Top CPU chơi game tốt nhất trong từng mức giá (Phần 1)
Xây dựng cấu hình máy tính luôn là công việc không hề đơn giản, đặc biệt là máy tính chơi game. Giống như card đồ họa, thị trường bộ xử lý CPU cực kì rối rắm với hằng hà sa số sản phẩm tại đủ các phân khúc, khiến việc lựa chọn cực kì khó khăn.
Trước tiên, chúng ta hãy cùng điểm qua diễn biến thị trường thời gian qua để có cái nhìn tổng quan nhất.
Intel: Lõi chipset Sandy Bridge
Nếu độc giả thường xuyên theo dõi tin công nghệ thì sự kiện này hẳn không lạ lẫm gì nữa, nhưng GenK.vn cũng xin tóm tắt lại một chút.
Đầu năm nay, cả giới công nghệ tỏ ra rất hào hứng với bộ vi xử lý Core-i thế hệ 2 – Sandy Bridge của Intel. Tất cả đánh giá về “cầu cát” chỉ gói gọn trong 2 chữ: “Tuyệt vời”. Có thể nói, Intel đã làm rất tốt. Thế hệ CPU kế tiếp này của họ đáp ứng được điều người tiêu dùng mong mỏi: Hiệu năng ấn tượng hơn với giá thành chấp nhận được.
Tuy nhiên, khi hân hoan còn chưa dứt thì gần như ngay lập tức, Intel công bố đã phát hiện ra lỗi trong chipset của họ: Dòng chipset Cougar Point (P67 và H67) có lỗi thiết kế phần cứng ở các cổng SATA 3 Gb/s, khiến chất lượng các cổng này suy giảm theo thời gian, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốc độ truyền dữ liệu của ổ cứng (HDD, SSD) và ổ quang (ODD). Lưu ý với bạn đọc: Đây là lỗi của chipset, mà đến tay người tiêu dùng sẽ là các bo mạch chủ, chứ không phải chip vi xử lý (CPU). Rất dễ hiểu lầm!
Hiện tại, các bo mạch chủ đã sửa lỗi vẫn chưa đến tay người tiêu dùng, nhưng với những gì thể hiện, nếu không nhắc tới Sandy Bridge thì quả là cực kì đáng tiếc. Bởi vậy, với hi vọng phiên bản sửa lỗi sẽ được tung ra trong thời gian gần, người viết xin phép được đưa “cầu cát” vào danh sách, còn việc có quyết định chờ đợi hay không xin tùy độc giả.
AMD: Giảm giá CPU
Trong tình hình chưa kịp ra mắt thế hệ CPU tiếp theo, để đáp trả lại “cầu cát”, AMD đã tiến hành giảm giá một số CPU cao cấp Phenom II, trong đó đáng giá nhất là Phenom II X6 1090T Black Edition. Chiến binh mạnh mẽ nhất của AMD giờ chỉ còn 200 USD (tại thị trường Việt Nam là 212 USD), quá ấn tượng đối với một bộ xử lý 6 nhân đã mở hệ số nhân (hệ số nhân rất quan trọng đối với ép xung).
Đối với các máy tính workstation, đây thực sự là một lựa chọn cực kì cám dỗ. Nhưng nếu ngoài game, bạn không có nhu cầu công việc cao cấp thì đừng để tâm, bởi hiệu năng game của nó so với bộ xử lý 4 nhân Phenom II X4 955 giá 140 USD không có khác biệt nào.
Song song với việc giảm giá, AMD cũng đưa Phenom II X4 975 Black Edition ra thị trường bán lẻ. Với xung nhịp 3,6GHz, đây chính là bộ xử lý 4 nhân mạnh mẽ nhất của AMD tại thời điểm này. Tuy nhiên, với giá 200 USD và dù xung nhịp hơn 400MHz so với Phenom X4 955, lợi thế trong game của X4 975 cũng không cao – nếu không muốn nói là khá nghèo nàn.
Vậy nên, nếu bạn đang phân vân trước sự thay đổi của thị trường, Phenom X4 955 Black Edition (đã mở hệ số nhân) vẫn là lựa chọn tốt nhất đến từ AMD cho máy tính chơi game để bàn.
CPU chơi game – thế nào là đủ?
