Top những thành phố nguy hiểm nhất trên thế giới
Tijuana Mexico, Cape Town Nam Phi, Caracas Venezuela… là những thành phố đẹp nhưng lại nguy hiểm do tỷ lệ tội phạm cao, giết người hàng loạt nên người dân có thể cảm thấy bất an.
Ảnh: Shutter.
Tijuana, Mexico: Năm 2018, nơi đây ghi nhận 2.640 vụ giết người. Dù vậy, thành phố là một địa điểm du lịch nổi tiếng nhờ vị trí địa lý thuận lợi, giáp biên giới bang California, Mỹ. Bởi vậy, phần lớn khách du lịch ở đây đều từ Mỹ sang để thưởng thức chút văn hóa Mexico cho chuyến nghỉ ngơi ngắn hạn. Các khách du lịch được cảnh báo nên cẩn thận với tài sản cá nhân và nạn ăn xin khi tới đây.
Ảnh: Shutter.
Acapulco, Mexico: Đây là từng được coi là “ mảnh đất hái ra tiền” của Mexico nhờ sức hút từ những khu nghỉ dưỡng sang trọng nằm rải rác quanh vùng biển. Địa điểm này cũng là lựa chọn hàng đầu của nhiều sao Hollywood và triệu phú. Nhưng hiện nay khu vực đã không giữ được sự yên bình đó. Với tỷ lệ giết người cao, khách du lịch dù dũng cảm đến đâu cũng khó có thể tận hưởng kỳ nghỉ tại đây.
Ảnh: Andrea.
Video đang HOT
Cape Town, Nam Phi: Thành phố nổi tiếng với nhiều cảnh quan thiên nhiên rực rỡ, các bến cảng tươi đẹp, núi Bàn đi liền với tên gọi “Bàn ăn của Chúa”, và danh lam thắng cảnh tại khu vực giữa Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Được thiên nhiên dành nhiều ưu ái, nơi đây được coi là một trong những thành phố đẹp nhất toàn cầu, thu hút đông đảo khách du lịch. Dù vậy, thành phố này cũng nổi tiếng với những khu ổ chuột nghèo và tỷ lệ tội phạm cao. Do đó, du khách nên cảnh giác và không bao giờ để lộ đồ vật có giá trị.
Ảnh: Douglas.
Caracas, Venezuela: Thủ đô của quốc gia này từ lâu đã được liệt kê là một trong những thành phố nguy hiểm nhất thế giới. Điều này bắt nguồn từ mật độ tội phạm luôn ở mức cao. Bởi vậy, du khách cần chuẩn bị kỹ lưỡng và phải rất cẩn thận để giữ an toàn cho bản thân khi đặt chân tới vùng đất này.
Ảnh: Shutter.
Cancun, Mexico: Thành phố quyến rũ này sở hữu nhiều bãi tắm đẹp, những khu rừng nhiệt đới, văn hóa địa phương đặc sắc và nhiều lễ hội sôi nổi trong mùa hè. Tuy nhiên, bạo lực nổ ra trong khu vực kể từ đầu năm đến nay đã cướp đi sinh mạng hơn 100 người, nâng tỷ lệ giết người của thành phố lên tới 64,47 trên 100.000 người. Bạo lực đến từ các băng đảng buôn bán ma túy đã gây mối quan ngại cho khách du lịch.
Ảnh: Flickr.
St. Louis, Mỹ: Thành phố St Louis được xem là nơi có nền văn hóa đa dạng và sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh thu hút du khách trong nước và quốc tế. Không chỉ nổi tiếng với nhiều phong cảnh đẹp mà nơi đây còn mang đến nhiều công viên cây xanh và các bảo tàng lịch sử, những công trình kiến trúc độc đáo. Tuy nhiên, tình trạng gây rối của bọn tội phạm tăng cao đã khiến nơi đây trở thành thành phố nguy hiểm nhất nước Mỹ.
Ảnh: Pegro.
Bogota, Colombia: Thủ đô của Colombia nổi tiếng là mảnh đất sôi động, náo nhiệt của các lễ hội văn hóa đặc sắc. Tuy nhiên, thành phố này được khuyến cáo không dành cho phụ nữ khi đi du lịch một mình bởi tỷ lệ tội phạm tình dục cao và hệ thống giao thông công cộng nguy hiểm. Du khách cũng lưu ý tránh xa bờ biển xung quanh thành phố Turbo và không phô trương sự giàu có hay sử dụng nhiều hàng hiệu.
Napier - hồi sinh sau thảm họa
Napier là một trong những thành phố có bãi biển trải dài và đẹp bậc nhất ở New Zealand. Đây cũng là nơi chứng kiến sự hồi sinh mạnh mẽ sau thảm họa tự nhiên.
Tuần lễ Art Deco ở Napier.
Thành phố đặc biệt
Napier là thành phố lớn thứ 6 của New Zealand. Nơi đây khí hậu quanh năm mát mẻ, đất đai màu mỡ, bờ biển lúc nào cũng đầy ắp các loại hải sản nên từ xưa, mảnh đất này đã được những người di cư từ châu Âu chọn làm nơi định cư, lập nên thành phố.
