Tốt nghiệp ĐH rồi chỉ chạy Grab 2 năm để mưu sinh, chàng trai gây tranh cãi vì quan điểm: ‘Hà Nội, giàu nhà quê không bằng ngồi lê thành phố’
Dòng trạng thái chia sẻ câu chuyện của một thanh niên bỏ hết tất cả để về quê bắt đầu lại sau thời gian 2 năm chạy Grab vì không kiếm được việc ở thành phố gây nhiều tranh cãi.
Chạy Grab là công việc phổ biến và được các bạn trẻ tìm đến ngay từ khi còn đi học đại học để giúp trang trải cuộc sống, thậm chí, nhiều người còn coi đó là nghề kiếm nguồn thu nhập chính.
Sau khi tốt nghiệp đại học, loay hoay với tình cảnh không kiếm được việctrong thời gian dài, nhiều bạn trẻ đã tìm đến Grab, rong ruổi trên khắp các con đường để kiếm đồng lương sống qua những ngày tháng ở thành phố đầy cạnh tranh. Đó cũng là câu chuyện của một chàng trai 26 tuổi chia sẻ trên mạng xã hội gây xôn xao gần đây: Nhận bằng Đại học, chạy Grab trong 2 năm để rồi bỏ hết tất cả, về quê và bắt đầu lại.
Công việc Grab được nhiều bạn trẻ chọn nhưng cũng vấp không ít khó khăn.
“Các bác ạ em về quê thôi! Em năm nay 26 tuổi, quê Ninh Bình. Cuộc đời xô đẩy không nghĩ mình lại làm cái nghề này lâu vậy cũng gần 2 năm có lẻ.
Được cho là thằng sáng dạ, bố mẹ cày cấy để nuôi mình ăn học cho thoát cái cảnh con trâu đi trước mặt mình theo sau.
4 năm đại học với bao cố gắng bằng mồ hôi, máu và nước mắt của cả gia đình, mong cho mình bớt khổ. Rồi 4 năm học cũng qua, ra trường với bao hoài bão, cầm tấm bằng đi xin việc, đúng là cao không đến, thấp không xong. Chỗ nào lâu nhất được 5-6 tháng họ không đuổi thì cũng tìm cách đuổi.
Lang thang, vật vờ cố bám trụ và rồi Grab như gói mỳ tôm vay bạn thời sinh viên. Nghĩ vừa đi xin việc vừa chạy kiếm tiền lo tạm. Trong đầu luôn nghĩ ờ mình làm tạm thôi chứ ai lại làm món này. Rồi cuộc sống cứ thế trôi đi, bố mẹ ở quê cứ tưởng nó làm công ty liên doanh với nước ngoài (em về chém thế). Mỗi khi về quê thấy bố mẹ khoe với bà con, nhìn nét mặt tự hào của họ em không nỡ nói thật. Từ đó em dần dần sợ về quê.
Cuộc số xe ôm xô bồ, tự do, lâu ngày em thấy suy nghĩ và hành động của mình nó khác hẳn ngày trước. Mỗi khi bạn bè ở quê gọi điện thoại tâm sự, chuyện làm ăn, vợ con, em thấy mình hèn thật. 25 tuổi tay trắng, ngày ngày bán tính mạng để kiếm vài đồng.
Đêm về mệt thì không sao, hôm nào không ngủ được ngẫm cái cuộc đời sao bạc bẽo thật. Nó không có chỗ cho chúng ta ở đây. Cứ như thế này không ổn, tương lai bất định. Nhiều lúc đi ship đồ cho những đứa bằng tầm mình, hay kém tý thấy tủi nhục thật. 12h trưa chầu chực gần các quán ăn, mong chờ nổ được cuốc ship đồ. Nhìn thấy anh em đồng nghiệp cũng như mình, sức trẻ, học thức đàng hoàng giờ đi làm cái này… xót xa thực sự.
