Tột cùng đau đớn dì chết lõa thể, cháu gái mất tích gần năm nay
Đã gần 1 năm kể từ hôm xảy ra vụ dì chết lõa thể, cháu gái 3 tuổi mất tích tại Hà Tĩnh, người thân nỗ lực tìm kiếm, cơ quan công an tỉnh cũng đã vào cuộc điều tra, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Vụ việc khiến người thân vô cùng đau đớn, nhất là người mẹ trẻ vẫn ngày ngày đến gõ cửa cơ quan công an kêu cứu, tìm con.
Dấu hiệu vụ án mạng?
Chúng tôi tình cờ bắt gặp một người phụ nữ nước mắt ngắn dài tại trụ sở cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh. Hỏi chuyện, chị cho biết mình đang đi “gõ cửa” công an để nắm thông tin về vụ việc em gái chết lõa thể, con gái 3 tuổi mất tích gần một năm nay. Chị là Đặng Thị Hoài Thu (SN 1983, trú thôn Long Hải, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh). Để rõ hơn về sự việc, chúng tôi đã tìm về nhà chị Thu để lắng nghe những tâm sự và hiểu được nỗi đau đớn tột cùng của gia đình.
Chị Thu nghẹn ngào bên ảnh con gái 3 tuổi mất tích gần một năm nay.
Ông Đặng Ngọc An (SN 1954, trú thôn 8 xã Thạch Bằng, Lộc Hà, là bố của chị Thu) buồn bã kể: Khoảng 15h ngày 3/10/2013, con gái ông là Đặng Thị Kim Dung (SN 1995, đang học THPT ở Đà Nẵng) mới về quê thăm nhà nên xin phép đi chơi nhà một người quen ở xã Cương Gián (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Được gia đình đồng ý, Dung dùng xe máy Air Blade (mới mua, chưa có biển số) chở thêm cháu Trần Thị Lê Vi (3 tuổi, con gái của chị Thu) đi cùng cho vui. Đến chiều muộn, chưa thấy 2 dì cháu, gia đình lo lắng, ra tận Cương Gián tìm nhưng không thấy, sáng hôm sau mới đi báo công an.
“Khoảng 16h chiều 4/10, công an báo tin phát hiện một chiếc xe máy hiệu Air Blade không biển số ở một cửa sông trên địa bàn xã Cương Gián. Tới nơi, chúng xác định đó là chiếc xe máy mà con gái đã lấy đi chiều hôm trước nhưng người thì không thấy đâu. Đến khoảng 7h sáng 5/10, người dân xã Thịnh Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) phát hiện một thi thể phụ nữ trôi dạt vào bờ biển. Khi cùng với cơ quan công an đến nhận dạng và khám nghiệm tử thi, gia đình xác định đó chính là con gái tôi”, ông An đau đớn kể lại. Theo ông An, khi phát hiện, thi thể Dung ở trong tình trạng lõa thể, trán và cổ có nhiều vết bầm tím. “Mai táng cho con gái xong, chúng tôi nuốt nước mắt gượng dậy tiếp tục tìm kiếm cháu Vi, nhưng đến nay vẫn chưa có tin tức gì…”, ông An nghẹn ngào.
Về vụ việc này, một lãnh đạo Công an huyện Lộc Hà cho biết, do tính chất phức tạp nên vụ việc đã được chuyển lên Công an tỉnh thụ lý điều tra.
Bới rác… tìm con trong vô vọng
Nước mắt ngắn dài, chị Thu nghẹn ngào kể, vào buổi chiều em gái cùng con gái đi chơi rồi xảy ra sự việc đau lòng, chị mới sinh con nhỏ được 20 ngày nên về nhà ngoại ở Thạch Bằng để bà ngoại chăm sóc. Một ngày sau, chị được đón về nhà nội ở Thạch Kim ngay. Người thân đã giấu kín không cho chị biết chuyện đau lòng vừa xảy ra. “Khoảng 3 tháng sau đó, tôi hỏi con gái đi đâu, không giấu được nữa, chồng tôi mới kể rõ sự việc. Nghe xong, tôi thắt cả ruột gan. Tôi chẳng tha thiết gì chuyện ăn uống, nhiều đêm nằm khóc không ngủ được, cứ chợp mắt là lại mơ thấy con gái…”, chị Thu nghẹn ngào kể.
Video đang HOT
Từ khi biết chuyện, nhiều lần chị Thu đã chạy đến hỏi công an, nhưng không có thông tin gì mới. Biết vậy, nhưng cứ ít ngày sau, chị lại đến trụ sở công an trong tình trạng nước mắt ngắn dài, đi đứng lẩn thẩn như người mất hồn để dò hỏi, tìm con. “Chồng tôi kể những ngày đầu sau khi sự việc vừa xảy ra, gia đình hai bên nội ngoại cùng bà con làng xóm mỗi ngày có cả vài trăm người đi tìm. Họ đi khắp nơi, tìm khắp bãi biển, cửa sông, bới tung nhiều đống rác để tìm nhưng vẫn không thấy con gái đâu cả, rồi người đi tìm cũng giảm dần khi không còn hy vọng”, chị Thu nói trong nước mắt.
