Topshop đệ đơn phá sản tại Mỹ, đóng cửa toàn bộ cửa hàng
Thương hiệu thời trang bình dân Anh Quốc Topshop chuẩn bị đóng cửa toàn bộ 11 cửa hàng tại Mỹ vì kinh doanh thua lỗ.
Năm 2009, thương hiệu thời trang bình dân đình đám Anh Quốc Topshop chính thức đổ bộ vào nước Mỹ với tham vọng tạo nên một đế chế hùng mạnh tại đây. Năm 2019 đánh dấu kỷ niệm 10 năm của hãng tại xứ sở cờ hoa nhưng tiếc rằng dấu mốc này lại gắn với một cái kết buồn. Mới đây, Topshop đã đệ đơn phá sản tại Mỹ và chuẩn bị đóng cửa toàn bộ 11 cửa hàng của hãng tại đây.
Do tình hình buôn bán thua lỗ, thương hiệu thời trang bình dân Topshop sẽ đóng cửa toàn bộ 11 cửa hàng tại Mỹ.
Tuy đóng cửa toàn bộ các cửa hàng tại Mỹ nhưng Topshop (cùng với dòng thời trang nam giới Topman) vẫn sẽ tiếp tục duy trì hình thức bán hàng online cũng như phân phối sản phẩm qua các đối tác bán buôn tại Mỹ, đơn cử như Nordstrom.
Topshop chính thức khai trương cửa hàng đầu tiên tại Mỹ vào năm 2009. Tuy nhiên, thương hiệu đến từ xứ sở sương mù đã không thể thực hiện tham vọng bành trướng của mình khi tính đến thời điểm trước khi phá sản, hãng chỉ mở được tổng cộng 11 cửa hàng trên toàn lãnh thổ nước Mỹ, con số quá đỗi khiêm tốn so với các thương hiệu đối thủ cùng phân khúc giá mà đơn cử là Zara với hơn 300 cửa hàng tính riêng tại Mỹ. Topshop có hơn 500 cửa hàng trên toàn thế giới, riêng 300 cửa hàng trong số đó là ở quê nhà Anh Quốc.
Từng là thương hiệu bình dân được yêu thích nhưng những năm gần đây, tình hình kinh doanh của Topshop ngày càng giảm sút.
Không riêng tại Mỹ, tình hình làm ăn nói chung của Topshop đã có dấu hiệu tụt dốc từ vài năm nay khi hãng phải cạnh tranh với hàng loạt đối thủ đồng hương sừng sỏ khác như ASOS và Boohoo. Cả 2 thương hiệu này đều được đánh giá là nhỉnh hơn Topshop về cả tốc độ sản xuất hàng cũng như độ nhanh nhạy trong khoản bắt sóng xu hướng.
Video đang HOT
Hiện Arcadia Group, công ty mẹ của Topshop cũng như nhiều thương hiệu nổi tiếng như Dorothy Perkins, Miss Selfridge… đang có mong muốn tái cơ cấu với hi vọng cải thiện tình hình. Bằng không, 19.000 nhân công hiện tại của tập đoàn này sẽ phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp.
Thời gian qua, Philip Green, chủ tịch của Arcadia Group cũng dính líu đến hàng loạt cáo buộc về quấy rối tình dục, phân biệt chủng tộc và ngược đãi nhân viên. Vì lùm xùm này mà một bộ phận khách hàng đã kêu gọi tẩy chay các thương hiệu con của Arcadia Group.
Theo Trí thức trẻ
Dùng người mẫu 'big size' để quảng bá: Chiến lược liều nhưng khôn
Chiến dịch tiếp cận thị trường bằng cách sử dụng những người mẫu là người bình thường, chỉ sổ cơ thể cũng không hoàn hảo lại là một bước cải tiến mới của các hãng thời trang bình dân.
Hiện nay, các thương hiệu bình dân nổi tiếng toàn cầu như H&M, Zara... đều thực hiện chiến dịch tiếp cận thị trường bằng cách sử dụng những người bình thường làm người mẫu.
Họ không mời các ngôi sao tên tuổi hay những siêu mẫu có thân hình hoàn hảo mà lại chiêu mộ nhiều người bình thường, không phân biệt về màu da, chủng tộc, chỉ số đo cơ thể cũng được thay đổi không theo quy chuẩn nào cả. Đây được xem là bước cải tiến mới trong việc tiếp cận phân khúc người tiêu dùng.
