TotalEnergies công bố lợi nhuận cao nhất trong lịch sử
Vào hôm 8/2, tập đoàn TotalEnergies của Pháp cho biết, nhờ điều kiện giá khí đốt và dầu thô tăng, trong năm 2022, tập đoàn đã thu về khoản lợi nhuận ròng 20,5 tỷ USD.
Đây là con số lớn nhất từng được ghi nhận cho một tập đoàn lớn của Pháp, cũng như con số lớn nhất từng được ghi nhận trong lịch sử của CAC40.
Trên thực tế, lợi nhuận ròng của tập đoàn (không tính những yếu tố đặc biệt) lên tới 36,2 tỷ USD, nhưng TotalEnergies cũng báo lỗ gần 15 tỷ USD do quyết định rút dần hoạt động khỏi Nga . Số tiền này có khả năng hồi sinh lại những cuộc tranh luận về “siêu lợi nhuận” của ngành năng lượng trong thời chiến.
Video đang HOT
Như các đối thủ từ Mỹ và Anh, tập đoàn Pháp đã hưởng lợi rất nhiều từ tình trạng giá hydrocarbon tăng, nhất là với khí đốt. Sau khi nổ ra cuộc chiến Nga – Ukraine, các đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang châu Âu đã bị đóng cửa, mở màn cho cuộc chạy đua tranh giành khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG).
Do đó, trong quý IV, tập đoàn lại tận dụng được “điều kiện thuận lợi, cũng như sự gia tăng sản lượng hydrocarbon ( 5%) và doanh số bán LNG ( 22%)”. Đây là lời nhận xét của ông Patrick Pouyanné – Giám đốc điều hành của TotalEnergies.
Cũng theo ông, trong năm 2022, “tập đoàn đã tận dụng triệt để danh mục LNG toàn cầu của mình”. Nhờ kết quả đạt được, TotalEnergies đã tăng tỷ suất cổ tức. Như vậy, vào tháng 12 năm 2022, mỗi cổ đông được trả thêm 1 euro tiền cổ tức đặc biệt, nâng giá trị cổ phiếu năm 2022 lên 3,81 euro/cổ phiếu.
Dự báo sản lượng khí đốt tự nhiên của Mỹ năm 2023 cao kỷ lục
Ngày 8/2, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết sản lượng khí đốt tự nhiên của Mỹ có thể đạt mức cao kỷ lục trong năm nay, mặc dù nhu cầu sẽ giảm.
Tàu chở khí hóa lỏng MV Excelsior neo tại cảng Texas, Mỹ. Ảnh: Bloomberg/TTXVN
Trong báo cáo Triển vọng năng lượng ngắn hạn tháng 2, EIA dự báo sản lượng khí tự nhiên khô của Mỹ sẽ tăng lên 100,27 tỷ feet khối/ngày (2,8 tỷ mét khối) trong năm nay và 101,68 tỷ feet khối/ngày vào năm 2024, từ mức kỷ lục 98,09 tỷ feet khối/ngày vào năm 2022.
EIA cho biết tăng trưởng sản xuất khí đốt tự nhiên của Mỹ đã vượt xa tốc độ tăng trưởng nhu cầu trong vài tháng qua, giúp hạ nhiệt giá khí đốt tự nhiên.
Cơ quan này dự báo trong năm nay, giá khí đốt tự nhiên giao ngay tại Trung tâm phân phối khí đốt tự nhiên Henry Hub ở bang Louisiana sẽ ở mức trung bình 3,4 USD/MMBtu (1 triệu Btu - đơn vị nhiệt của Anh, thường được sử dụng ở Mỹ). Mức giá này giảm gần 50% so với năm ngoái do thời tiết "ấm hơn thường lệ" vào tháng 1 năm nay, dẫn đến mức tiêu thụ khí đốt tự nhiên ít hơn và lượng hàng tồn kho tăng trên mức trung bình trong 5 năm qua (2018-2022).
Tuy nhiên, EIA cho rằng giá khí đốt tự nhiên vẫn rất biến động. Báo cáo nêu rõ: "Các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và tình trạng gián đoạn sản xuất vẫn có thể khiến giá khí đốt tự nhiên tăng đột biến ở cả Henry Hub và các thị trường khu vực. Tuy nhiên, nguy cơ này sẽ giảm dần khi bước vào mùa Xuân, đặc biệt là khi lượng tồn kho hiện đã tăng trở lại trên mức trung bình trong 5 năm qua".
EIA dự báo tồn kho khí đốt tự nhiên của Mỹ khi kết thúc mùa khai thác vào cuối tháng 3 ở mức hơn 1.800 tỷ feet khối, cao hơn 16% so với mức trung bình 5 năm qua. Xuất khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) năm nay cũng được dự báo tăng 11% so với năm 2022 sau khi cơ sở Freeport hoạt động trở lại.
Báo cáo cũng dự báo mức tiêu thụ LNG toàn cầu tăng 1,1 triệu thùng/ngày vào năm nay và 1,8 triệu thùng/ngày vào năm 2024, chủ yếu do tăng trưởng ở Trung Quốc và các quốc gia khác không thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
EU đưa ra mức giá tham chiếu mới đối với khí tự nhiên hóa lỏng Các cơ quan quản lý Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra mức giá tham chiếu mới đối với khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), một phần trong kế hoạch áp trần giá khí đốt nếu mặt hàng này tiếp tục tăng đột biến như đã xảy ra hồi năm ngoái sau khi Nga hạn chế nguồn cung. Van điều chỉnh trong...