Ngoài một số thông tin về thị trường, với mục tiêu đem lại lựa chọn tốt nhất, tiết kiệm nhất cho các game thủ, người viết xin phép được trình bày một chút trước khi đi vào phần “hot” nhất. Để đối chọi với các game được mệnh danh là “sát phần cứng”, trái với card đồ họa phải càng mạnh càng tốt, không bao giờ là đủ, thì CPU lại bị chính các game này tạo ra ngưỡng giới hạn trên. Tại sao lại như vậy?
Có một thực tế là, đa phần các game hiện nay hỗ trợ bộ vi xử lý đa nhân khá kém. Đối với những game ra đời từ cách đây 2 năm trở về trước – khi mà các CPU 4 nhân chỉ vừa ra mắt không lâu, đó là điều đương nhiên. Tuy nhiên, ngay cả các game mới nhất cũng chỉ tận dụng được tối đa 4 nhân trong quá trình vận hành.
Bởi vậy, dù bạn đang sở hữu bộ xử lý Core i7 6 nhân mạnh mẽ thì với việc có 2 nhân đang “ngồi chơi”, hiệu năng chơi game cũng chỉ tương đương với bộ xử lý Core i5 4 nhân có giá rẻ hơn nhiều. Tất nhiên, trong thời gian sắp tới, các lập trình viên sẽ hướng đến hoàn thiện khả năng hỗ trợ đa nhân. Tuy nhiên, “thời gian sắp tới” không biết là bao giờ, và với việc vòng đời của máy tính chơi game khá ngắn – chỉ tầm 2 năm (thậm chí ít hơn), danh sách sắp đưa ra chỉ liệt kê các CPU tối đa 4 nhân. Người viết tin rằng điều này sẽ cung cấp cho bạn đọc các lựa chọn tốt nhất với chi phí rẻ nhất.
Athlon II X3 450: 80 USD (khoảng 85 USD tại thị trường Việt Nam)
Tên mã: Rana
Tiến trình: 45nm
Số nhân: 3
Xung nhịp: 3,2GHz
Socket: AM2 /AM3
L1 Cache: 3 x 128KB
Video đang HOT
L2 Cache: 3 x 512KB
Điện năng tiêu thụ: 95W
Athlon II X3 450 – bộ xử lý 3 nhân mạnh thứ hai trong dòng Athlon II của AMD – là sự kết hợp hài hòa giữa hiệu năng tốt, xung nhịp cao, giá cả phải chăng và khả năng ép xung ổn định. Có thể nói, trong tầm giá này không bộ xử lý nào có hiệu năng game tốt hơn Athlon II X3 450.
Yếu tốt duy nhất có khả năng khiến người tiêu dùng phân vân khi đứng trước bộ xử lý này, có chăng chỉ có thể là Athlon II X4 635 với giá thành nhỉnh hơn 20 USD nhưng lại thể hiện hiệu năng cao hơn đáng kể trong một số game mới. Tuy nhiên đối với những túi tiền không dư dả thì 20 USD không hề nhỏ. Lúc này Athlon II X3 450 vẫn là lựa chọn tuyệt đối không cần phải cân nhắc.
Athlon II X4 635: 100 USD (khoảng 105 USD tại thị trường Việt Nam)
Tiến trình: 45nm
Số nhân: 4
Xung nhịp: 2,9GHz
Socket: AM3
L1 Cache: 4 x 128KB
L2 Cache: 4x 512KB
Điện năng tiêu thụ: 95W
Giống như người anh em Athlon II X3 450 của mình, Athlon II X4 635 cũng hội tụ đủ tất cả những gì người tiêu dùng mong muốn, có khác chăng chỉ là tốt hơn mà thôi. Với xu thế game ngày càng tận dụng tốt CPU đa nhân, hiệu năng game của X4 635 so với X3 450 là điều không cần bàn cãi. Hơn nữa, đối với nhu cầu ứng dụng nói chung thì tất nhiên 2 hay 3 nhân không thể so sánh với 4 nhân được.
Trong tầm giá 100 USD và thậm chí cao hơn, Athlon II X4 635 thực sự không hề có đối thủ. Nếu đánh giá theo tiêu chí hiệu năng/giá thành, có thể nói lựa chọn này xứng đáng hơn Athlon II X3 450 khá nhiều.
