Top con giáp không nên khởi nghiệp vào cuối năm 2017
Trong 12 con giáp, những người thuộc con giáp Tý, Mùi, Dần không nên khởi nghiệp vào cuối 2017.
Phong trào khởi nghiệp hiện nay diễn ra rất rầm rộ, nhưng không phải cũng thành công. Theo tử vi, cuối năm 2017, những con giáp sau không nên khởi nghiệp.
Người tuổi Tý sinh vào giờ Sửu: Vào nửa cuối năm 2017, các mối quan hệ xã hội của họ thường không tốt, gặp nhiều trở ngại trong việc tìm kiếm đối tác làm ăn, hơn nữa còn rất dễ dính vào chuyện kiện tụng. Những điều trên không có lợi cho việc khởi nghiệp, nếu có cũng rất khó thành công.
Người tuổi Tý sinh vào giờ Hợi: Do vào cuối năm 2017, người tuổi Tý sinh vào giờ Hợi chịu rất nhiều áp lực trong cuộc sống nên tâm trạng không tốt. Điều này ảnh hưởng xấu đến khả năng phán đoán và khả năng làm việc của họ. Nếu vẫn kiên quyết khởi nghiệp, có thể dẫn đến tình trạng “phá sản” do xử lý không tốt các mối quan hệ kinh doanh.
Video đang HOT
Người tuổi Dần sinh giờ Tý: người tuổi Dần sinh giờ Tý trong khoảng thời gian cuối năm rất dễ vì phán đoán sai lầm mà dẫn đến việc phá sản, hơn nữa còn dễ bị tiểu nhân ám hại, gây chuyện thị phi làm ảnh hưởng xấu đến danh tiếng.
Người tuổi Dần sinh giờ Dần: Thời gian cuối năm là khoảng thời gian người tuổi Dần sinh giờ Dần dễ gặp chuyện thị phi, phiền phức ảnh hưởng đến sự nghiệp, tài vận và tình cảm. Nếu muốn khởi nghiệp trong thời điểm này sẽ gặp rất nhiều áp lực
Người tuổi Mùi sinh giờ Thìn: Vào thời điểm cuối năm 2017, người tuổi Mùi sinh giờ Thìn gặp rất nhiều chuyện phiền phức phát sinh ngoài ý muốn, ngoài ra còn gặp họa tiểu nhân, bị đặt điều nói xấu. Chính vì vậy, nếu khởi nghiệp họ sẽ rất dễ thất bại.
Người tuổi Mùi sinh giờ Mão: Năm 2017 đặc biệt là cuối năm 2017, người tuổi Mùi sinh giờ Mão vì vấn đề gia đình, tình cảm mà ảnh hưởng không tốt đến sự nghiệp, tốt nhất trong khoảng thời gian này không nên tiến hành đầu tư hoặc khởi nghiệp vì mọi việc sẽ không suôn sẻ, thuận lợi.
Bài viết chỉ mang tính tham khảo, cung cấp nội dung trắc nghiệm vui cho bạn đọc.
Theo Kiến Thức
Việt Nam nâng cao vị thế tại hội nghị G20
Tiệc tham dự và tích cực đóng góp tại các diễn đàn của các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới như G20 góp phần quan trọng tăng cường vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Trong khuôn khổ các hoạt động của Nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G20), Hội nghị các quan chức cao cấp G20 lần thứ ba (Hội nghị Sherpa G20) đã được tổ chức từ ngày 18-19.5.2017 tại Munich, Đức.
Đại diện đoàn Việt Nam chụp ảnh lưu niêm với đại diện của các nước thành viên G20 và các nước khách mời.
Tham dự Hội nghị có các nước thành viên G20; các nước khách mời Hà Lan, Na Uy, Singapore, Việt Nam, Guinea (Chủ tịch Liên Minh châu Phi) và Senegal (Chủ tịch Quan hệ đối tác mới vì phát triển châu Phi); đại diện các tổ chức quốc tế lớn như Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Y tế thế giới (WHO)... Đoàn Việt Nam do Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Quang Minh (Sherpa G20 của Việt Nam) làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị với tư cách Chủ nhà APEC 2017.
Tiếp nối các kết quả đạt được tại Hội nghị Sherpa G20 lần thứ hai và các Hội nghị và các Nhóm công tác chuyên ngành, Hội nghị Sherpa G20 lần này tiếp tục thảo luận các vấn đề về kinh tế - tài chính toàn cầu, kinh tế số, phát triển bền vững, hợp tác với châu Phi, năng lượng, biến đổi khí hậu, y tế, bình đẳng giới, chống khủng bố, chống tham nhũng... Tại Hội nghị lần này Đức đã đưa ra dự thảo các nội dung chính của Tuyên bố chung của Hội nghị Thượng đỉnh G20 để các nước thảo luận.
Tại Hội nghị, đoàn Việt Nam đã chủ động, đóng góp tích cực, thực chất vào nội dung thảo luận, cũng như đưa ra các kiến nghị về dự thảo Tuyên bố chung, được Hội nghị hoan nghênh và ghi nhận.