Người trẻ trước vấp ngã, bạn chọn đối mặt hay buông bỏ?
Video đang HOT
Ở quê em bọn học cấp 3 cùng trang lứa, chúng nó làm kinh tế trang trại, chăn nuôi, làm đá (làng em làm đá non bộ). Thu nhập cũng khá và ổn là khác. Nhưng có lẽ vì các mác “làm trên Hà Nội” mà em và không ít anh em ở đây không dám về. Cũng chỉ cái câu “Giàu nhà quê, không bằng ngồi lê thành phố” nó ám ảnh.
Em nghĩ nơi này không dành cho những người quê như chúng ta, những kẻ sinh ra từ làng. Ngay lúc này đây, em thèm được ngửi cái mùi ngai ngái của bùn, mùi thơm của khói rơm. Ngày mai em sẽ về quê và bắt đầu lại trước khi quá muộn.
Chúc các bác ở lại may mắn, lại một mùa hè nóng rát bắt đầu chào đón rồi, các bác sẽ lại vất vả hơn, nhọc nhằn hơn đấy, các bác nhớ để cái khăn dưới yên hay trong túi ý, khi cần xin tý nước lau mặt cho tỉnh. Đồng tiền ở trên đây nhọc nhằn lắm.
Cảm ơn các bác đã nghe em tâm sự.
Tạm biệt những ngày tháng vô định!
Tạm biệt Hà Nội ngày 18/4/2019
Nhiều bạn trẻ chạy Grab khi không tìm được việc dù có bằng Đại học. Ảnh: Facebook
Bài đăng nhanh chóng nhận được sự chú ý từ đông đảo cộng đồng mạng, đặc biệt là những bạn trẻ mới ra trường đang loay hoay tìm việc làm. Bên cạnh đó, không ít người đang vật lộn sống qua từng ngày ở nơi thành phố nhộn nhịp cũng phần nào đồng cảm với chàng trai này.
Trước dòng trạng thái này, nhiều ý kiến cho rằng quan điểm của chàng thanh niên 26 tuổi cũng là suy nghĩ, tâm lý chung của nhiều bạn trẻ vừa tốt nghiệp đại học. Đó là cảm giác chênh vênh, lao đao trước khó khăn của cuộc sống trưởng thành, là sự hẫng hụt khi nhận mức lương thấp dù có bằng Đại học, không được công ty nào nhận và cuối cùng là chán nản, bỏ hết tất cả để về quê bắt đầu lại.
Ở phần bình luận, một số chỉ trích ý kiến Hà Nội không dành cho người tỉnh lẻ của chàng trai và cho rằng đó là sự tự ti, đổ thừa cho hoàn cảnh mà chưa chịu cố gắng hết mình. Thay vì luẩn quẩn mãi với suy nghĩ cuộc sống nơi đô thị khó khăn thì hãy tìm cho mình một động lực và cố gắng hết mình.
“Chả ai kiếm đồng tiền dễ dàng cả. Ngay từ khi còn trẻ phải biết cố gắng. Được ăn học ra trường thì phải phát triển bản thân lên, chứ lao đầu vào những công việc tạm bợ, không có tương lai phát triển, chỉ gọi là có tiền trước mắt thì làm sao mà lớn được. Nhiều bạn trẻ mới ra trường đi làm vào các công ty thì chưa làm đã đòi hỏi mức lương nọ lương kia, ép doanh số thì không chịu. Lạ kỳ!”.
“Thực ra thì cầm tấm bằng trên tay không có nghĩa các công ty phải giữ bạn làm ở đó mãi đâu, còn do năng lực của bạn thôi. Ở Hà Nội kiếm đc đồng tiền ai cũng phải bục mặt ra thôi. Tự kiếm cho mình một động lực đi”.
Quan điểm của chàng trai trẻ gây ra sự tranh cãi dữ dội trên mạng xã hội.