Tầm giá 110 – 130 USD: Không có
Thực tế thì với sự hiện hữu của Athlon II X4 635, phân khúc 110-130 USD không có ứng viên nào đáng để nhắc tới. Rất có khả năng các bộ xử lý Sandy Bridge Core i3-2300 và i3-2320 của Intel sẽ lấp đầy phân khúc này. Người viết rất mong chờ điều này xảy ra, bởi nếu thành hiện thực, với hiệu năng ấn tượng của các chip Sandy Bridge đã ra mắt, được lợi nhiều nhất đương nhiên chính là người tiêu dùng.
Nếu cảm thấy chưa hài lòng với Athlon II X4 635 và muốn đầu tư thêm chút ít, bạn có thể để mắt đến Phenom II X4 955 tiếp sau đây. Tuy nhiên với việc Core i3-2300 sắp sửa ra quân, rất có thể vị thế này của Phenom II X4 955 sẽ bị lung lay đáng kể.
Phenom II X4 955 Black Edition: 140 USD (khoảng 145 USD tại thị trường Việt Nam)
Tên mã: Deneb
Tiến trình: 45nm
Số nhân: 4
Xung nhịp: 3,2GHz
Socket: AM3
L1 Cache: 4 x 128KB
L2 Cache: 4 x 512KB
L3 Cache: 6MB
Điện năng tiêu thụ: 125W
Từng là “chỉ huy” của binh đoàn Phenom II X4 dưới trướng AMD, Phenom II X4 955 BE hiện đã bị đẩy xuống vị trí thứ tư sau Phenom II X4 965 BE, X4 970 BE và X4 975 BE.
Tuy nhiên trái với thứ tự đó, Phenom II X4 955 lại có hiệu năng game mạnh mẽ nhất – một bộ xử lý 4 nhân đích thực với L3 Cache tới 6MB. Ấn tượng nhất phải kể đến là khả năng mở hệ số nhân – vốn chỉ thấy ở các CPU cao cấp đắt tiền – khiến Phenom II X4 955 cạnh tranh hiệu năng quyết liệt với sản phẩm cao hơn mình là X4 975.
Đối thủ khả dĩ có khả năng hất cẳng Phenom II X4 955 BE chỉ có thể là dòng Sandy Bridge Core i3. Hiện nay, chúng ta vẫn ghi nhận Phenom II X4 955 BE “vô đối” ở vị trí này, nhưng sắp tới điều đó có thể sẽ phải xem xét lại.
Tầm giá 150 – 180 USD: Không có
Nếu đòi hỏi một bộ xử lý đáng mua có khả năng chơi game cao hơn Phenom II X4 955 BE, bạn chỉ có thể nhảy cóc lên một khoảng khá xa: 195 USD mà người viết sắp giới thiệu ở phần 2.
(Còn tiếp)
Theo PLXH
Điểm mặt các mẫu laptop tốt nhất đầu năm 2011 theo từng tiêu chí
Sự xuất hiện của khá nhiều model trong năm 2011 đang mở ra một năm đầy hứa hẹn cho thị trường laptop.
Về cơ bản, các máy tính xách tay đáng lưu ý xuất hiện vào đầu năm 2011 đều được phát triển trên nền tảng Huron - River mới của Intel và vi xử lý Core i thế hệ hai Sandy Bridge. Bên cạnh đó là những model máy tính bảng mới với nhân Nvidia Tegra 2, hay model có khả năng chuyển đổi giữa laptop và tablet. Song trong khuôn khổ bài viết này, GenK.vn xin giới thiệu tới bạn những hệ thống tốt nhất ở các hạng mục chơi game, đa phương tiện hay các laptop siêu di động.
Laptop chơi game
Ứng cử viên
Deviltech Fragbook DTX (Clevo P170HM)
Schenker XMG GTX 470M U700 Ultra SLI
MSI GX 660R và MSI GT663R
Đây là 4 máy tính xách tay có kích thước, cấu hình và giá cả rất khác nhau. Trong 4 cái tên được liệt kê, Schenker XMG GTX 470M U700 xứng đáng là laptop mạnh mẽ nhất với vi xử lý Intel Core i7 và đồ họa rời GeForce GTX 470M của Nvidia. Thế nhưng, màn hình 17 inch cùng trọng lượng lên tới hơn 6kg cũng không thực sự hấp dẫn với những ai phải di chuyển quá nhiều. Bên cạnh đó là điểm trừ về thời lượng pin hay mức ồn khi hoạt động.