Cũng theo chị Thu, chồng chị giờ cũng như người mất hồn. Cơm nước trong gia đình nhiều khi cũng chẳng buồn nấu, vì nấu lên cũng chẳng ai ăn. Lâu nay, cả hai vợ chồng phải uống thuốc an thần để ngủ. “Cùng lúc gia đình chúng tôi mất đi 2 con người mà không biết nguyên nhân do đâu. Đã gần một năm trôi qua, chúng tôi đau đớn tột cùng, chết dần cả thể xác và tinh thần. Gia đình chỉ còn biết chờ đợi kết quả điều tra nhưng đến nay cơ quan công an cũng chưa có tin tức gì khiến gia đình càng… vô vọng, đau đớn”, chị Thu nói.
(Theo_Đời Sống Pháp Luật
Gặp người đội trưởng rà phá bom mìn cho 10 cô gái san đường
Để hỗ trợ phá được 320 quả bom các loại, cứu sống hàng chục người bị thương và hàng ngàn lượt xe thoát khỏi bom đạn, người cựu chiến binh ấy đã 9 lần bị thương, 6 lần phải nhập viện vì bom đạn.
Giờ đây sau gần 40 năm đã qua, những ký ức về chiến tranh, những kỷ niệm về chuyến đi rà phá bom, những tình huống "ngàn cân treo sợi tóc" trong con người ông vẫn còn nguyên vẹn.
Ông là Nguyễn Xuân Lứ, SN 1942, trú tại xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh.
Ông Nguyễn Xuân Lứ và chiếc mũ kỷ vật gắn liền với những chiến công vang dội của ông và đồng đội tại Ngã ba Đồng Lộc huyền thoại.
Ký ức về giây phút đối mặt với "tử thần"
Chúng tôi gặp ông Nguyễn Xuân Lứ (SN 1942) trong căn nhà cấp 4 nằm nép mình tại sườn núi thuộc xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) vào buổi xế chiều trung tuần tháng 7, cận kề thời điểm kỷ niệm ngày chiến thắng Ngã ba Đồng Lộc lịch sử (24/7/1968).
Đã 40 năm trôi qua, ký ức về chiến tranh, về những trận đánh, về những lần đối mặt với "tử thần" tại Ngã ba đã đi vào huyền thoại vẫn còn in đậm trong hồi ức của người lính già.
Từ lúc sinh ra ông Lứ đã chứng kiến cảnh quê hương chìm trong mưa bom bão đạn, một số người thân đã bị giặc bắt và giết. Lòng căm thù giặc ngoại xâm ngày một lớn lên trong cậu bé Lứ. Năm 22 tuổi, chàng thanh niên được tham gia vào đội rà phá bom mìn trên tuyến đường xung yếu phục vụ cho công tác thông tuyến cho những chuyến xe từ Bắc vào Nam.
Nhanh trí lại có tính can trường, từ năm 1964 đến năm 1969, chàng thanh niên Lứ được cấp trên tin tưởng, giao giữ chức vụ Đội trưởng Đội Rà phá bom mìn thuộc Phòng Giao thông huyện Can Lộc.
"Đội chúng tôi có 15 đồng chí, trong đó có đồng chí La Thị Tám, Trần Đăng Khoa... Chúng tôi còn làm việc chung với Anh hùng liệt sĩ Vương Đình Nhỏ, được phân công rà phá bom mìn, canh gác trạm barie trên tuyến đường 1A và 15A tại các huyện Can Lộc, Đức Thọ, Hồng Lĩnh...", ông Lứ kể.
5 năm làm đội trưởng rà phá bom mìn, tại đoạn đường huyết mạch mà địch tập trung đánh phá, ông Lứ đã gặp không ít hiểm nguy. Có những lần tưởng như không còn sống sót để trở về, nhưng rồi ông lại can trường đứng dậy để tiếp tục rà phá những quả bom nổ chậm, để 10 cô gái kịp san lấp mặt đường cho đoàn xe đang tiến dần từ Bắc vào Nam.
Ông Lứ xúc động nhớ lại kỷ niệm ngày 8/3/1968 tại Eo Truông Kén, thuộc huyện Can Lộc: "Hôm đấy có 2 đoàn xe gồm 24 chiếc đang tiến dần vào Nam, nhưng đến đoạn dốc này thì có 2 quả bom đang nằm lăn kềnh giữa đường. Tại địa điểm, chỉ còn một mình tôi. Không thể để đoàn xe dừng lại quá lâu, vì máy bay địch có thể dội bom bất cứ lúc nào, tôi đã tìm cách cho nổ 2 quả bom trên.
