Top nguyên nhân khiến gamer Việt hay la ó NPH
Chúng đã trở thành những điều hết sức… bình thường tại dải đất hình chữ S.
1. Phát triển các tựa game na ná như nhau
Dễ thấy, lỗi lầm đầu tiên mà các NPH hay mắc phải là họ thường tung ra những sản phẩm có tính chất “bình mới rượu cũ”, các tựa game mà nội dung cũng như gameplay của chúng có vẻ na ná như nhau. Mặc dù được giới thiệu rất hấp dẫn với trailer hoành tráng nhưng trên thực tế, gamer Việt thường rất hay chán nản khi được thực sự trải nghiệm trò chơi bởi hầu như, các tính năng của game vẫn gần như y hệt. Điểm khác biệt ở đây có lẽ cũng chỉ là đồ họa đã được cải tiến hay một vài update.
Không chỉ riêng mà ngay cả trên thế giới, tình trạng này cũng thường xuyên xảy ra khi các NPH lớn do chưa thể tìm được ý tưởng độc đáo, tiến bộ nhưng vẫn cho ra mắt các tựa game “mới” để thu hút game thủ với mục đích chuộc lợi.
2. Không quan tâm đến ý kiến game thủ
Sang tới lỗi lầm tiếp theo, có thể nói, game thủ Việt đã phải chịu quá nhiều thiệt thòi. Thường thường, các NPH chỉ có mỗi công việc tung game ra, bảo trì server để tránh tình trạng disconncet, nghẽn mạng chứ hầu như chẳng hề quan tâm tới các tính năng bất cập trong game.
Video đang HOT
Nếu có thì cũng phải rất lâu sau khi game thủ phản ánh, NPH mới chịu ra mặt và họa hoằn lắm thì những thắc mắc từ phía người chơi mới được giải quyết. Bên cạnh đó, các NPH thường độc đoán tung ra nhiều đợt event khá “vớ vẩn”, chẳng có lợi ích gì khiến game thủ chán ghét.
3. Chưa chăm sóc kĩ các forum
Hiện nay, phần lớn các game thủ thường báo lỗi với các NPH qua forum chủ của game nhưng trên thực tế, các topic phản ảnh này lại… chẳng mấy khi được admin ngó ngàng tới.
Hơn thế nữa, đội ngũ quản lý các diễn đàn game cũng tỏ ra khó vô trách nhiệm. Mới đây, vụ việc admin trên diễn đàn của một NPH có tiếng đột nhiên ban tới hàng trăm account đã từng khuấy đảo cộng động game thủ.
4. Tung game ra quá sớm trong khi vẫn còn nhiều sai sót
Có vẻ như, vì quá vội vàng muốn tung game ra để thu lợi nên các NPH Việt thường có kiểu “thấy sai thì sửa”. Các tựa game mới được phát hành thưởng ẩn chứa rất nhiều bất cập, các lỗi bug về tính năng và thường thường chỉ sau khoảng 1 tuần từ khi game được ra mắt, các NPH lại phải tiến hành một bản big update để “chữa cháy”.
Tại sao lại vậy? Đó là việc chỉnh sửa những tựa game du nhập từ nước ngoài thường rất tốn thời gian, công sức trong khi ngày ấn định ra mắt lại bị đẩy lên sớm hơn dự định rất nhiều.
5. Cung cấp game với giao diện quá rắc rối
Tất nhiên, NPH không phải là dân cày và do vậy, họ cũng không thể hiểu được những sự khó chịu hay ức chế của người chơi khi tham gia game mà mình phát hành. Từ việc không mấy quan tâm đến ý kiến của dân cày, các game được đưa ra thường sở hữu rất nhiều tính năng thừa vô lý.
Bên cạnh đó, giao diện màn hình cũng rất phức tạp với chi chít các biểu tưởng. Điều này không chỉ khiến cho việc PK trở nên khó khăn mà còn gây khá nhiều bức xúc cho game thủ.
Theo PLXH
Vé tàu chợ đen vào mùa "săn" khách
Đội quân bán vé tàu Tết chợ đen hoạt động tấp nập quanh khu vực ga Sài Gòn, ai có nhu cầu thì đặt tiền cọc trước, còn vé đến gần ngày đi mới có.
Khoảng 10 giờ ngày 16-11, thấy chúng tôi lảng vảng trước cổng ga Sài Gòn, lập tức có hơn mười phụ nữ chạy đến mời mua vé tàu Tết. Một phụ nữ đội nón lá, gương mặt trang điểm khá đậm cầm tay chúng tôi nói: "Chỗ chị bán uy tín lắm, mua liền đi em, nhiều tụi chị giảm tiền công cho!".
Mua trên mạng còn lâu mới có vé về quê!
Chúng tôi hỏi mua 4 vé đi Huế vào ngày 26 Tết, chị ta liền dẫn chúng tôi đến gặp một người đàn ông tên Đệ đang ngồi trong quán cà phê. Tại đây, ông Đệ đang ngã giá với một người tên Thanh có ý định tìm mua 10 vé đi Thanh Hóa vào ngày 30 Tết: "Giá tiền công mỗi vé 170.000 đồng, tiền cọc đưa trước, còn tiền vé đến ngày đi mới đưa. Anh yên tâm đi, năm nào tụi tôi cũng bán vé kiểu này, bảo đảm có đủ vé cho anh mà, chứ mua trên mạng còn lâu mới có vé về quê!".
