Tốt nghiệp đại học xong không biết làm gì nên tiếp tục học cao học
Nhiều sinh viên đã tốt nghiệp cảm thấy hoang mang vì không biết làm gì, không có động lực để phát triển bản thân nên… tiếp tục học cao học.
Ra trường không biết là gì thì học tiếp!
Vừa mới tốt nghiệp và không tìm thấy lối đi cho tương lai, Ng.T. K. T, sinh viên Trường ĐH Cần Thơ chia sẻ không biết tìm công việc gì trong thời gian sắp tới và chọn phương án học cao học.
Nữ sinh viên này chia sẻ trong suốt quá trình học luôn tập trung cao độ để đạt kết quả tốt nên không có quá nhiều trải nghiệm thực tế như đi làm thêm hay trau dồi kỹ năng mềm. Tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi nhưng rất yếu trong việc giao tiếp, kỹ năng sống.
Sau khi tốt nghiệp, một bộ phận sinh viên chọn học cao học vì không biết làm gì, lựa chọn công việc ra sao
Được người thân giới thiệu cho một công việc liên quan đến thủ tục hành chính tại một cơ quan nhà nước, nhưng T. cảm thấy công việc quá khô khan và mức lương khá thấp. Tiếp đến nữ sinh này xin đi làm tại một quán cà phê và dạy kèm ở trung tâm gia sư đều bị yêu cầu thôi việc trong quá trình thử việc vì yếu kém trong kỹ năng giao tiếp. Trong thời gian mất phương hướng, T. được người thân khuyên nên học cao học để sau này xin đi dạy tại các trường đại học.
“Thật sự mình cảm thấy hoang mang vì không thể tìm được công việc phù hợp ở thời điểm hiện tại. Việc học tiếp cao học có lẽ là phù hợp với mình nhất, hy vọng sau khi học xong thạc sĩ mình sẽ tìm được mục tiêu mới trong cuộc sống’, T. chia sẻ.
Tương tự K.T., N.T.P.Th., đang theo học thạc sĩ – chuyên ngành triết học tại Trường ĐH Cần Thơ. Lý do chọn học cao học của gen Z này cũng là vì mất phương hướng, không biết làm gì sau khi tốt nghiệp đại học ngành triết học.
“Chương trình học cao học thật sự rất nặng, ngành học của mình cũng khô khan nên rất vất vả. Mình sinh ra trong gia đình có truyền thống sư phạm nên khi thấy mình không tìm được một công việc phù hợp nên bố mẹ đã hướng cho học cao học”, Th. chia sẻ.
Cũng đang hoang mang trước ngành học của mình, Đ.T.P.D., sinh viên ngành quản trị kinh doanh Trường ĐH Quốc tế – ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết hiện tại đang được học quá nhiều kiến thức của nhiều ngành khác như nhân sự, tài chính, marketing… mà không đi sâu vào lĩnh vực nào cụ thể. D. cũng có thực tập tại một số đơn vị và nhận thấy bản thân hợp với công việc marketing và có định hướng theo đuổi lâu dài nhưng đang hoang mang không biết liệu rằng sau này các nhà tuyển dụng có đồng ý cho cơ hội làm việc hay không khi học một ngành “chung chung” như vậy?
“Hiện tại mình đang phân vân giữa việc đăng ký học song ngành hay đợi khi ra trường rồi học cao học. Nhưng thật sự việc học cao học cũng là một vấn đề lớn với mình vì chi phí cũng khá cao, khi học xong mình lại tiếp tục mất phương hướng thì phải làm như thế nào”, Phước Duyên chia sẻ.
Nên học cao học khi nào?