Tôi đã cố hết sức rồi, nhưng cả hai quả bom lại quá "gan lỳ" không chịu nổ. Khi đoàn xe tiến lại gần tôi liền cởi bỏ hết quần áo và lột bỏ chất kim loại trong người dùng đòn bẩy 2 quả bom xuống hố sâu để đoàn xe đi qua an toàn. Khi chiếc xe đi qua, thì thấy một chiếc dừng lại, 2 người trên xe xuống bế thốc tôi lên xe chở đi vào gặp Bác Đạt - Chủ tịch tỉnh tuyên dương. Sau này tôi mới biết 1 trong hai người bế tôi lên xe là đồng chí Phan Trọng Tuệ - Bộ Trưởng Bộ Giao thông lúc bấy giờ".
Trong thời gian đảm đương nhiệm vụ là người đội trưởng đội rà phá bom mìn, hàng loạt các trận đánh trên địa bàn ông Lứ đều có mặt và tham gia giải quyết hậu quả. Sau từng trận đánh, ông và đồng đội đều đảm bảo tuyến đường giao thông huyết mạch cho từng đoàn xe chi viện cho chiến trường miền Nam.
Vào những ngày đầu tháng 6/1968, đế quốc Mỹ liên tiếp đánh phá với lượng bom lên đến hàng trăm quả mỗi ngày, mục đích làm hỏng tuyến đường 15A để cắt đứt sự chị viện miền Bắc dành cho miền Nam. Với quyết tâm và khẩu hiệu "Địch chặt đứt thì ta hàn gắn lại", ông Lứ cùng Anh hùng liệt sĩ Vương Đình Nhỏ làm việc suốt đêm ngày, kịp cho những chuyến xe chở lương thực, thuốc men và vũ khí đi qua.
"Hôm đó địch dội xuống xuống Ngã ba Đồng Lộc hàng trăm quả bom, tôi và đồng chí Nhỏ đã kịp rà phá hết toàn bộ số bom nổ chậm nằm trên tuyến đường, nhưng có 3 quả lại rơi tại cầu Tối và chìm xuống dưới dòng nước sâu. Lúc này tôi và đồng chí Nhỏ đã lặn xuống xem xét thì biết là bom từ trường. Do nó lặn quá sâu nên nam châm không thể hút được, tôi đã tập trung lượng nam châm lớn, rồi lặn xuống định vị đúng chỗ từng quả bom. Trong lúc đang định vị, một bom phát nổ đẩy tôi bay lên vệ đường"- ông Lứ nhớ lại khoảnh khắc suýt mất mạng với lần phá bom tử thần.
Tượng đài chiến thắng tại Ngã ba Đồng Lộc
Trong những năm tháng sống chiến đấu tại Ngã ba Đồng Lộc, ông Lứ đã gặp nói chuyện với 10 cô gái vốn đã trở thành bất tử trong những lần cùng đi san lấp mặt đường. Thời ấy ông Lứ là anh bộ đội rà phá bom mìn, còn 10 cô gái thuộc đội thanh niên xung phong. Dù sống trong thời khắc chiến tranh nhưng họ vẫn có những kỷ niệm, những giây phút tràn đầy cảm xúc của tuổi thanh xuân khi đi làm nhiệm vụ. Và ông Lứ cũng là người chứng kiến giây phút mất mát, đau thương, sự hy sinh của 10 cô gái nơi đây.
"Chiều ngày 24/7/1968, tiểu đội nữ TNXP do Võ Thị Tần làm tiểu đội trưởng, xung phong san lấp mặt đường để thông tuyến xe. Trong lúc các cô đang làm nhiệm vụ một tốp máy bay A6A đã bay từ phía biển vào cắt chùm bom tọa độ, 10 cô gái đã hy sinh trong tư thế đang làm nhiệm vụ. Chúng tôi may mắn chui vào cống nước nên thoát chết" - ông Lứ nhớ lại giây phút 10 cô gái ngã xuống.
Di sản khổng lồ của người cựu chiến binh
Chiến tranh kết thúc, ông Lứ lập bảng thành tích như: phá được 320 quả bom các loại, cứu sống được hàng chục người bị thương và hàng chục chiếc xe thoát khỏi bom đạn.
Sau ngày thống nhất đất nước, ông Lứ trở về công tác tại phòng giao thông huyện Can Lộc. Trong quá trình công tác tại đây ông Lứ đã vinh dự nhận được rất nhiều thành tích như: danh hiệu lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua, huân chương chiến công hạng nhì, ba, bằng khen Trung ương Đoàn thanh niên, bằng khen Chính phủ.
Gần 40 năm chiến tranh đã đi qua, ông Lứ giờ đã là một ông già có mái tóc bạc trắng. Với những hy sinh cả tuổi trẻ cho đất nước, với những chiến công anh dũng nói trên, hy vọng ông sớm được công nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang.
Anh Tấn - Văn Dũng
Theo dantri
Diêm dân thành cửu vạn Khoảng 5 năm trở lại đây, hàng trăm phụ nữ ở xã Hộ Độ và vùng lân cận huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) miệt mài đạp xe lên phố làm thuê. Là diêm dân, nhưng khi muối rớt giá thì cửu vạn là nghề chính giúp họ sống qua ngày. Từ sáng sớm, những người phụ nữ này bắt đầu di chuyển bằng...