Trong hơn một thế kỷ, Napier từng là "thủ phủ" sản xuất lông cừu của thế giới, đồng thời cũng là vùng sản xuất rượu vang nổi tiếng. Thế nhưng, một trận động đất bất ngờ xảy ra vào năm 1931 đã chấm dứt tất cả những điều đó. Trận động đất khiến hơn 250 người chết, phá hủy toàn bộ các công trình trong thành phố lẫn khu vực lân cận. Nhiều tàu thuyền đang đỗ tại bến bị mắc cạn... Và, ngoài sức tưởng tượng của con người, trận động đất nói trên đã nâng hẳn một mảnh đất rộng khoảng 40km2 từ dưới biển lên.
Trong hơn một năm trời, người dân Napier góp nhặt những mảnh còn sót lại của cuộc sống cũ, đồng thời vắt óc tìm hướng đi mới cho thành phố. Napier không thể dựa vào ngành lông cừu, làm rượu hay đánh bắt cá được nữa vì tất cả đàn gia súc, trang trại và tàu cá đã mất, cần rất nhiều thời gian để gây dựng lại. Cuối cùng, để phục hồi Napier, chính quyền thành phố đã đưa ra một quyết định táo bạo: Biến Napier thành một thành phố du lịch.
Napier có rất nhiều yếu tố thuận lợi để thành công với con đường phát triển mới. Với những người yêu biển thì Napier, nơi có bãi biển cát trắng hiền hòa luôn khiến họ hài lòng. ở đây còn có đàn ó biển lớn nhất thế giới. Nếu đến đây vào mùa loài vật này kết đôi, du khách sẽ được chứng kiến hàng ngàn chú chim bay lượn trên bầu trời với những vũ điệu kỳ lạ để tìm bạn tình. Sau đó, loài chim này sẽ dựng tổ ngay trên mặt đất để ấp trứng...
Trong khi các thành phố khác của New Zealand luôn nằm trong danh sách các thành phố hiện đại của thế giới thì Napier vẫn lưu giữ nhiều nét xưa - không chỉ trong kiến trúc mà còn trong cả cách sống. Nhiều cửa hàng đồ len, bánh kẹo, vẽ tranh truyền thần, đồ gốm, các hầm rượu vang... tiếp tục hoạt động theo cách quen thuộc suốt 70, 80 năm qua. Đó cũng chính là nét hấp dẫn đối với du khách.
"Thủ phủ Art Deco"
Ngược lại lịch sử, sau trận động đất kể trên, một người con của Napier là kiến trúc sư Louis Hay đã nhận trách nhiệm xây dựng lại thành phố. Nhờ vào tài năng và công sức của ông mà Napier trở thành "thủ phủ Art Deco" của thế giới. Dường như tất cả những nét phù hoa của kiến trúc Mỹ, Anh, Pháp hồi đầu thế kỷ XX được ông dùng để "thổi hồn" cho từng căn nhà ở Napier.
Khách du lịch đến đây cảm thấy mình như lạc vào một phim trường khổng lồ. Ở hai bên đường là những dãy nhà được xây dựng theo lối kiến trúc Art Deco mà trên thế giới ít nơi nào có. Bạn có thể dành hàng giờ đi dạo và trầm trồ trước những công trình như khách sạn Criterion, trụ sở Công ty Thuốc lá quốc gia, nhà hát Opera Napier, nhà thờ Thánh John hay Viện bảo tàng Art Deco... Mỗi năm, hàng trăm nghìn người yêu kiến trúc đến đây để tìm hiểu về một phong cách kinh điển đã đi vào lịch sử.
Để có thể thăm thú tất cả những công trình trên, bạn nên đi xe đạp hay tốt hơn hết là tham gia một tour trên những chiếc ô tô cổ có từ những năm 1930. Một trong những địa điểm được du khách lựa chọn nhiều nhất là phố Marine Parade với hàng loạt đài phun nước, tượng đá... nằm thấp thoáng dưới bóng những cây cổ thụ có tuổi đời hơn một trăm năm. ở một đầu phố Marine Parade là Thủy cung quốc gia New Zealand, còn ở đầu bên kia là nhà tù Napier, công trình duy nhất còn sót lại sau trận động đất năm 1931.
Vào khoảng tháng 2 hằng năm, thành phố tổ chức tuần lễ Art Deco. Khi đó, nhiều buổi triển lãm, biểu diễn, diễu hành xe hơi, máy bay, tàu hỏa và đủ loại máy móc cổ khác được tổ chức nối tiếp nhau. Đến tối thì có các bữa tiệc và buổi hòa nhạc ở khắp nơi trong thành phố. Người dân địa phương ăn mặc theo phong cách thời trang những năm 1930. Đây là cơ hội có một không hai để khách du lịch cảm nhận nét văn hóa thượng lưu phương Tây những năm đầu thế kỷ XX.
Thật khó để bất kỳ ai đến Napier lại nghĩ rằng nơi đây đã gần như biến mất vì một trận động đất. Câu chuyện hồi phục của Napier cũng kỳ diệu như những cảnh đẹp tại thành phố này vậy.
Mù Cang Chải mùa lúa chín Vào những ngày này, khắp hai bên đường từ thành phố Yên Bái lên tới huyện Mù Cang Chải hiện lên những mảng màu vàng rực khi các thửa ruộng lúa bậc thang đang vào vụ. Mù Cang Chải nhìn từ trên cao. Phóng viên ghi hình vào thời điểm từ 11 đến 13-9, lúa nơi đây bắt đầu chuyển màu vàng. Nhiều...