Chúng ta đã quá quen thuộc với câu nói: “Học, học nữa, học mãi”. Vậy quan điểm này liệu có hợp lý đối với trường hợp những sinh viên đang mất định hướng, không biết làm gì nên mới đi học cao học? Giải thích về vấn đề này, thạc sĩ Trần Xuân Tiến, Phó trưởng bộ môn Truyền thông Trường ĐH Văn Hiến, cho biết hoàn thành bậc tiểu học thì học tiếp THCS, rồi sau đó học lên THPT. Theo ông Tiến nếu chúng ta dùng logic này để suy nghĩ rằng tốt nghiệp THPT thì học tiếp đại học, rồi sau đó học cao học thì có phần chưa phù hợp.
Thạc sĩ Trần Xuân Tiến
Video đang HOT
Theo thạc sĩ này không giống như việc học phổ thông là việc trang bị kiến thức thường thức cần có cho cuộc sống và hoạt động của mỗi công dân. Việc học đại học và xa hơn là học cao học nhằm giúp chúng ta tiến bước hơn nữa trong hành trình trau dồi kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành thông qua con đường nghiên cứu. Từ đó thúc đẩy cơ hội thăng tiến thiên về hướng nghiên cứu, quản lý, giảng dạy.
“Thế nên, không phải ai cũng phù hợp với con đường học cao học. Việc học cao học đòi hỏi ở người học những yếu tố như: kiến thức nền vững chắc, khả năng tư duy và nghiên cứu độc lập, kỹ năng viết luận, tư duy sáng tạo và phản biện… Câu nói “Học, học nữa, học mãi” là lời khuyên vô cùng giá trị. Chúng ta cần hiểu khái niệm “học” ở đây theo nghĩa rộng. Tức là học từ người thân, học từ bạn bè đồng nghiệp, học từ sách vở tài liệu, học từ mạng internet, học từ những trải nghiệm cá nhân… chứ không bó buộc trong giới hạn là học đại học rồi học lên sau đại học thì mới là học”, thạc sĩ Tiến chia sẻ.
Theo ông Tiến, việc xác định thời điểm học cao học tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế của mỗi người, mà chỉ người đó mới có thể hiểu rõ. Tuy vậy, đứng từ góc độ là người công tác trong ngành giáo dục, thạc sĩ này đưa ra những gợi ý: “Việc lựa chọn học cao học cần được quyết định cẩn trọng dựa trên cơ sở cân nhắc, phân tích kỹ lưỡng về các yếu tố: mục tiêu học tập làm giàu kiến thức chuyên môn, sự phù hợp với định hướng phát triển sự nghiệp tương lai, khả năng đáp ứng về sức khỏe, năng lực trình độ, thời gian và tài chính”.
Thạc sĩ Tiến nói tiếp: “Các khả năng đáp ứng trên cũng chính là những khó khăn mà chúng ta sẽ đối mặt khi học cao học. Học cao học, ngoài động lực chinh phục tri thức chuyên môn sâu, cũng mang lại những thách thức và áp lực. Chúng ta cần có sự chuẩn bị chu đáo về kế hoạch học tập và kế hoạch tài chính để đảm bảo việc học cao học đạt kết quả cao nhất có thể”, ông Tiến cho biết.
Ông Tiến cũng đưa ra một số gợi ý cho những sinh viên đang trong tình trạng hoang mang, bất lực trước tương lai khi vừa mới tốt nghiệp đại học. Đó là sinh viên nên dành thời gian tham gia các lớp học ngắn hạn để phát triển kỹ năng cá nhân, hoàn thiện bản thân, trước khi chính thức bước vào thị trường lao động. Hoàn thiện các kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tư duy sáng tạo…
Ông Tiến cũng nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc tham gia hoạt động xã hội, chương trình thiện nguyện và các dự án tổ chức phi lợi nhuận để hỗ trợ cộng đồng: “Đây là các hoạt động không những mang lại cho chúng ta những cảm nhận mới về xã hội, thêm yêu đời yêu người, mà còn giúp mở rộng quan hệ xã hội của bản thân”.
Cô gái sinh năm 1999 về quê làm ruộng dù học xong có việc ngay, mức lương khá
Sau khi tốt nghiệp đại học, Kim Út cũng tìm được công việc đúng chuyên ngành với mức lương 10 triệu/tháng. Nhưng 2 năm sau đó, cô quyết định dừng lại, quay về làm nông.