Vê phân minh, Deviltech đa tung ra dòng laptop Fragbook DTX mà đại diện tiêu biểu là Clevo P170HM. Và quả thực, hãng đã tương đối thành công khi cỗ máy dành được 84% tổng số điểm trong bài kiểm tra (đặc biệt là màn hình hiển thị rất đẹp) tuy vẫn còn cần cải tiến ở khía cạnh tiếng ồn.
Với MSI GX660R, sự kết hợp của CPU Intel Core i7 740QM và đồ họa AMD Mobility Radeon HD 5870 khiến hệ thống đủ khả năng "xử lý" các game hay chương trình đỏi cao về phần cứng, song tiếng ồn lớn và khả năng hiển thị thấp cũng là những điểm trừ không đáng có.
Cuối cùng, thêm một nhân vật nữa của MSI là GT663R với cấu hình tương tự, chỉ khác là đồ họa AMD nay được thay bằng GeForce GTX 460M của Nvidia. Nói chung, hiệu suất của cả hai là không khác biệt quá nhiều nhưng sự lựa chọn sẽ tùy thuộc vào sở thích của mỗi cá nhân.
Kết luận: Deviltech Fragbook DTX (Clevo P170HM) là laptop tốt nhất với các ưu điểm nối bật như màn hình đẹp và khả năng tản nhiệt tuyệt vời. Model xứng đáng là sự lựa chọn số 1 bất chấp mức ồn lớn khi sử dụng.
Đối thủ cạnh tranh: Có thể kể đến một số thiết bị khác với đồ họa rời như Asus G53 JW, Asus G73 JH, Asus G73 JW, MSI GX660R , MSI GT633R, Medion Erazer X6811 , Medion Akoya X7811 , mySN XMG P501 và Eurocom W860CU Cougar.
Laptop đa phương tiện
Ứng cử viên
Asus N53SV (X5MSV)
Acer Aspire 5742G, MSI GE603
Samsung R540-JS08DE
Acer Aspire 4820TG (i7/HD 6550)
Có khá nhiều laptop đa phương tiện được nhắc đến trong danh sách, trong đó Asus N53SV mang đến CPU lõi tứ Intel Core i7 2630QM, màn hình 15 inch và đồ họa GT540M, cho phép bạn chơi game khá ổn. Ngoài ra, GPU sử dụng công nghệ Optimus của Nvidia cũng giúp tiết kiệm điện năng tốt hơn hẳn.
Cũng được trang bị card đồ họa giống laptop của Asus, Acer Aspire 5742G có thể coi là đối thủ trực tiếp vơi san phâm cua Asus. Tuy nhiên, trang bị vi xử lý Intel Core i5 450M va màn hình với khả năng hiển thị không thực cao là chưa đủ sức thuyết phục đê Aspire 5742G co thê đanh bai đôi thu cua minh.
Trong khi đó, MSI GE 603 lại thu hut khach hang với chip xử lý Intel Core i5 460M và card đồ họa GeForce GT 425M. Chiêc laptop nay có thể thưc thi hầu hết các tac vu giai tri đa phương tiện và thậm chí là chơi game. Song, cái giá khoảng 800 Euro (khoang 23 triêu) la kha cao. Ngoai ra, màn hình không thực sự chất lượng cung la môt điêm trư cua MSI GE 603.
Tiêp đên, Samsung R450 co gia thanh rẻ hơn ca mâu san phâm cua MSI va tât nhiên thiêt bi nay chỉ mang đến CPU Intel Core i3 370M và đồ họa AMD Radeon HD 545v. Thế nên, tuy màn hình hiển thị khá thân thiện với người dùng nhưng hệ thống chỉ được coi là model tầm trung.
Cuối cùng, ứng cử viên sáng giá nhất chính là Acer 4820 TG 14 inch. Sở hữu chip Intel Core i7 640M và đồ họa AMD Radeon HD 6650M, laptop cua Acer cho phép bạn thoa sưc giải trí đa phương tiện tốt va "vi vu" vơi cac tưa game năng. Thêm nữa, vẻ ngoài nhỏ nhẹ cũng là điểm cộng thu hút số đông khách hàng cua Acer 4820 TG.
