Ngư dân chuyển nghề trồng trọt, chăn nuôi sau sự cố môi trường
Để ổn định cuộc sống ngư dân Quảng Trị sau sự cố môi trường biển, các giải pháp được đưa ra là phát triển trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi tàu lên công suất lớn đi đánh bắt xa bờ...
Ngư dân mong muốn đóng mới tàu có công suất lớn để vươn khơi bám biển. Ảnh:Hoàng Táo.
Sáng 12/7, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị bàn giải pháp chuyển đổi sinh kế cho người dân 16 xã, thị trấn ven biển bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển.
Ông Võ Văn Hưng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị cho hay sự cố môi trường biển gây ảnh hưởng đến 8.000 hộ gia đình, với 44.000 nhân khẩu và 2.800 tàu thuyền tại 16 xã, thị trấn ven biển.
Ngoài ngư nghiệp, các khu du lịch, nhà hàng ven biển cũng bị đình trệ, lượng khách chỉ còn 1/10 so cùng kỳ. Cuộc sống người dân bị đảo lộn, thu nhập sụt giảm nghiêm trọng.
Để đảm bảo sinh kế cho người dân, ông Hưng đề nghị trước mắt ổn định cuộc sống người dân bằng phát triển các ngành nghề truyền thống như trồng trọt, chăn nuôi, phát triển nuôi trồng, khai thác thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá, cùng với đào tạo, chuyển đổi nghề...
Nội dung quan trọng nhất là chuyển đổi 50% tàu có công suất dưới 90CV lên trên 90CV, đóng mới 100 tàu công suất trên 90CV để đánh bắt trung bờ và xa bờ, ông Hưng cho hay. Hiện, trong số tàu thuyền bị ảnh hưởng có đến 2.600 tàu khai thác ven bờ, dưới 90CV.
Theo ông Trần Hữu Hùng, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh, ngư dân trong huyện mong muốn có nguồn vốn đóng mới tàu đánh bắt xa bờ, trung bờ. "Trước mắt, ngư dân đăng ký đóng mới 77 tàu trung bờ, xa bờ với tổng số vốn 240 tỷ đồng. Chúng tôi bám biển, bám làng chứ không ly nông, ly hương", ông Hùng nói.
Tương tự, ông Trương Chí Trung, Chủ tịch UBND huyện Gio Linh nhấn mạnh kinh tế biển sẽ tiếp tục là chủ đạo, gắn liền với bảo vệ chủ quyền. Ông Trung cho hay ngư dân huyện này đăng ký đóng mới 57 tàu trung bờ và xa bờ.
Hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng cũng bày tỏ mong muốn có nguồn vốn cho ngư dân vay để cải hoán, nâng cấp và đóng mới tàu công suất lớn để vươn khơi xa. Ngư dân kiến nghị mở rộng đối tượng vay theo quy định của Nghị định 67 của Chính phủ về chính sách phát triển ngành thủy sản.
Ngư dân không thể ra biển nên ra bãi biển trồng khoai để nuôi heo. Ảnh: Hoàng Táo.
Ngoài ra, lãnh đạo các huyện, xã cũng đề nghị phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển sản xuất, tăng cương xúc tiến thương mại, tạo đầu ra cho sản phẩm của người dân...
Kết luận hội nghị, ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết sẽ hỗ trợ ngay cho 16 xã, thị trấn số tiền 3,2 tỷ đồng, cùng 16 kỹ sư nông nghiệp để xây dựng các mô hình nông nghiệp điển hình, nhằm từ đó nhân rộng để ổn định đời sống người dân.
Cùng với đó là rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để giao đất cho người dân canh tác, chuyển đổi tàu thuyền sang trung bờ, xa bờ cùng với xây dựng bến neo đậu, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở sàn giao dịch việc làm... để tạo sinh kế bền vững cho người dân.
Hoàng Táo
Theo VNE
Hơn 500 ngư dân nộp đơn kiện Formosa Do cuộc sống bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển Formosa, hơn 500 ngư dân Hà Tĩnh, Nghệ An đã đâm đơn kiện đòi bồi thường. TAND thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) xác nhận đến trưa hôm nay đã tiếp nhận tổng cộng hơn 500 đơn của người dân ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) và xã Kỳ Hà (thị...