Áp lực đồng trang lứa, sợ bị bỏ lỡ, công việc bận rộn... là những "nỗi niềm" rất dễ gặp, khiến người trẻ đôi khi bị cuốn đi theo nhịp sống căng thẳng, hối hả. Mỗi người có 1 lựa chọn để "cân bằng" cuộc sống. Với Trần Thị Kim Út (sinh năm 1999, đang sinh sống ở Quảng Nam) - chủ kênh Út về vườn, cô quyết định rời thành phố về quê dù sau khi tốt nghiệp tìm được công việc đúng ngành, với mức lương đủ sống.
Kim Út
Kim Út bắt đầu đăng những video đầu tiên về cuộc sống ở quê của mình vào tháng 12/2022. Sau nửa năm trôi qua, kênh của Út đang có gần 560k lượt theo dõi và gần 8 triệu lượt thích. Thành quả này có được là nhờ phong cách làm video giản dị, dễ thương nhưng không kém phần chỉn chu cùng những bối cảnh bình yên, món ăn ngon mắt...
Từ vườn rau ở ban công phòng trọ đến khu vườn bao la ở quê
Cuối năm 2020, Kim Út tốt nghiệp khoa Báo chí trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM. Cô làm công việc đúng chuyên ngành với mức lương khoảng 10 triệu/tháng.
Sau 2 năm làm báo, Kim Út thấy mình ngày càng trưởng thành hơn, học được nhiều kỹ năng hữu ích. Tuy nhiên trong thâm tâm, nhiều lúc cô cảm thấy bản thân không thực sự cháy hết mình với công việc. Điều này khiến Út chững lại và suy nghĩ rất lâu rồi quyết định tạm nghỉ việc, tự cho bản thân cơ hội tìm kiếm, trải nghiệm một thử thách nào đó để làm mới mình.
Và thử thách mà Kim Út đặt ra cho chính mình là về quê sống. Đồng thời cô cũng định hướng cho bản thân vừa ở quê vừa tạo nguồn thu nhập từ việc sáng tạo nội dung trên các nền tảng mạng xã hội.
"Mình thích sự yên bình, tĩnh lặng ở quê, thích nấu ăn, thu hoạch cây trái, làm vườn,... Trong khi ở TP.HCM thời điểm đó sau mỗi ngày tan làm là mình về phòng trọ ngột ngạt. Mình cũng ráng làm một vườn rau nhỏ ngoài ban công, trồng đủ loại như mồng tơi, rau răm, quế, hành... Đó là niềm vui sau mỗi ngày của mình, nuôi dưỡng ước mơ sau này sẽ làm một mảnh vườn thiệt đẹp ở quê".
Nguyên liệu cho những món ăn ngon lành của Út hầu hết đều là của nhà trồng trọt, chăn nuôi
Trước khi về quê, Kim Út cũng không chuẩn bị quá nhiều: "Hồi đó thu nhập 10 triệu/tháng nên mình cũng không dư dả gì, khi quyết định 'về vườn' thì chỉ có mấy triệu trong tay. Nhưng mình còn trẻ, chưa có gia đình nên quyết định được đưa ra một cách nhanh chóng.
Về nhà có gì ăn đó, gia đình trồng nhiều rau củ, gà vịt ngoài vườn, tụi nó đẻ trứng ăn hoài không hết phải bán nữa nên mình không cần vốn liếng gì. Bên cạnh đó mình còn được sự hỗ trợ của anh chị, nhận làm thêm vài việc freelance là có ít thu nhập để sống. Nhưng những cái này là trường hợp của mình thôi, còn bạn nào mà nhà không có sẵn đất, làm mọi thứ từ số 0 thì mình nghĩ là cần vốn nhiều".
"Đi làm máy lạnh không sướng hơn hả con? Sao về làm nông nắng nôi cực khổ"
Sinh ra và lớn lên ở nông thôn, trong gia đình vốn làm ruộng nên khi về quê, Kim Út cảm thấy mọi việc diễn ra rất bình thường, thân thuộc. Tuy nhiên cô không tránh khỏi những câu hỏi đến từ hàng xóm, mọi người xung quanh:
