Top sự kiện quốc phòng “nóng, sốt” nhất Việt Nam 2013
Các sự kiện quốc phòng nổi bật nhất, thu hút nhiều sự chú ý nhất Việt Nam năm nay chủ yếu tập trung vào không quân, hải quân.
Sự kiện có lẽ thu hút sự chú ý lớn nhất trong năm 2013 là việc Việt Nam chính thức nhận tàu ngầm đầu tiên từ Nga. Ngày 7/11, tại nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi (thành phố St. Petersburg, Nga) đã diễn ra lễ ký Biên bản bàn giao tàu ngầm HQ-182 Hà Nội – tàu đầu tiên trong hợp đồng cung cấp 6 tàu ngầm Project 636 Varshavyanka (NATO định danh là Kilo) cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Sau đó, trung tuần tháng 11, tàu vận tải lớn Rolldock Sea bắt đầu chuyển tàu Hà Nội về Việt Nam, dự kiến cuối tháng 12 năm nay sẽ cập bến Cam Ranh.
Một sự kiện diễn ra cách việc nhận tàu ngầm Kilo đầu tiên không lâu, nhưng không kém phần quan trọng là việc Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Lữ đoàn tàu ngầm 189 đóng tại Cam Ranh (lễ công bố quyết định tổ chức cuối tháng 6). Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới trong lộ trình xây dựng Hải quân Nhân dân Việt nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
Bên cạnh Lữ 189, Hải quân Nhân dân Việt Nam tiếp tục có thêm đơn vị tàu chiến mới – Lữ đoàn 167. Ngày 12/7/2013, Bộ trưởng Quốc phòng đã ký Quyết định 2495/QĐ-BQP về việc thành lập Lữ đoàn Tàu Pháo-Tên lửa 167 (ban đầu trang bị tàu hộ tống tên lửa Project 12418 Molniya) thuộc Vùng 2 Hải quân với chức năng là đơn vị chiến thuật có thể độc lập hoặc hiệp đồng tác chiến với các lực lượng khác trong các chiến dịch của Quân chủng Hải quân và hiệp đồng quân binh chủng.
Và năm 2013 cũng đánh dấu sự kiện Hải quân Nhân dân Việt Nam chính thức có lực lượng không quân. Ngày 3/7, tại Sư đoàn Không quân 372, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ bàn giao Lữ đoàn Không quân 954 từ Quân chủng Phòng không – Không quân (PK-KQ) về Quân chủng Hải quân. Trước đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định số 1681/QĐ-BQP ngày 22/5 về tổ chức lại Trung đoàn 954 thành Lữ đoàn Không quân 954 (lúc này là thuộc không quân).
Video đang HOT
Trong lĩnh vực mua sắm trang bị vũ khí mới, năm 2013 cũng ghi dấu 2 sự kiện thu hút nhiều sự chú ý của dư luận trong ngoài nước. Đầu tiên, cuối tháng 8/2013, truyền thông Nga đưa tin việc Việt Nam đã ký hợp đồng mua thêm 12 tiêm kích đa năng Su-30MK2 với tổng trị giá khoảng 600 triệu USD. Dự kiến, việc bàn giao máy bay sẽ diễn ra trong giai đoạn 2014-2015 với 3 đợt giao hàng (mỗi đợt 4 chiếc).
Tiếp nối ngay sau sự kiện mua Su-30MK2 là việc Việt Nam đã đạt được những thỏa thuận về việc mua 2 tàu hộ vệ tên lửa hiện đại Sigma 9814 của Hà Lan với tổng trị giá khoảng 660 triệu USD. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hải quân, Việt Nam mua tàu chiến của phương Tây, các nguồn tin khẳng định hợp đồng sẽ chính thức ký kết cuối năm nay.
Tiếp nối sự kiện đặt mua tàu hộ vệ Sigma, ngày 24/9, Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên A.M Gorky đã chính thức làm lễ khởi đóng 2 tàu hộ vệ tên lửa tàng hình Gepard 3.9 theo hợp đồng ký kết với Bộ Quốc phòng Việt Nam. Dự kiến 2 tàu Gepard 3.9 cải tiến (kích thước lớn hơn, tính tự động hóa cao hơn, nâng cấp hệ thống điện tử, vũ khí, động cơ) sẽ được chuyển giao trong giai đoạn 2016-2017.
Tiếp theo, ngày 25/10, “Dây chuyền công nghệ sửa chữa lớn, tăng tổng niên hạn sử dụng máy bay Su-27 và sửa chữa cục bộ máy bay Su-30″ của Nhà máy A32 đã được khánh thành. Dây chuyền công nghệ này là cơ sở quan trọng bảo đảm lâu dài cho hoạt động hiệu quả, an toàn, có độ tin cậy cao của máy bay Su-27/30 và các thế hệ tiếp theo phục vụ trong Không quân Nhân dân Việt Nam.
Trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng Việt Nam, năm 2013 là năm gặt hái nhiều thành tựu đáng kể. Nổi bật nhất trong số đó là 2 sự kiện mang tính bước ngoặt trong việc từng bước đảm bảo trang bị vũ khí trong quân đội ta. Đầu tiên, tháng 4/2013, truyền thông Nga đưa tin việc Việt Nam đã đóng và hạ thủy 2 tàu hộ tống tên lửa Project 12418 Molniya đầu tiên theo giấy phép sản xuất của Nga. Dự kiến Việt Nam sẽ đóng tổng cộng 10 chiếc tàu loại này.
Trong hoạt động diễn tập quân sự, năm nay quân đội ta có rất nhiều cuộc diễn tập ở cả trong và ngoài nước. Trong đó, nổi bật lên hoạt động phối hợp quốc tế, đầu tiên là cuộc Diễn tập thực binh ứng phó thảm họa và cứu trợ nhân đạo năm 2013 (ARDEX 13), được tổ chức ngày 23/10, tại Sơn Tây (Hà Nội) với sự tham gia của bộ đội Việt Nam – đóng vai trò nòng cốt cùng lực lượng 7 nước thành viên ASEAN và 3 nước quan sát viên.
Thứ 2, cuộc diễn tập tìm kiếm cứu hộ cứu nạn trên biển giữa biên đội 2 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 mang tên Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) và Lý Thái Tổ (HQ-012) của Hải quân Nhân dân Việt Nam và 2 tàu hộ vệ Type 054A mang tên Hoàng Sơn (570) và Hành Dương (số hiệu 568) vào ngày 24/6. Đây là một trong những hoạt động diễn ra trong khuôn khổ cuộc tuần tra chung trên vịnh Bắc bộ giữa hải quân 2 nước. Ngoài diễn tập, tuần tra, sau đó 2 tàu hộ vệ Gepard 3.9 Việt Nam lần đầu vào cảng Trạm Giang, Quảng Đông (trong ảnh).
Theo Kiến thức
Hình ảnh mới nhất của tàu tên lửa Việt Nam tự đóng
Trang Eagle-Rost (Nga) vừa công bố hình ảnh mới nhất về chiếc tàu thuộc đề án 1241.8 mã M1 của Việt Nam.
Hình ảnh vừa công bố cho thấy, con tàu đang ra khơi và tàu có 2 ống phóng tên lửa Uran.
Đây là chiếc tàu đầu tiên trong tổng số 6 tàu thuộc đề án 1241.8 (còn có tên là Molnya) mà Việt Nam đóng theo giấy phép của Nga. Trước đó, Việt Nam đã hạ thuỷ 2 tàu loại này.
Chiếc tàu thuộc đề án 1241.8 mã M1 đang ra khơi. Ảnh: Eagle-Rost.
Theo ông Oleg Belkov - tổng giám đốc nhà máy đóng tàu Vympel ở Rybinsk, chiếc tàu đầu tiên sẽ được bàn giao cho Hải quân nhân dân Việt Nam vào cuối năm 2013.
Toàn bộ quá trình đóng tàu đều được các kỹ sư của Cục thiết kế biển trung tâm Almaz từ Saint Peteburg và nhà máy đóng tàu Vympel giám sát về mặt kỹ thuật.
Tàu tên lửa Molnya thuộc đề án 1241.8 có lượng giãn nước 510 tấn, dài 56,1 m, rộng 10,2 m, tốc độ tối đa 38 hải lý/giờ.
Tầm hoạt động của tàu lên tới 1.700 hải lý, hành trình 10 ngày, thuỷ thủ đoàn 42 người. Vũ khí trang bị trên tàu gồm:
- Pháo hạm AK-176M (tầm bắn tối đa 16 km, tốc độ bắn tối đa 120 phát/phút)
- 16 tên lửa chống hạm Uran-E (tầm bắn tối đa 120 km) hoặc Uran-UE (tầm bắn tối đa 260 km)
- 2 pháo AK-630M tốc độ bắn 5000 phát/phút.
Theo Tri thức
Năm kỹ sư Nga "hộ tống" tàu ngầm Kilo về Cam Ranh Ngày 15/11 vừa qua tại nhà máy đóng tàu Admiraltei Verfi tàu ngầm HQ182 Hà Nội - tàu ngầm hiện đại đầu tiên của Hải quân nhân dân Việt Nam đã được đưa lên xà lan, bắt đầu lên đường về Việt Nam. Tàu ngầm Hà Nội được đưa lên xà-lan để vận chuyển về Việt Nam. Theo hợp đồng vận chuyển đã...