Bên cạnh đó, cũng có không ít người rơi vào hoàn cảnh tương tự chàng trai này và cuối cùng phải bỏ lại tất cả để về quê bắt đầu lại.
“Sự lựa chọn quan trọng hơn sự cố gắng. Về quê thì cũng nên chọn công việc nó phù hợp năng lực nhé. Mình khá đồng cảm với suy nghĩ của bạn. Mình cũng có 1 thời gian như vậy. Nhưng chỉ sau 3 tháng mình quyết định về quê luôn. Lập nghiệp ở quê. Thu nhập thì quá ổn. Lại gần bố mẹ. Gần anh em bà con . Vẫn sướng cái tình cảm và không khí ở nhà. Thỉnh thoảng nhớ Hà Nội thì lên chơi với anh em trên đó. Nhưng việc về quê chỉ phù hợp cho bạn nào không thật sự giỏi. Nếu có năng lực hãy ở lại. Ở thành phố mọi điều kiện sinh hoạt giáo dục hay y tế đều tốt hơn. Nhưng ở lại là phải đàng hoàng. Đừng cố bám trụ”.
Nhiều người cũng chia sẻ những nỗi niềm riêng của mình trong quãng thời gian lăn lộn, bươn chải ở thành phố náo nhiệt và đưa ra lời khuyên nhủ cho chàng trai: 26 tuổi vẫn có thể bắt đầu lại nếu đặt tâm huyết, nỗ lực vào nó.
“26 tuổi vẫn còn quá trẻ để bắt đầu cái gì đó, không thử thách mạo hiểm 1,2 lần thì sao dám nghĩ đến cái chuyện thoát nghèo? Công việc dễ dàng thì ai chẳng làm, làm gì còn có người nghèo nữa”.
“Có trình độ, nhận thức và suy nghĩ như em anh tin em sẽ thành công không trong việc này thì việc khác, nhiều người trẻ bây giờ về quê gây dựng sự nghiệp cũng rất thành công khi có suy nghĩ đổi mới, sự dám làm nhiệt huyết của tuổi trẻ, không có gì là muộn cả, cố lên!”
Theo saostar.vn
Vợ xinh đẹp, giỏi giang chồng vẫn vào nhà nghỉ cùng nữ đồng nghiệp
Gia đình tôi những ngày này đang xảy ra mâu thuẫn. Vợ tôi đưa con gái về nhà mẹ đẻ. Chồng gọi điện thuyết phục thế nào, cô ấy cũng không nghe.
Chuyện xảy ra khi công ty tôi có thêm nhân sự mới. Đó là cô gái thua tôi 10 tuổi. Em không quá xinh đẹp nhưng duyên dáng, tính cách hồn nhiên, vui vẻ khiến ai cũng muốn trò chuyện.
Em vào công ty như đem theo một luồng gió mới vào môi trường áp lực, suốt ngày chỉ có công việc và công việc. Bản thân tôi là một phó phòng nên có cơ hội làm việc trực tiếp với em nhiều hơn những người khác. Qua nhiều lần tiếp xúc, tôi mến em từ lúc nào không hay. Nhưng tôi tự đặt ra giới hạn cho mình vì là đàn ông đã có vợ, con.
Vợ hơn tôi 2 tuổi, là một người phụ nữ xinh đẹp. Thời trẻ, tôi đã mất rất nhiều công sức để được cô ấy gật đầu, đồng ý hẹn hò. Vì không chỉ có nhan sắc vợ tôi còn là người có học thức. Sau khi tốt nghiệp, cô ấy làm việc tại một ngân hàng. Công việc vợ tôi vô cùng bận rộn. Các công việc nhà cửa, cơm nước chúng tôi phải nhờ đến người giúp việc.
5 năm sau khi kết hôn, gia đình giục giã vợ tôi mới đồng ý sinh con đầu lòng. Sinh con xong, cô ấy lại lao vào công việc. Cái tính tham công tiếc việc của cô ấy khiến chúng tôi nhiều lần mâu thuẫn. Cô ấy cũng không được lòng bố mẹ chồng khi ông bà thường than phiền con dâu không làm đúng bổn phận người vợ, người mẹ.
