Top những cây cầu đáng sợ nhất thế giới
Những cây cầu dưới đây thường có vị trí cheo leo trên cao, kết cấu mục nát hoặc ở địa thế nguy hiểm, bởi vậy, phải là người đầy dũng khí mới có thể đi qua những chiếc cầu vô cùng đáng sợ này
Cầu khỉ, Việt Nam
Cây cầu khỉ của Việt Nam cũng nằm trong danh sách những cây cầu đáng sợ nhất thế giới do tạp chí du lịch thế giới công bố. Dù không phải là những cây cầu mục nát hay treo lơ lửng bằng dây thừng thì cầu khỉ ở Việt Nam vẫn khiến du khách thót tim khi đi qua.
Những chiếc cầu khỉ ở Việt Nam thường xuất hiện nhiều ở đồng bằng Sông Cửu Long vì ở đây có hệ thống kênh rạch chằng chịt. Cầu được làm bằng thân tre và thân cây gỗ độc mộc với hàng tay vịn thách đố người qua lại. Chính kết cấu độc đáo này đã khiến du khách nước ngoài hết sức e ngại rơi xuống nước mỗi khi đi qua.
Cầu Hoàng Sơn, Trung Quốc
Vào năm 1990, UNESCO đã công nhận Hoàng Sơn nói chung và cây cầu nói riêng là di sản thiên nhiên thế giới. Cây cầu cổ kính uốn lượn, cheo leo bên vách núi hiểm trở, có khi lại dốc ngược theo thung lũng thẳng đứng, khiến bạn nhìn thôi cũng không khỏi rùng mình.
Cây cầu này cũng là địa điểm thể hiện tình yêu của các đôi tình nhân. Họ tin rằng, những chiếc khóa nhỏ khắc tên 2 người trên vách núi sẽ giúp tình yêu của họ mãi mãi bền chặt.
Cầu U-Bein, Myanmar
Cầu U Bein là một kiến trúc bằng gỗ tếch được cho là dài nhất và lâu đời nhất trên thế giới. Khoảng từ giữa năm 1.800, cầu được xây dựng trên hồ Taungthaman bằng gỗ tếch tận dụng từ các cung điện hoàng gia cổ xưa. Cây cầu có chiều dài 1,2 km, bao gồm hơn 1.000 cột trụ và hàng ngàn tấm ván, đều làm bằng gỗ.
Cầu Trift, Thụy Sĩ
Video đang HOT
Chiếc cầu Trift nổi tiếng bắc qua dòng sông cũng là tên cây cầu này ở vùng Gadmen, Schweiz Suisse, Thuỵ Sĩ.
Cây cầu được xây dựng vào năm 2004, để những người leo núi có thể tới được một ngôi nhà tạm vốn không thể tiếp cận được do sông băng. Do ở độ cao lớn, bên dưới là đá lởm chởm nên những người yếu tim rất sợ mỗi khi phải đi qua.
Đây là một trong những cầu treo đi bộ dài nhất và cao nhất của dãy An-pơ.
Cầu Carrick-a-Rede, Bắc Ireland
Một lối đi bộ ven biển ngắn dẫn đến Cầu treo Carrick-a-Rede rất khó đi và ấn tượng, cầu dây treo cao trên 30 mét, phía dưới là vô số những tảng đá. Trên đường đi, có những điểm để nghĩ chân và những cảnh đẹp của tự nhiên.
Lý do cầu Carrick-a-Rede Rope là một cầu dây chão, nó đung đưa rất mạnh khi có người đi trên cầu khiến nhiều du khách hết hồn hết vía. Nơi đây đã trở thành địa điểm tham quan nổi tiếng cho những ai ưa cảm giác mạo hiểm.
Cầu treo Capilano, Canada
Nguyên thủy, cầu treo Capilano được xây dựng năm 1889 dài tới trên 135m, cao 70m trên sông Capilano (Canada). Đây là cây cầu được xây dựng cho mục đích du lịch trong công viên giải trí rộng tới 27 mẫu Anh.
Do độ dài và độ cao nên khi đi trên cầu người ta có cảm giác như ngồi trên võng, hợp với những ai ưa cảm giác mạnh. Cầu đã nhiều lần nâng cấp vì bão tuyết, cây đổ tàn phá như trận bão lớn làm cây nặng 46 tấn rơi đúng cầu cách đây vài năm.
Cầu treo Ghasa, Nepal
Gần thị trấn Ghasa trên dãy Himalaya của Nepal hiện có một cây cầu treo cổ kính và rất nguy hiểm, bởi nó cao chót vót trên đỉnh núi, nhìn xuống, dòng sông thu nhỏ bé tẹo.
Cầu treo Ghasa ở Nepal trông như một sợi dây mắc võng giữa hai vách núi. Hàng ngày, chủ yếu chỉ có những người chăn dê và bầy dê đông hàng trăm con của họ mới dám đi qua chiếc cầu cheo leo này.
Cầu treo Hussaini, Pakistan
Những khoảng trống rộng giữa các miếng gỗ để chân khiến ai đi không quen sẽ rất sợ vì nếu lỡ hụt chân là rơi ngay xuống sông, thêm vào đó, cây cầu treo này còn thường xuyên đung đưa, lắc lư. Nước lũ đã có lần dâng cao vượt cả mặt cầu và cuốn phăng nó đi.
