Top phim cung đấu đình đám nhất màn ảnh Hoa ngữ, Hàn Quốc
Những bộ phim cung đấu, tranh đoạt vương quyền luôn tạo được sức hấp dẫn cho khán giả. Không chỉ là những âm mưu chốn hậu cung mà các bộ phim cung đấu của màn ảnh Hoa Ngữ lẫn Hàn Quốc còn đem đến nhiều câu chuyện ý nghĩa đằng sau đó.
Phim cung đấu Hoa ngữ:
Ra mắt vào năm 2011 nhưng cho đến hiện tại “Hậu cung Chân Hoàn truyện” vẫn được xem là một bộ phim cổ trang kinh điển của Trung Quốc. Bộ phim xoay quanh những cuộc tranh đấu quyền lực và tình yêu của những nữ nhân trong chốn thâm cung.
Hậu cung Chân Hoàn truyện. Ảnh: NSX.
Chân Hoàn từ một thiếu nữ hiền lành, không màng danh lợi, nhưng vì bước chân vào chốn cung cấm đầy rẫy nguy hiểm đã phải tự trở nên tàn độc để bảo vệ bản thân và gia tộc. Suốt chặng đường dài cho đến khi bước lên ngôi vị cao nhất, Chân Hoàn nhận ra ngoài quyền lực của nàng chẳng còn gì cả, người thân yêu cứ lần lượt mất đi.
Hậu cung Như Ý truyện
“Hậu cung Như Ý truyện” có thể được xem là phần sau của “Hậu cung Chân Hoàn truyện” thuộc hai bộ tiểu thuyết nổi tiếng của tiểu thuyết gia Lưu Liễm Tử. Phần phim này tập trung xoay quanh Như Ý, nàng thanh mai trúc mã của vua Càn Long. Để được ở bên người mình yêu, Như Ý chấp nhận làm trắc phúc tấn rồi sau trở thành Nhàn Phi.
Hậu cung Như Ý truyện. Ảnh: NSX.
Chấp niệm được yêu chàng thiếu niên Hoằng Lịch năm xưa đã đẩy Như Ý bước vào cảnh tranh sủng khốc liệt. Tình yêu của cả hai ngày càng rạn nứt kể từ khi Như Ý lên ngôi Kế Hậu. Chuyện tình của cả hai kết thúc đầy dây dứt, đến cuối cùng Như Ý còn bị tước chức vị và không được mai táng theo nghi thức của Hoàng Hậu.
Video đang HOT
Mị Nguyệt truyện
“Mị Nguyệt truyện” xoay quanh cuộc đời của Mị Nguyệt (Tôn Lệ), nàng công chúa được Sở Uy Vương yêu quý. Sau khi Sở Uy Vương băng hà, Mị Nguyệt lâm vào cảnh người mất nhà tan, cô theo Mị Xu – chị em cùng cha khác mẹ gả đến nước Tần xa xôi. Vì nhận được sủng ái của Tần Vương, Mị Nguyệt trở thành cái gai trong mắt nhiều người. Để bảo vệ tính mạng, Mị Nguyệt phải tự trưởng thành trong sinh tử.
Từ một nàng công chúa của nước bị thất thế, nàng từng bước xưng bá chủ trên ngôi Thái Hậu. Không chỉ đưa nước Tần từ một nước nhỏ trở nên lớn mạnh với thế lực quân sự hùng hậu mà còn thu phục lục quốc, thống nhất thiên hạ.
Võ Mỵ Nương truyền kỳ
Siêu phẩm cổ trang “Võ Mỵ Nương truyền kỳ” là tác phẩm kinh điển của Phạm Băng Băng gây sốt không chỉ vì quy mô đầu tư khủng mà còn đạt được rating cao ngất ngưởng. Ra mắt năm 2014 với sự tham gia diễn xuất của Phạm Băng Băng, Lý Thần, Trương Quân Ninh, Lý Trị Đình,…
Ở bên Thái Tông từ năm nàng mới 14 tuổi, 12 năm sau khi Thái Tông băng hà Võ Mỵ Nương trở thành sủng phi của Đường Cao Tổng Lý Trị. Võ Mỵ Nương ẩn nhẫn, từng bước giành lấy quyền lực, bước lên ngôi vị cao nhất hậu cung. Sau, Võ Mỵ Nương thâu tóm quyền lực, nhiếp chính và trở thành Nữ hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc.
Phim cung đấu Hàn Quốc:
“Nữ hoàng Seon Deok” ra mắt vào năm 2009 kể về Seon Deok – Nữ hoàng đầu tiên của triều đại Silla, người đặt nền móng cho việc hợp nhất ba nước (Goguryeo, Baekje và Silla). Theo luật lệ cổ xưa, con của nhà Vua không được phép là sinh đôi vì sẽ mang lại tai họa cho cả đất nước nhưng điều đó lại xảy ra với chị em của Seon Deok. Vì sự cầu xin của Vương hậu, Vua cho người đưa Seon Deok ra khỏi cung sinh sống từ khi mới lọt lòng.
