Touch Cover và Type Cover của Surface: Có gì hot?
Tuy có giá thành không hề rẻ nhưng nếu bạn là người có hầu bao rủng rỉnh, đừng ngại ngần khi sắm 1 trong 2 thiết bị này để có thể cảm nhận được hết sức mạnh và sự khác biệt của Surface.
Ngay sau khi Apple giới thiệu hai chiếc tablet mới của mình là iPad 4 và iPad mini được ít ngày thì một người khổng lồ công nghệ khác là Microsoft cũng làm chấn động giới công nghệ toàn cầu với việc chính thức tung ra thị trường chiếc Surface. Để nói về tablet này không còn từ ngữ nào khác là một cuộc cách mạng thực sự trong cả thiết kế và trải nghiệm. Một trong những điểm nổi bật mà Surface ăn đứt iPad cũng như các loại máy tính bảng khác chính là phụ kiện Touch Cover là Type Cover kèm theo máy.
Về cơ bản, hai thiết bị này đóng vai trò chính là bảo vệ cho màn hình của Surface. Cả hai đều có thiết kế chắc chắn nhưng cũng rất mỏng và nhẹ, Touch Cover chỉ dày có 3mm, trong khi Type Cover là 6mm. Tuy nhiên, điểm nhấn của Touch và Type lại nằm ở mặt sau của chúng. Cả hai đều được trang bị bàn phím đầy đủ và bàn di chuột cảm ứng. Touch Cover sử dụng phím bấm loại cảm ứng, còn Type Cover là phím bấm vật lý thật, các phím trên Type cũng lớn và sít hơn Touch đôi chút.
Microsoft đã tích hợp trong cả hai thiết bị một bộ gia tốc kế (accelerometter) có nhiệm vụ ghi nhận điểm gõ phím, cũng như tốc độ và lực nhấn của người dùng để đưa ra những phản hồi chính xác nhất có thể. Ngoài ra Type Cover tuy rất mỏng nhưng cũng có hành trình phím bấm là 1,5 mm, không quá lớn cũng đủ để người dùng cảm nhận độ đã tay khi soạn thảo.
Video đang HOT
Về cơ chế hoạt động, đúng như tên gọi của mình, Touch Cover hoàn toàn là một thiết bị cảm ứng, với bề mặt hoàn toàn phẳng. Nhiều người tự hỏi, vậy một thiết bị như vậy liệu có đem lại khác biệt gì so với bàn phím ảo trên Surface không? Dĩ nhiên là có, trên mỗi phím của Touch Cover đều được Microsoft làm ráp và sần lên đôi chút, không nhiều nhưng đủ để người dùng cẩm nhận tay mình đang nằm ở vị trí nào trên keyboard. Bàn di chuột của thiết bị này hoàn toàn giống với loại trên laptop, tuy rằng kích thước có nhỏ hơn đôi chút. Bộ phận này hoạt động trơn tru, và chính xác như đúng mong đợi của khách hàng. Nói chung ngoài việc phải mất một thời gian làm quen với cảm giác không thật tay khi sử dụng, thì không có gì đáng chê trách trên Touch Cover hết.
Type Cover lại hướng đến phân khúc khách hàng rất cụ thể – những người thường xuyên phải soạn thảo văn bản trên máy tính. Như đã nói ở trên, đây là loại bàn phím vật lý siêu mỏng và siêu nhỏ, toàn bộ chỉ gói gọn trong 10 inch đường chéo. Tuy vậy, những người khó tính vẫn có cớ để chê bai Type Cover. Lý do là Microsoft thiết kế phím bấm theo kiểu chiclet để giảm tối đa độ dày. Tuy nhiên điều này cũng có mặt trái của nó, kích cỡ quá nhỏ đã khiến các phím phải nằm quá sát nhau, khi nhấn sẽ có cảm giác hơi chặt tay, thậm chí đôi lúc bạn sẽ có cảm tưởng bị “dính” phím khi gõ nhanh và không đủ mạnh.
Hiện tại, Type Cover có 5 màu sắc khác nhau cho người dùng lựa chọn với giá 120 USD (khoảng 2,4 triệu VNĐ), khá đắt so với một chiếc ốp máy. Type Cover sẽ đắt hơn một chút, với giá 130 USD (khoảng 2,6 triệu VNĐ). Tuy vậy, nói chung là bỏ ra từng đó tiền để biến chiếc Surface thành một “laptop” thứ thiệt cũng không quá vô lý. Nếu bạn là người có hầu bao rủng rỉnh, đừng ngại ngần khi sắm 1 trong 2 thiết bị này để có thể cảm nhận được hết sức mạnh và sự khác biệt của Surface.
Theo genk
Microsoft mở các trung tâm trải nghiệm Surface ở châu Âu và Úc
Người dùng quan tâm đến thiết bị máy tính bảng Surface của Microsoft sẽ có cơ hội trải nghiệm thực tế sản phẩm này tại rất nhiều trung tâm của Microsoft trên toàn thế giới.
Microsoft đang có kế hoạch thành lập một số trung tâm trải nghiệm máy tính bảng Surface tại nhiều quốc gia châu Âu và nước Úc nhằm cho phép mọi người ghé thăm có thể trải nghiệm thực tế thiết bị tablet vừa ra mắt này. Một số trung tâm đã được Microsoft mở cửa tại Úc, Đức, Anh, Pháp và dự kiến sắp tới sẽ mở cửa tại thị trường Mỹ.
Một trung tâm trải nghiệm Surface tại Berlin.
Một du khách ghé thăm trung tâm trải nghiệm tại Berlin, Đức đã chụp lại một số hình ảnh tại đây. Mỗi trung tâm sẽ có sẵn 2 chiếc máy tính bảng Surface để mọi người được dùng thử, thậm chí du khách còn có thể lựa chọn thuê thiết bị này trong một khoảng thời gian nhất định.
Những người đã tham gia trải nghiệm thực tế thiết bị này cho biết chiếc máy tính bảng Surface thực tế nặng hơn so với vẻ nhỏ bé bên ngoài.
Hiện tại Microsoft đang bán thiết bị này với mức giá như sau:
- Phiên bản 32 GB không có Touch Cover: 499 USD.
- Phiên bản 32 GB đi kèm Touch Cover đen: 599 USD.
- Phiên bản 64 GB đi kèm Touch Cover đen: 699 USD.
- Phiên bản 32 GB đi kèm Touch Cover chọn màu: 618,99 USD (Touch Cover có các màu bao gồm đen, trắng, cam, xanh, hồng với là 119,99 USD.)
- Phiên bản 32 GB đi kèm Type Cover: 628,99 USD.
Theo Genk
Surface: Kỳ công sáng chế của Microsoft Ông Panos Panay, tổng giám đốc phụ trách dự án Surface của Microsoft đã tổ chức một sự kiện nhỏ dành cho báo chí để giới thiệu về quá trình tạo ra máy tính bảng Surface tại trụ sở của Microsoft ở Redmond, Washington. Panay và Steven Sinofsky, trưởng dự án Windows, đã trở thành những hướng dẫn viên cho đoàn khách thăm...