Tuy vậy, vì có nhiều du khách thích thử nghiệm với những cây cầu treo như thế này nên chúng vẫn được làm lại để phục vụ cả người dân và du khách.
Nhữ Trang (tổng hợp)
Theo Dantri
Người biểu tình Thái tẩy chay hàng hóa liên quan tới gia đình Shinawatra
Một số người biểu tình chống chính phủ Thái Lan đã nghe lời khuyên của các thủ lĩnh biểu tình khi tẩy chay các sản phẩm liên quan tới gia đình của Thủ tướng Yingluck Shinawatra và trả lại các SIM điện thoại di động.
Người biểu tình xếp hàng tại Bangkok để trả lại SIM điện thoại ngày 22/2.
Những người biểu tình đã chặn các giao lộ chính ở thủ đô Bangkok bằng lều bạt, lốp xe và các bao tải cát, tìm cách lật đổ Thủ tướng Yingluck và ngăn chặn sự ảnh hưởng từ người anh trai tỷ phú của bà, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra. Nhiều người biểu tình xem ông Thaksin là quyền lực thực sự đằng sau chính phủ hiện thời.
Hồi tuần trước, phe biểu tình đã tẩy chay các doanh nghiệp có liên quan, hoặc từng liên quan, tới gia đình Shinawatra, khiến giá cổ phiếu các công ty liên quan sụt giảm mạnh. Và hôm qua 22/2, một số người đã hưởng ứng lời kêu gọi của thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban trả lại các SIM điện thoại thuộc công ty di động Advanced Info Service (AIS), tập đoàn viễn thông mà ông Thaksin từng sở hữu.
Hành động trên của người biểu tình khiến công ty AIS ngay lập tức phải gửi một tin nhắn tới các khách hàng nói rằng hãng này giờ đây không còn liên hệ gì tới gia đình Shinawatra.
Người biểu tình hô các khẩu hiệu phản đối bên ngoài một tòa nhà văn phòng của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra ở Bangkok ngày 20/2.
"AIS không tham gia vào chính trị và không đứng về bất kỳ bên nào. Ông Thaksin và gia đình đã bán tất cả các cổ phần trong công ty kể từ ngày 23/1/2006 và kể từ đó không còn liên quan gì tới công ty", tin nhắn của AIS viết.
Aunjit Wongsampan, 65 tuổi, đã xếp hàng ở trung tâm thủ đô Bangkok để trả lại thẻ SIM điện thoại. "Tôi cho rằng sóng điện thoại yếu và tôi sẽ đổi nó vì công ty quá giàu rồi", bà nói.
Khi được xem tin nhắn điện thoại của công ty, bà Aunjit nói: "Tôi không còn tin họ nữa. Tôi đã có lựa chọn của mình".
Những người ủng hộ bà Yingluck đã chỉ trích động thái trên của người biểu tình, khi các cuộc biểu tình chống chính phủ gây ảnh hưởng tới nền kinh tế, đặc biệt là du lịch.
Các nhân viên văn phòng bên trong tòa nhà phải trèo cửa ra ngoài do bị người biểu tình bao vây hôm 20/2.
"Điều mà chúng tôi không thích lúc này là họ tham gia vào đe dọa các công ty trên thị trường chứng khoán vốn không có liên quan tới chính phủ", Tida Tawornseth, chủ tịch Mặt trận thống nhất dân chủ chống độc tài (UDD) nói.
UDD, một tổ chức gồm phần lớn những người "Áo Đỏ" ủng hộ ông Thaksin, dự kiến sẽ tổ chức một cuộc gặp các lãnh đạo của nhóm này từ khắp cả nước vào hôm nay 23/2 tại Nakhon Ratchasima, đông bắc Bangkok.
Khoảng 500 người biểu tình phản đối Thaksin hồi tuần trước đã tập trung bên ngoài văn phòng tại Bangkok của Tập đoàn SC Asset, một công ty phát triển bất động sản do gia đình Shinawatra quản lý.
Người biểu tình tập trung bên ngoài tòa nhà của tập đoàn SC Assett ở Bangkok ngày 21/2.
Bà Yingluck từng là chủ tịch điều hành của Tập đoàn SC Assett trước khi trở thành thủ tướng vào năm 2011.
Cổ phiếu của Tập đoàn SC Asset đã mất gần 10% kể từ hôm 19/2 và cổ phiếu của nhà phân phối điện thoại di động M-Link Asia Corp, cũng có liên hệ với gia đình Shinawatra, đã mất 12%.
An Bình
Theo Dantri
Nửa triệu hộ gia đình khắp Mỹ và Canada mất điện vì bão tuyết Cơn bão tuyết với sức mạnh ghê gớm đổ bộ vào các bang Đông Bắc nước Mỹ và Đông Nam Canada cuối tuần qua đã để lại hậu quả nặng nề, khi đến giờ này hơn 500.000 hộ gia đình tại hai nước này vẫn sống trong cảnh mất điện. Băng giá bao phủ khắp Mỹ và Canada Theo kênh BBC, các đội...