"Vài cô chú cũng hay hỏi 'Đi học đại học 4 năm, đi làm máy lạnh không sướng hơn hả con? Sao về làm nông nắng nôi cực khổ?'. Nhưng mình thấy vui với quyết định của mình vì mỗi hành trình, giai đoạn đi qua đều có giá trị riêng. Và quan trọng là mình thấy vui với công việc đang làm, thêm nữa gia đình cũng rất ủng hộ quyết định của mình".
Từ khi về quê, mỗi ngày Út đều thấy hạnh phúc
Ngược lại, sau khi về quê, đôi lúc Út cũng lưu luyến thành phố. Đó là những người bạn thân, trước đây chỉ cần ới một tiếng là có thể gặp mặt còn bây giờ phải lựa dịp đặc biệt. Đó là những món ăn tâm đắc ở vài quán quen, thỉnh thoảng muốn ăn lắm nhưng giờ đành nhịn thèm.
"Lâu lâu có dịp mình vẫn lên thành phố chơi. Hơn nữa bây giờ internet, giao thông phát triển lắm rồi, muốn đi đâu chỉ cần đặt vé rồi đến nhanh thôi. Mình thấy sống ở quê hay phố không còn nhiều khoảng cách, quan trọng là chọn ở đâu cho phù hợp công việc, sở thích bản thân".
Về quê làm ruộng không phải là chuyện dễ, nhất là với người không quen lao động chân tay. Nhưng với Kim Út, từ lúc rời phố về quê đến nay, cô chưa có giây phút nào chán nản hay mệt mỏi.
"Cuộc sống mỗi ngày của mình giờ dần giống người ở quê hơn, khác một xíu là tối ngủ muộn hơn một chút. Còn sáng mình vẫn dậy sớm làm những việc đã lên kế hoạch từ tối hôm trước, ngày qua ngày nối tiếp nhau nên ít thời gian nghĩ gì nhiều. Có lẽ vì đây là việc mình thích nên cứ làm hoài, không những không chán mà còn thấy vui nữa" - cô nàng tâm sự.
Tuy nhiên Út cũng không tránh khỏi những khó khăn khi làm một vài công việc nặng. "Cưa cây lỡ trúng tay, chặt cành bị trầy xước, leo cây thì ngã,... nhưng mình không thấy phiền lòng vì chuyện này".
Đứt tay, ngã cây,... là chuyện thường gặp của Út từ khi về quê
Về chuyện kinh phí duy trì cuộc sống, kênh của Út cũng nhận được những hợp đồng quảng cáo, nhờ vậy mà cô có thu nhập ổn để sống ở quê. Ngoài ra các khoản chi phí cũng giảm bớt nhiều sau khi về quê, bao gồm cả các khoản chi của con gái như quần áo, mỹ phẩm: "Do quay video nên giờ mình chỉ mặc áo bà ba, áo quần cũng không mua gì nhiều. Với từ nhỏ mình cũng ít sắm sửa nên cũng không có nhiều thay đổi. Còn mỹ phẩm thì mình vẫn dùng để giữ da, chống nắng. Mình cũng là con gái mà, cũng muốn giữ nét cho riêng mình nữa".
"Nhìn rộng ra, mình thấy về vườn là quyết định khó khăn và không dễ dàng như những hình ảnh, video được chia sẻ trên các diễn đàn bỏ phố về quê. Nếu không am hiểu nông nghiệp, từ bỏ những thói quen ở phố, làm lại từ đầu ở những cái trước đây chưa biết sẽ rất khó khăn chứ không màu hồng. Nhưng mình cũng nghĩ nói nhiều không bằng bắt tay làm, có thử thì bạn mới biết bạn cần những gì, làm được hay không và có phù hợp không" - Kim Út kết luận.
Khu vườn của Út khi bắt đầu gieo hạt
Bây giờ đã ngập tràn rau củ
Cô gái trẻ thu hút sự chú ý nhờ nghề nghiệp đặc biệt dành cho những người "gần đất xa trời" Cô gái trẻ thu hút đông đảo sự chú ý của cộng đồng mạng vì thiết kế và làm người mẫu quảng cáo quần áo cho người chết. Ngày 5/4, câu chuyện của cô gái trên đã thu hút chú ý trên mạng xã hội Weibo. Cô gái có tên là Nhâm Tái Nam (Ren Sainan), cô gái sinh năm 1995, đến từ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông bố ở TP.HCM đòi bỏ 2 môn học "vô dụng", hội phụ huynh phẫn nộ: Quan niệm giáo dục lệch lạc!