Mãi đến khi nàng 15 tuổi, trước sự bành trướng quyền lực của Vương Phi Mil Sil, Seon Deok mới trở về cung để bảo vệ gia đình và thần dân. Bằng sự thông minh, tầm nhìn lớn cùng sự trợ giúp của những trung thần, Seon Deok đánh bại được Mil Sil và lên ngôi Nữ hoàng. Để nắm được quyền lực và duy trì bình yên cho thần dân, nàng đã phải từ bỏ tình yêu cả đời của mình.
“Hoàng hậu Ki” là tác phẩm cổ trang ra mắt 2013 từng khuấy đảo làng phim ảnh Hàn Quốc với chuyện tình tay ba đầy bi kịch giữa ba nhân vật quyền lực Vua Cao Ly Wang Yoo, Hoàng Hậu Ki và Vua nhà Nguyên Ta Hwan.
Lồng ghép vào câu chuyện là sự đấu tranh để sinh tồn của Ki Seung Nyang, một cung nữ dâng trà tầm thường sống giữa chốn cung đình đầy thị phi để rồi từng bước trở thành Hoàng hậu Ki của triều Nguyên. Nàng là phi tần được sủng ái nhất trước khi trở thành hoàng hậu của Vua Ta Hwan. Hoàng Hậu Ki là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc đề cao tình yêu trong lý tưởng chính trị, từ đó trở thành niềm tự hào của những người phụ nữ trong chốn hậu cung xưa.
Bí mật bất ngờ về cảnh 'thị tẩm' trong 'Hậu cung Chân Hoàn truyện'
Toàn bộ cảnh 'giường chiếu' của Trần Kiến Bân được ông thể hiện trong thời gian rất ngắn.
Hậu cung Chân Hoàn truyện là mộ bộ phim cung đấu cực kỳ nổi tiếng, từng khuynh đảo màn ảnh nhỏ Hoa ngữ, đưa vô số cái tên lên hàng sao hạng A và giúp họ có được vai diễn để đời cho sự nghiệp. Đã 10 năm trôi qua nhưng tác phẩm vẫn để lại nhiều dư âm và được khán giả hăng say bàn luận mỗi khi nhắc đến.
Từng vai diễn, từng tình tiết đều được khán giả đưa ra mổ xẻ khi có dịp. Tuy nhiên hậu trường phân cảnh khá thú vị của bộ phim mà ít người biết đến mới đây đã được đào lại khiến nhiều người không khỏi thích thú, đó chính thị tẩm của Hoàng thượng Ung Chính (do Trần Kiến Bân thủ vai).
Theo đó, nữ diễn viên Dương Tử Yên từng chia sẻ, vì Trần Kiến Bân muốn quay hết cảnh thị tẩm chỉ trong 2 ngày. Vì thế, các diễn viên đã tập trung lại để thực hiện cho bằng xong cảnh quay.
Trong 2 ngày này, công việc của Trần Kiến Bân là nằm nghiêng trên giường để đóng cặp với từng người. Ở mỗi lần quay cảnh thị tẩm, ông đều hỏi bạn diễn tên là gì và hóa thân thành nhân vật nào. Nhưng khi Dương Tử Yên hỏi Trần Kiến Bân có nhớ bạn diễn của mình không, ông cho biết mình không thể nhớ nổi.
Sau khi biết sự thật, khán giả cảm thấy vừa bất ngờ, vừa hài hước lẫn khâm phục trước cảnh thị tâm của hoàng thượng.
Nếu ai đã từng xem Chân Hoàn truyện thì đều biết những cảnh quay này khi lên sóng chứa đựng rất nhiều cảm xúc. Với mỗi người, Hoàng thượng lại có tình cảm khác nhau nên cách đối cũng không ai giống ai, vậy mà tất cả được ông thể hiện hoàn hảo chỉ trong 2 ngày đủ để thấy khả năng nhập vai của Trần Kiến Bân 'đỉnh' đến mức nào.
Lên sóng từ năm 2011 nhưng cho đến nay, vẫn chưa 1 bộ phim nào có thể vượt mặt được Chân Hoàn truyện về tầm ảnh hưởng. Vừa qua nhà sản xuất của Chân Hoàn truyện hé lộ, mỗi năm, chỉ riêng tiền bản quyền phát sóng lại của bộ phim này cũng đã mang về hơn một ngàn vạn lợi nhuận. Con số này quy đổi ra tiền Việt thì tương đương hơn 35 tỷ đồng. Đối với 1 bộ phim đã chiếu được cả thập kỷ thì đây đúng là 'hiện tượng' hiếm có.
Thế nhưng nhìn vào thực lực của dàn diễn viên, mà điển hình như tình tiết kể trên của Trần Kiến Bân thì không khó để giải thích cho sự bền vững của tác phẩm.
'Chân Hoàn truyện' đúng là huyền thoại phim cung đấu Trung Quốc: Phát sóng 10 năm rồi vẫn tiếp tục thu lời sương sương 35 tỷ/năm Lên sóng từ năm 2011 nhưng cho đến nay, vẫn chưa 1 bộ phim nào có thể vượt mặt được 'Chân Hoàn truyện' về tầm ảnh hưởng, kể cả 'Như Ý truyện'. Trước khi Hậu cung Như Ý truyện hay Diên hy công lược gây bão thì đã từng có 1 bộ phim cung đấu 'khuynh đảo' màn ảnh nhỏ xứ sở Hoa...