Top những điều tốt đẹp về cuộc sống trên Trái đất
Cuộc sống trên Trái đất luôn ẩn chứa những điều thú vị. Các nhà khoa học, chuyên gia có những phát hiện, khám phá đáng chú ý cho thấy cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn.
Một trong những sự thật gây ngạc nhiên về cuộc sống trên Trái đất là việc các nhà sinh học thuộc Đại học California tại Los Angeles (UCLA), Mỹ thiết kế một đôi găng tay có thể dịch ngôn ngữ ký hiệu sang lời nói bằng tiếng Anh trong thời gian thực thông qua một ứng dụng điện thoại thông minh.
Nhờ sáng kiến này, người sử dụng ngôn ngữ ký hiệu có thể giao tiếp dễ dàng với những người bình thường mà không cần người khác dịch cho họ.
Đại bàng đuôi trắng với sải cánh dài tới 2,4m từng thống trị bầu trời nước Anh trước khi bị xóa sổ vào khoảng 1 thế kỷ trước.
Vào tháng 5/2020 vừa qua, loài chim săn mồi lớn nhất của Vương quốc Anh xuất hiện lần đầu tiên tại quốc gia này kể từ năm 1780. Theo các chuyên gia, đây là một thông tin đáng mừng khi những con chim tuyệt vời một lần nữa bay lượn trên bầu trời bước Anh.
Vào năm 1979, voi châu Phi được xếp vào những loài có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới. Để ngăn chặn vấn đề này, một chiến dịch bảo tồn voi được thực hiện. Nhờ vậy, số lượng voi ở Kenya hiện tăng gấp đôi so với năm 1989.
Để đối phó và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, người dân Ấn Độ hưởng ứng lời kêu gọi của chính phủ trồng 250 triệu cây xanh.
Theo các chuyên gia, lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực đã thu hẹp ở mức thấp nhất kể từ năm 1982. Để đạt được kết quả này, nỗ lực nhằm giảm ô nhiễm không khí, những hóa chất công nghiệp của các nước ký kết nghị định Montreal đã thành công.
Tầng ozone được như một tấm lọc của khí quyển Trái đất. Nó có vai trò chặn đến 99% các bức xạ tia cực tím từ Mặt trời, giúp cho bề mặt Trái đất cũng như các sinh vật sống hạn chế tối đa các bức xạ nguy hiểm.
NASA đã phóng một tàu thám hiểm lên sao Hỏa. Theo dự kiến, con tàu Perseverance sẽ hạ cánh trên sao Hỏa vào tháng 2/2021.
Khi ấy, các nhà khoa học sẽ tiến hành các nghiên cứu địa chất trên bề mặt sao Hỏa và tìm kiếm các dấu hiệu của sự sống.
Mời độc giả xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT1.
Kỳ lạ "hành tinh Pi" mất đúng 3,14 ngày quay quanh mặt trời
Các nhà thiên văn học vừa phát hiện ra một ngoại hành tinh quay trọn một vòng xung quanh mặt trời của nó mất đúng 3,14 ngày.
Chẳng cần phải là một người đam mê toán học bạn mới thấy số Pi kỳ diệu đúng không nào. Pi là một hằng số sử dụng trong toán học và nhiều phép tính khác, nó là tỷ lệ giữa chu vi và đường kính của một vật hình tròn. Nó không bao giờ thay đổi, chính vì thế nó rất hữu ích trong toán học. Ngày 14/3 được lấy làm "Ngày số Pi" theo ba chữ số đầu tiên của Pi (3,14).
Số Pi thực ra dài vô tận, nhưng ba chữ số đầu tiên được sử dụng phổ biến nhất trong các phép toán đơn giản và trong cuộc sống thường ngày. Không những thế, thiên văn học ngày nay đang dần chứng minh sự kì diệu của Pi. Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện ra một hành tinh có kích thước gần bằng Trái Đất và quay quanh một ngôi sao trọn một vòng mất 3,14 ngày. Nó đúng là hành tinh Pi.
Thông thường, việc phát hiện ra một ngoại hành tinh không có gì đáng để đưa tin. Các nhà khoa học sử dụng kỹ thuật quét bầu trời đã phát hiện ra nhiều ngoại hành tinh hơn họ tưởng, nhưng lần này thì thực sự là một tin đặc biệt.
Các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu của kính viễn vọng không gian Kepler để phát hiện và nhanh chóng nhận ra chu kỳ quỹ đạo của hành tinh này giống như tính toán trên giấy. Nó có kích thước gần bằng Trái Đất và bề mặt khá lồi lõm. Mặt trời của nó là một ngôi sao lùn, yên ắng và mát mẻ hơn nhiều so với các ngôi sao như Mặt Trời của chúng ta.
Tuy nhiên, ngôi sao này nhỏ và nguội không có nghĩa là môi trường trên hành tinh Pi (tên chính thức là K2-315b) cũng dễ chịu. Trên thực tế, hành tinh Pi là một nơi không dễ chịu một chút nào. Với quỹ đạo chỉ có 3,14 ngày, nó cực kỳ gần với ngôi sao của nó. Nó quay quanh quanh quả cầu lửa này với tốc độ khoảng 291.000 km/ giờ và do ở gần mặt trời nên nhiệt độ bề mặt của nó ước khoảng 176 độ C. Các nhà khoa học vui đùa nói rằng nhiệt độ này thực là hoàn hảo để nướng bánh ngọt.
Phát hiện ra những quả cầu khí khổng lồ trong vũ trụ là việc rất dễ dàng, nhưng các hành tinh càng nhỏ thì càng khó tìm thấy. Các nhà nghiên cứu nói rằng trong tương lai gần, chúng ra hoàn toàn có thể tìm thấy thêm các thế giới giống như Trái Đất (hay thậm chí là giống sao Hỏa) .
Ông Prajwal Niraula, Nghiên cứu sinh Tiến sĩ của Trường đại học Công nghệ Massachussett, Mỹ, trưởng nhóm nghiên cứu, nói rằng "với các thuật toán tốt hơn, hy vọng một ngày nào đó chúng ta có thể tìm kiếm các hành tinh nhỏ hơn, thậm chí là nhỏ như sao Hỏa".
Loài siêu to khổng lồ khiến mọi sinh vật trên Trái Đất khiếp sợ Cá voi xanh khổng lồ là sinh vật lớn nhất Trái Đất, tiếng huýt của chúng có thể được nghe thấy từ hàng trăm hải lý. Cá voi xanh là loài siêu to khổng lồ không có đối thủ trên Trái Đất khi có chiều dài cơ thể 30 m và trọng lượng lên đến 200 tấn. Loài vật này sinh sống trong...