Tốp lính Anh cuối cùng rời Afghanistan
Những người lính Anh cuối cùng đã rời khỏi miền nam Afghanistan sau 13 năm tham chiến tại vùng đất bạo loạn nhất của quốc gia này, AFP dẫn nguồn Bộ quốc phòng Anh cho biết.
Binh lính Anh tại sân bay Kandahar chuẩn bị rời khỏi Afghanistan – Ảnh: AFP
Tốp binh lính cuối cùng thuộc Lực lượng không quân hoàng gia đã rời khỏi sân bay Kandahar, tỉnh Helmand vào ngày 24.11, trong một buổi lễ kỉ niệm cuộc chiến ở quốc gia này.
“Lực lượng quân đội Anh có thể tự hào vì đã làm tròn sứ mệnh ở miền nam Afghanistan”, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Anh Michael Fallon nói trong một tuyên bố.
Video đang HOT
“Nhờ sự can đảm và chiến đấu hết mình của họ (các binh lính), Afghanistan sẽ có một tương lai tươi sáng và ổn định hơn. Việc rời đi của chúng tôi tại sân bay Kandahar này sẽ là một dấu mốc lịch sử”, ông cho biết thêm.
Hầu hết quân lính Anh đã chiến đấu trên chiến trường Helmand, nơi được xem là hang ổ của quân khủng bố Taliban và điểm đen của việc trồng thuốc phiện.
Quân đội NATO do Mỹ dẫn đầu sẽ kết thúc sứ mệnh vào cuối năm nay. Dự kiến,12.500 binh lính quốc tế vẫn ở lại đến năm 2015 để huấn luyện và hỗ trợ lực lượng quân đội và cảnh sát Afghanistan. Riêng Anh sẽ hỗ trợ cho Afghanistan một học viện đào tạo sĩ quan ở ngoài Kabul.
Lính Anh trong buổi lễ hạ cờ kết thúc cuộc chiến vào ngày 26.10 – Ảnh: Reuters
Từ năm 2001 đến nay, số binh lính Anh hi sinh trên chiến trường Afghanistan lên đến 453 người. Trước đó, vào ngày 26.10, binh sĩ Anh và lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ đã làm lễ hạ cờ kết thúc tham chiến và chuyển giao hai căn cứ quân sự Trại Leatherneck và Trại Bastion cho quân đội Afghanistan.
Afghanistan hiện nay đang đối mặt thách thức an ninh với nhiều vụ đánh bom diễn ra trong thời gian gần đây. Mới đây, 57 người chết khi đang xem bóng chuyền trong vụ đánh bom tự sát hôm Chủ nhật 23.11 và 2 binh lính NATO đã thiệt mạng trong vụ tấn công ở miền đông nước này, hôm 24.11.
Huỳnh Mai
Theo Thanhnien
Chiến binh nước ngoài gia nhập IS "nhiều chưa từng thấy"
Tờ "Guardian" của Anh số ra ngày 31/10 dẫn một báo cáo của Liên hợp quốc (LHQ) cho biết các phần tử thánh chiến từ hơn 80 quốc gia kéo tới Iraq và Syria để tham chiến với "số lượng lớn chưa từng thấy".
Có đến khoảng 15.000 người nước ngoài chiến đấu trong hàng ngũ của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Theo báo cáo trên, khoảng 15.000 người - tới để chiến đấu trong hàng ngũ của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và các nhóm phiến quân cực đoan khác vốn đến từ các nước trước đây chưa từng đối mặt với thách thức liên quan tới mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda. Báo cáo chỉ rõ từ năm 2010, số phần tử thánh chiến người nước ngoài tới tham chiến cùng IS tăng gấp "nhiều lần" số người của 20 năm trước đó cộng lại, ngoài ra còn có những kẻ khủng bố tới từ Pháp, Nga và Anh.
Trước đó, tờ "Washington Post" tối 30/10 cho biết các tay súng nước ngoài tiếp tục đổ về Syria với tỷ lệ trung bình là hơn 1.000 người/tháng, con số không thay đổi bất chấp chiến dịch không kích chống IS do Mỹ cầm đầu. Dẫn lời các quan chức tình báo và chống khủng bố, báo trên cho biết số liệu này cho thấy trong khi các cuộc không kích không những không làm nhụt chí các tay súng nước ngoài mà còn kích động ngày càng nhiều người chống lại chiến dịch của liên minh quốc tế do Mỹ cầm đầu.
Trong một diễn biến khác, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho biết có thêm 21 phần tử thánh chiến IS bị tiêu diệt trong các cuộc không kích do Mỹ cầm đầu nhằm vào các vị trí của IS tại thành phố Kobane, nơi đa số người Kurd sinh sống ở biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ. Trong số đó có 1 thủ lĩnh IS và 1 tay súng người Đan Mạch.
Theo T.N/Tin tức
Viện binh người Kurd tới Kobani tham chiến Các chiến binh Peshmerga có vũ trang hôm qua khởi hành từ căn cứ ở miền bắc Iraq tới hỗ trợ lực lượng người Kurd bảo vệ thị trấn biên giới Kobani, ngăn nơi này rơi vào tay phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng. Đoàn xe chở các chiến binh Peshmerga khởi hành từ thành phố Arbil, thủ phủ khu tự...