Kết luận: Acer 4820 TG là laptop đa phương tiện tốt nhất. Ngoài các điểm mạnh về hiệu suất như đã nói ở trên, sản phẩm của Acer còn có tuy chon ổ lưu trữ thể rắn SSD, tiếng ồn thấp và thời lượng sử dụng pin lên tới hơn 5 giờ đồng hồ. Điểm yếu duy nhất cần khắc phục trên máy chính là màn hình khi độ tương phản và độ sáng chưa thật hoàn hảo.
Đối thủ cạnh tranh: Acer TimelineX 3280TG (hiện cũng đươc trang bi GPU Radeon HD 6550M), hay TimelineX 5820TG với màn hình 15,6 inch và đồ họa Nvidia. Samsung RF510-SO2DE với giao diện thân thiện va cuôi cungung la Sony Vaio VPC-EB3Z1E/BQ sở hữu màn hình TFT full HD và đồ họa Radeon HD 5650.
Laptop siêu di động tốt nhất
Ứng cử viên
Sony Vaio VPC-Z13Z9E (i7, FHD, SSD)
Samsung Q330 Suri
Samsung NF210
Nổi bật trong nhóm chính là Sony Vaio VPC-Z13Z9E với kích cỡ 13 inch. Tuy được liệt vào danh sách siêu di động, nhưng model có cấu hình khiến ngay cả những laptop chơi game cũng phải giật mình với vi xử lý Intel Core i7-640M 2.8 GHz. Măc du vây, cái giá 2.000 Euro (khoang 58 triêu đông) cũng là cả một vấn đề phai suy nghi vơi ngươi dungung.
Rẻ hơn hẳn chính là Samsung Q330 Suri với gia 1.000 Euro (khoang 29 triêu đông), tuy nhiên bạn sẽ buộc phải hài lòng với chip Intel Core i3-350M và đồ họa GeForce 310M. Bù lại, màn hình sáng và thời lượng pin tốt cũng là những ưu điểm đáng ghi nhận cua thiêt bi nay.
Tuy nhiên nêu xet trên tiêu chi di động (nho, gon) thi Samsung NF210 mơi la sô 1 vơi màn hình 10 inch và mang trong mình CPU Intel Atom N550 lõi kép. Thêm nữa, trọng lượng chỉ 1,3 kg hẳn vô cung thuân tiên cho ngươi dung khi phải mang theo thiết bị di chuyển.
Kết luận: Laptop siêu di động tốt nhất là Sony Vaio VPC-Z13Z9E. Giành được mức điểm tới 88% trong quá trình thử nghiệm, model đến từ Sony thực sự ấn tượng với những gì sản phẩm mang lại. Đó là đồ họa GeForce GT 330M, ổ lưu trữ thể rắn SSD và màn hình thế hệ mới: sáng hơn, tưởng phản tốt hơn và màu sắc tuyệt vời cùng thời lượng pin ấn tượng. Ngoài ra, khả năng chuyển đổi đồ họa tích hợp và đồ họa chuyên dùng cũng được hỗ trợ, mặc dù bạn phải thực hiện bằng tay.
Đối thủ cạnh tranh: Sony Vaio VPC-Z11X9E/B (1.850 Euro), Vaio VPC-Z12M9E/B (1.800 Euro), Toshiba Portégé R700-172, Lenovo ThinkPad T410s, Apple Macbook Air 13 inch 2010, MacBook Air 11 inch, Dell Vostro V130 rẻ hơn mà vẫn trang bị ổ SSD; Lenovo Thinkpad X201s không có đồ họa chuyên dụng và Acer Aspire TimelineX 4820TG-644G16Mnks có ổ SSD 160GB và đồ họa HD 6550M .
Theo PLXH
Khám phá bí ẩn sức mạnh CPU nền tảng Sandy Bridge Lại là Sandy Bridge nữa sao? "Hiệu năng cao", "giá thành tốt", "bước nhảy vọt"... Tôi đã nghe quá nhàm rồi! Còn gì để mô tả nữa không? Đầu năm 2011, cả thế giới bị khuấy động bởi thế hệ bộ vi xử lý mới của Intel cung lơi hứa hẹn la bước nhảy vọt về hiệu năng, đồ họa tích hợp mạnh...