Khi anh Thanh đề nghị cho xem vé, ông Đệ nói thẳng: "Hiện giờ chưa có, trước giờ tàu khởi hành 4 tiếng mới có vé. Đồng ý thì mua, không thì thôi!".
Đội quân bán vé tàu chợ đen hoạt động tấp nập quanh khu vực ga Sài Gòn sáng 16-11
Nói xong, ông Đệ quay sang đưa cho chúng tôi hai xấp giấy để xem thời gian và giá vé lựa chọn. Chúng tôi dò hỏi có bán vé khứ hồi từ Huế vào TPHCM không, ông Đệ chắc chắn: "Chị muốn vào ngày nào cứ gọi, mạng lưới của tụi em dày lắm, chị alo trước một ngày là tụi em lo được. Một vé khứ hồi tiền công 300.000 đồng!".
Ông Nguyễn Văn Thành, Phó trưởng ga Sài Gòn: Coi chừng mất... cả chì lẫn chài!
Đánh vào tâm lý nhiều người cần mua vé tàu Tết nên những đối tượng "cò" chủ yếu hoạt động mời chào, khuyến dụ khách đặt cọc, còn chuyện có vé tàu Tết như yêu cầu của khách hay không lại là chuyện khác.
Nhân đây, tôi cũng xin cảnh báo người dân không nên tin theo lời mời chào của "cò" vé mà đặt tiền cọc, coi chừng "mất cả chì lẫn chài" hoặc mua nhầm vé tàu giả vì thực tế những năm trước đã phát hiện một vài trường hợp bán vé tàu Tết giả. Hiện ga Sài Gòn đang phối hợp với Công an phường 9, quận 3 lên danh sách các đối tượng "cò" vé, không cho hoạt động bên trong khuôn viên nhà ga, còn bên ngoài, chúng tôi sẽ phối hợp với cảnh sát hình sự, công an các phường 9, 10, 11, quận 3 để bàn biện pháp xử lý.
Chúng tôi tiếp tục hỏi về nguồn cung cấp vé, ông Đệ kín đáo: "Hỏi nhiều làm gì, có tay trong là có vé thôi, ăn chia đầy đủ, đôi bên cùng có lợi!".
Chúng tôi hỏi tiếp: Đặt cọc rồi lấy gì bảo đảm không bị mất tiền? Ông Đệ nhăn mặt: "Tôi làm ăn ở đây lâu rồi, chị tin thì đặt cọc, không thì lên mạng mà mua. Trước giờ đi chắc chắn sẽ có vé cho chị. Không ai quỵt tiền chị đâu mà sợ!".
Vé ở đâu ra?
Chiều cùng ngày, chúng tôi quay trở lại ga Sài Gòn, chưa đến cổng nhà ga, chúng tôi đã được 4 phụ nữ vẫy tay mời gọi í ới: "Vé tàu Tết nè em!". Vừa tấp vào, một phụ nữ gầy đen kéo chúng tôi vào trong hẻm rồi hỏi: "Đi đâu, mấy vé, ngày nào?".
Khi nghe chúng tôi nói cần 4 vé đi Đà Nẵng ngày 26 Tết, bà Linh (tên người phụ nữ này tự xưng) trả lời gọn lỏn: "Trừ tiền vé tàu, mỗi vé tôi lấy thêm 200.000 đồng tiền công!".
"Tiền công gì cao thế" - chúng tôi hỏi, bà Linh trề môi: "Tiền công thuê người lên mạng đặt chỗ chứ tiền gì, không thấy báo chí nói mua vé trên mạng khổ cực hả?".
Sau đó, bà Linh vuốt ve chúng tôi: "Tiền này chị chia tứ hướng chứ có ẵm trọn đâu, chưa kể 26 Tết là ngày đẹp, khách đông khó đặt chỗ lắm. Nếu đồng ý thì photocopy CMND của người đi tàu đưa cho chị, đặt cọc mỗi vé 200.000 đồng, khi có vé sẽ gọi em ra lấy".
Viện cớ để đi tìm hiểu thêm, khi chúng tôi vừa đến cổng ga thì bị một người đàn ông tên T. kéo xe lại, hỏi dồn dập: "Mua vé tàu không?".
Thấy chúng tôi gật đầu, ông T. kéo chúng tôi đến tủ thuốc lá bên cạnh một quán cơm đối diện cổng ga để nói chuyện. Bà Tr., vợ ông T. nhanh nhảu: "Ngoài giá vé phải trả thêm cho tôi 200.000 đồng tiền công lên mạng đặt chỗ, không bớt".
Theo ông T., vé tàu Tết hiện mua rất khó vì mạng internet luôn bị nghẽn, ông và vợ phải rải quân là người nhà ngồi trên mạng suốt ngày để canh đặt vé.
Khi chúng tôi hỏi, nếu không đưa CMND có mua được vé không, bà Tr. trả lời: "Được, tôi dùng CMND của mình mua rồi gửi cô lên tàu, miễn sao không bị đuổi xuống là được".
Tương tự, trước đó vài giờ, khi chúng tôi gặng hỏi về nguồn cung cấp vé, ông Đệ trả lời: "Có tay trong là có vé thôi!?".
Theo Người lao động