H&M sử dụng những người mẫu bình thường, có số đo vượt qua chuẩn mực của một người mẫu để tiếp cận thị trường gần gũi hơn.
Ngoài chất lượng sản phẩm, thiết kế hợp xu hướng và giá cả phải chăng thì cách chụp ảnh quảng bá trang phục bằng những người mẫu bình thường lại dễ dàng khiến người mua quan tâm hơn.
Bởi không phải ai cũng sở hữu thân hình như siêu mẫu, khi nhìn những người phụ nữ mũm mĩm, làn da nâu, vóc dáng thừa mỡ mà vẫn tự tin mặc đẹp... người tiêu dùng sẽ cảm thấy gần gũi hơn, tự tin hơn.
Đặc biệt hơn, thông điệp sâu xa các hãng thời trang bình dân đưa ra khi sử dụng người bình thường làm mẫu đó là trang phục của họ phù hợp được mọi tầng lớp, vóc dáng, làn da... và thời trang là không có sự phân biệt giàu nghèo, chủng tộc.
Bên cạnh đó, chiến dịch này cũng thúc đẩy ý thức người tiêu dùng biết yêu bản thân mình hơn. Chấp nhận vóc dáng, những khuyết điểm của cơ thể từ đó lựa chọn trang phục hợp với mình nhưng vẫn đảm bảo được tính thanh lịch, bắt kịp xu hướng.
Người mẫu mũm mĩm diện những thiết kế của H&M trông rất thanh lịch và sành điệu.
Những bà nội trợ tuổi trung niên cũng vẫn có thể làm mẫu và mặc đẹp dù thân hình chẳng so sánh được với siêu mẫu nhưng họ vẫn đẹp theo cách riêng.
Chiến dịch này được đánh giá là bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy sức mua của người tiêu dùng khi hiện nay có vô vàn thương hiệu bình dân nổ ra. Tuy nhiên, các nhà quản lý cũng khá lo lắng rằng nếu việc sử dụng người bình thường không nổi tiếng thì sản phẩm của họ có được quảng bá rộng rãi hay không.
Thế nhưng, thật không ngờ việc "đánh liều" như vậy lại mang đến kết quả vượt ngoài mong đợi. Rất nhiều chị em phụ nữ lựa chọn trang phục của hãng.
Zara cũng sử dụng khá nhiều người mẫu không tên tuổi, khác nhau về màu da nhưng họ vẫn rất thời thượng trong các thiết kế của hãng.
Có thể rút ra kinh nghiệm từ nhiều thương hiệu lớn trước đây chỉ toàn quảng bá sản phẩm bằng người nổi tiếng mà không nhắm vào người tiêu dùng, cách tiếp cận thông minh này của các hãng thời trang bình dân nhận được phản ứng tích cực từ người mua.
Từ những chiến dịch tiếp cận thị trường trên, các thương hiệu Việt Nam cũng có thể học hỏi cách tôn vinh vẻ đẹp bình thường, mộc mạc nhưng chất lượng sản phẩm vẫn phải đặt lên hàng đầu.
Cuộc chạy đua giành thị phần của các hãng bình dân không chỉ là câu chuyện về tốc độ mẫu mã. Những thương hiệu "ăn liền" thế hệ mới còn phải đáp ứng được yêu cầu về giá cả cũng như chất lượng. Vì thế, cách tiếp cận nào dễ thúc đẩy sức mua hơn là bài toán được nhiều thương hiệu quan tâm.
Dương Dương
Theo phunuonline.com.vn
Công nương Anh và mỹ nhân Hollywood giàu nứt đố đổ vách vẫn mê mệt thời trang bình dân Vốn dĩ rằng ai cũng tưởng là ngôi sao hàng đầu, fashionista thì lúc nào cũng sẽ dát đầy đồ hiệu trên người mọi lúc mọi nơi. Thế nhưng mọi người đã lầm khi có rất nhiều người đẹp showbiz đình đám cực kì chuộng các thương hiệu bình dân để diện những trang phục streestyle vô cùng "xịn sò". Chỉ với những...