Bù lại, con gái chúng tôi vô cùng xin xắn và đáng yêu. Đó là niềm an ủi duy nhất của tôi trong cuộc hôn nhân này.
Tôi vẫn sẽ sống một cuộc sống bình yên đến mức nhàm chán như vậy nếu em, cô đồng nghiệp cùng công ty, không xuất hiện...
Tôi đem lòng thương em nhưng vì hoàn cảnh bản thân đành giấu tất cả trong lòng. Tuy nhiên hình như em cũng biết tâm sự của tôi.
Năm ngoái, công ty tôi tổ chức liên hoan. Sau buổi ăn uống, trời về khuya, tôi có xe ô tô nên chở mấy cô gái trong công ty về nhà, trong đó có em. Nhà trọ em xa hơn nên sau khi chở mọi người về nhà, tôi đưa em về, chúng tôi có thời gian trò chuyện với nhau.
Sau lần đó, chúng tôi gần gũi hơn. Tôi và em trò chuyện hằng ngày. Lúc nào có thời gian rảnh, tôi hẹn em đi uống cà phê, đi đọc sách, xem phim. Tôi như được sống lại với thời sinh viên tươi đẹp. Mặc dù vậy, vợ tôi vẫn không hay biết vì cô ấy quá vô tâm, suốt ngày vùi đầu vào công việc.
Cuối cùng, vì không kiềm chế được tôi và em cũng đã đi quá giới hạn. Chúng tôi kéo dài mối quan hệ được nửa năm, rồi mọi chuyện cũng không giấu được mãi.
Người phát hiện tôi có quan hệ ngoài luồng không phải là vợ tôi mà là đồng nghiệp công ty. Người này trước đây từng ganh tị vì tôi được thăng chức. Nay anh ta cũng yêu cô gái của tôi nên ra sức tán tỉnh. Nhưng vì yêu tôi nên em từ chối hắn.
Khi phát hiện ra chuyện của chúng tôi, anh ta đã chơi trò ném đá sau lưng. Anh ta gửi ảnh thân mật của tôi và em đồng nghiệp cho vợ tôi. Từ tấm ảnh này, vợ tôi bắt đầu chú ý đến điện thoại tôi (trước giờ cô ấy không hề quan tâm). Cuối cùng, cô ấy cũng phát hiện tôi và em yêu nhau.
Cô ấy làm ầm ĩ mọi chuyện lên. Không cho tôi cơ hội giải thích, cô ấy thu xếp quần áo, đưa con gái tôi chuyển về nhà mẹ đẻ.
Tôi sang nhà bố mẹ vợ để thuyết phục nhưng các cụ nói đây là chuyện của vợ chồng tôi và sẽ tôn trọng các quyết định của con, không can thiệp. Trong khi đó, vợ tôi nằng nặc đòi ly hôn.
Khi tôi kiên quyết không đồng ý, cô ấy sẵn sàng ly hôn đơn phương. Vợ tôi còn nói, cô ấy đủ bằng chứng để tố tôi chuyện ngoại tình, để giành quyền nuôi con.
Tôi thật sự sợ mất gia đình, mất con gái xin mọi người chỉ cho tôi cách làm vợ nguôi giận, để mọi chuyện quay lại như trước đây. Xin cảm ơn.
Theo vietnamnet.vn
Từ trang Facebook gia đình Người ta có thể làm biếng kết nối mối quan hệ tích cực nhưng lại rất nhanh chóng thực hiện ý đồ công kích nhau khi có mâu thuẫn xảy ra. Lần đầu tiên đám giỗ cha không đầy đủ anh chị em, con cháu và hứa hẹn từ đây về sau sẽ không đầy đủ trong các đám giỗ khác của gia...