Về y tế, Trợ lý Bộ Trưởng Ngoại giao Vũ Quang Minh đánh giá cao nỗ lực của các nước G20 trong đảm bảo sức khoẻ toàn cầu, phòng chống dịch bệnh; khẳng định hợp tác toàn cầu trong đối phó với tình trạng chống kháng kháng sinh là cấp thiết; đề nghị bổ sung vào Tuyên bố chung nội dung các nước G20 tăng cường hỗ trợ các nước đang phát triển nâng cao năng lực kiểm soát và ngăn ngừa tình trạng này.
Về Chương trình Nghị sự 2030 vì phát triển bền vững, Đoàn Việt Nam nhấn mạnh khía cạnh phát triển bao trùm toàn diện; đề nghị các nước G20 thúc đẩy phát triển bao trùm cả về kinh tế, tài chính và xã hội nhằm đảm bảo mọi người dân đều được hưởng lợi từ thành quả kinh tế, tiếp cận tài chính và đảm bảo công bằng xã hội.
Về kinh tế số, Đoàn Việt Nam hoan nghênh G20 coi doanh nghiệp và và nhỏ (SMEs) và khởi nghiệp (start-up) là xương sống của nền kinh tế và động lực sáng tạo; đưa ra sáng kiến đề nghị các nước G20 thành lập Diễn đàn toàn cầu về khởi nghiệp nhằm chia sẻ ý tưởng và kinh nghiệm toàn cầu về thúc đẩy và hỗ trợ khởi nghiệp.
Về an ninh lương thực và nguồn nước, Trưởng đoàn ta nhấn mạnh nước là nguồn tài nguyên quý giá; đề nghị G20 cam kết thúc đẩy hợp tác khu vực và toàn cầu nhằm sử dụng bền vững và quản lý hiệu quả nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước xuyên biên giới, nhằm đối phó tốt nhất với tổ hợp các thách thức có liên quan chặt chẽ đến nhau là an ninh lương thực, nguồn nước và năng lượng.
Về kinh tế toàn cầu, Đoàn ta nhấn mạnh thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu là nhiệm vụ chung của các nền kinh tế. Bên cạnh nỗ lực của G20, các thể chế, diễn đàn toàn cầu và khu vực cũng đóng góp vai trò quan trọng; đề nghị G20 tăng cường phối hợp chính sách giữa G20 và các định chế, diễn đàn quốc tế và khu vực, trong đó có APEC và ASEAN, nhằm thúc đẩy kinh tế toàn cầu tăng trưởng nhanh, bền vững và bao trùm.
Thảo luận tại Hội nghị, các nước và tổ chức quốc tế đều nhất trí thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực như y tế, việc làm, hợp tác với châu Phi, bình đẳng giới, số hoá, sử dụng hiệu quả nguồn lực, rác thải biển, an ninh lương thực và nguồn nước, tăng trưởng kinh tế toàn cầu, hợp tác trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, chống khủng bố, tham nhũng ... Đặc biệt, tại Hội nghị, nhiều sáng kiến được đưa ra và thảo luận như thành lập Hội đồng doanh nghiệp lãnh đạo nữ G20 nhằm thúc đẩy sự tham gia sâu hơn của phụ nữ vào kinh doanh; sáng kiến thành lập Quỹ Tài chính quốc tế về giáo dục... Bên cạnh đó, một số vấn đề liên quan Chương trình Nghị sự 2030, chuỗi cung ứng toàn cầu, di cư, biến đổi khí hậu và năng lượng, thương mại và toàn cầu hoá cần tiếp tục được thảo luận để thống nhất các nội dung này trong các văn kiện của Hội nghị Thượng đỉnh sẽ được tổ chức vào tháng 7 năm nay tại Hamburg, Đức.
Bên lề Hội nghị, Sherpa - Trưởng đoàn Việt Nam đã gặp song phương với Trưởng đoàn OECD để trao đổi về khả năng tăng cường hợp tác giữa hai bên và thúc đẩy việc OECD hỗ trợ Việt Nam tổ chức thành công Năm APEC 2017. Sherpa Việt Nam cũng tiếp xúc song phương với Sherpa các nước, trong đó có Đức, Mỹ, Trung Quốc... về các vấn đề thảo luận tại Hội nghị cũng như các vấn đề liên quan hợp tác song phương cùng quan tâm.
G20 là diễn đàn tập hợp các nền kinh tế lớn nhất thế giới, chiếm 80% GDP và 75% thương mại toàn cầu. Từ năm 2008 đến nay, G20 thường niên tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh nhằm khẳng định cam kết tăng cường phối hợp chính sách để xử lý các vấn đề kinh tế toàn cầu. Đây là lần thứ hai Việt Nam được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh và các hội nghị liên quan của G20. Việt Nam lần đầu tiên được mời dự các hội nghị G20 vào năm 2010 tại Hàn Quốc và Canada khi Việt Nam là Chủ tịch ASEAN. Việc tham dự và tích cực đóng góp tại các diễn đàn của các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới như G20 góp phần quan trọng tăng cường vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Theo Danviet
Tỷ phú Richard Branson sẽ nói gì với chính mình năm 25 và 50 tuổi? Ở tuổi 66, tỷ phú tự thân nổi tiếng người Anh có lời khuyên gì cho chính bản thân mình năm 25 và 50 tuổi? Richard Branson được biết tới là ông trùm kinh doanh ở Anh. Ông là người sáng lập tập đoàn Virgin Group nổi tiếng, gồm hơn 400 công ty lớn nhỏ. Tài sản ròng hiện nay của Branson được...