Lão nông miền Tây dành gần 25 năm dựng nhà nghìn tháp, đậm chất Khmer

Chàng trai nhảy qua cửa sổ vì cãi nhau với bạn gái vào 1h56 phút sáng: Khách sạn lên tiếng về tình trạng hiện tại

Phóng to giỏ xe đạp của thanh niên vượt gần 1.800 km vào TP.HCM đang nổi tiếng: Thua quán tạp hóa cái mặt bằng!

Tòa lâu đài sáng rực cả một vùng ở Ninh Bình tưởng đã "đỉnh-nóc-kịch-trần", nào ngờ nhìn sang hàng xóm còn choáng váng hơn!

Người đàn ông bế con gái đến hát trong đám cưới của người yêu cũ: Nhiều câu chuyện "có thật" được hé lộ

Hơn 500.000 netizen vào xem buổi chụp kỷ yếu dành riêng cho người bị OCD

Chuyện về ngôi đình cổ gắn với hoạt động cách mạng của Bác Tôn ở TPHCM

Hình ảnh loạt nam nữ trẻ đẹp tham gia diễu binh 30/4 'gây sốt' mạng

Nam sinh Olympia gây bão với nhan sắc "tuyệt đối điện ảnh": Crush của ai thì ra nhận đi này!

Con gái của "mỹ nhân Hollywood" và "người đàn ông quyến rũ nhất thế giới" lại gây bão: Tại sao được nhận xét khác bố mẹ?

Chàng trai khôi ngô bị bỏng 90% do xe đạp điện nổ khi sạc, bạn cùng phòng có hành động phẫn nộ
Có thể bạn quan tâm

Sát ngày cưới thì bố chồng gặp nạn, tôi túc trực ở viện chăm 4 ngày nhưng lại được ông giới thiệu bằng "chức danh" không ngờ
Góc tâm tình
05:21:57 23/04/2025
Mỹ nhân Việt mới 17 tuổi đã được săn đón tới tận cửa lớp học, hút 3 triệu view nhờ mặt mộc đẹp tuyệt đối
Hậu trường phim
23:25:41 22/04/2025
Bộ phim khiến ai xem cũng mắc cỡ: Lời thoại sến sẩm, nữ phụ làm khán giả nói ngay câu này
Phim việt
23:17:33 22/04/2025
Silver Surfer tái xuất, Galactus lộ diện: 'Fantastic Four' mở màn kỷ nguyên diệt vong mới của MCU!
Phim âu mỹ
23:12:20 22/04/2025
3 nam diễn viên nổi tiếng quê Long An, có người lấy vợ kém 26 tuổi
Sao việt
23:05:00 22/04/2025
Á hậu Hoàn vũ giỏi 4 thứ tiếng bị tước danh hiệu vì thi Miss World
Sao châu á
22:56:59 22/04/2025
Ca sĩ Bảo Trâm Idol nhiều lần vấp ngã sau khi 'một bước lên tiên'
Nhạc việt
22:54:44 22/04/2025
Ngôi sao sở hữu 105 triệu người theo dõi trên Instagram khoe chân dài miên man, thả dáng "flexing" trên 1 núi tiền
Nhạc quốc tế
22:45:21 22/04/2025
Tóc Tiên hé lộ lý do tham gia show sống còn sau chiến thắng ở 'Chị đẹp'
Tv show
22:35:12 22/04/2025
Từ bỏ AUKUS: Lối đi khôn ngoan hơn cho Australia để bảo vệ đất nước?
Thế giới
22:13:48 22/04/2025