Top cầu thủ siêu khoẻ của bóng đá Việt Nam: Những “người ba phổi” khiến HLV nào cũng thèm muốn
Một đội bóng mạnh là tập hợp của những cá nhân xuất sắc, trong đó không thể thiếu những cầu thủ được mệnh danh là “máy cày” bởi thể lực và sức mạnh vượt trội với phần còn lại.
Top cầu thủ siêu khoẻ của bóng đá Việt Nam: “Người ba phổi” HLV nào cũng muốn sở hữu
Một đội bóng mạnh là tập hợp của những cá nhân xuất sắc, trong đó không thể thiếu những cầu thủ được mệnh danh là “máy cày” bởi thể lực và sức mạnh vượt trội với phần còn lại.
1. Lê Huỳnh Đức (Tiền đạo – 1972)
Tiền đạo từng giành 3 Quả bóng vàng Việt Nam (1995, 1997 và 2002) là nỗi ám ảnh với các hậu vệ ở những năm 90 của thế kỷ trước. Với chiều cao gần 1m80, thân hình dày, Huỳnh Đức sở hữu sức mạnh giúp ông trở thành tiền đạo làm tường tốt bậc nhất mà bóng đá Việt Nam từng sở hữu. Hiện tại, bóng đá Việt Nam vẫn mỏi mắt đi tìm một mẫu tiền đạo như Huỳnh Đức. Ông đang làm HLV trưởng CLB Đà Nẵng.
HLV Lê Huỳnh Đức khi còn làm cầu thủ được đánh giá là tiền đạo mạnh nhất Việt Nam. Ảnh: V.Đ.
2. Ngô Quang Trường (Tiền vệ – 1972)
Cùng thời với Huỳnh Đức, Ngô Quang Trường được đặt biệt danh là “trâu” vì lối chơi máu lửa và thể lực sung mãn. Câu chuyện huyền thoại về Quang Trường là việc ông từng bị bung khớp gối, đứt hết dây chằng gối phải vào thời điểm y học thể thao Việt Nam chưa phát triển. Dù không được phẫu thuật nhưng sau 3 năm, Quang Trường trở lại và thi đấu tới năm 2004.
HLV Ngô Quang Trường (phải) thuở còn là tiền vệ trung tâm ở SLNA. Ảnh: Quang Minh.
3. Phùng Văn Nhiên (Hậu vệ – 1982)
Hiếm cầu thủ Việt Nam nào thi đấu tới năm 35 tuổi và khi nhắc tới một ví dụ vượt giới hạn thì Phùng Văn Nhiên là cái tên đầu tiên được điểm mặt. Ông thi đấu cho CLB quê hương Nam Định từ năm 2002 và tạm dừng thi đấu từ năm 2018 trong màu áo CLB Hải Phòng ở tuổi 36. Hiện tại, người hâm mộ vẫn thấy Văn Nhiên xin tập cùng đội trẻ CLB Nam Định. CĐV thành Nam thì tin rằng Văn Nhiên vẫn có thể thi đấu đỉnh cao thêm 1-2 năm nữa.
Hậu vệ Phùng Văn Nhiên khi còn thi đấu cho CLB Hải Phòng. Ảnh: VPF.
4. Lê Tấn Tài (Tiền vệ – 1984)
Video đang HOT
Tấn Tài có lẽ là cầu thủ đầu tiên được đặt biệt danh “người không phổi” ở Việt Nam. Anh nổi lên từ AFF Cup 2008 khi cùng đội tuyển Việt Nam giành chức vô địch. Hiện tại, cầu thủ quê Khánh Hoà vẫn đang thi đấu ở V.League 2020 trong màu áo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh. Tấn Tài là cầu thủ hiếm hoi của bóng đá Việt vừa khoẻ vừa giàu kỹ thuật.
Lê Tấn Tài (số 14) có thời được làm đội trưởng tuyển Việt Nam. Ảnh: Quang Minh.
5. Nguyễn Trọng Hoàng (Tiền vệ – 1989)
Biệt danh Hoàng “bò” có lẽ đã nói lên tất cả về sức khoẻ của tiền vệ sinh năm 1989. Anh còn được các đồng đội gọi là “ngoại binh”, “mãi mãi tuổi 20″ vì quá khoẻ dù năm nay đã 31 tuổi. Hiện tại, Trọng Hoàng là cầu thủ đặc biệt quan trọng trong sơ đồ 5 hậu vệ của HLV Park Hang-seo.
Có Trọng Hoàng (áo đỏ giữa) trong đội bóng, HLV Park Hang-seo an tâm đối đầu với các đối thủ mạnh. Ảnh: Hiếu Lương.
6. Đỗ Hùng Dũng (Tiền vệ – 1993)
Lối sống lành mạnh, chịu khó tìm tòi cách chăm sóc sức khoẻ giúp Đỗ Hùng Dũng có thể trạng tốt như hiện nay. Anh được xem là “lá phổi” của Hà Nội FC và đội tuyển Việt Nam nơi tuyến giữa, góp sức lớn vào 3 chức vô địch V.League, 1 AFF Cup. Cường độ vận động của Đỗ Hùng Dũng luôn thuộc top đầu trong mỗi trận đấu.
Hùng Dũng (trái) là cầu thủ đầu tiên của Việt Nam “uống sữa thay nước”. Ảnh: Tiến Tuấn.
7. Vũ Văn Thanh (Hậu vệ – 1996)
Trung vệ Quế Ngọc Hải từng chia sẻ anh chỉ mong “khoẻ bằng một nửa Văn Thanh”. Hậu vệ thuộc biên chế HAGL luôn dẫn đầu trong các cuộc kiểm tra sức bền và thể lực. Thế nhưng, ít ai biết rằng trước đây Văn Thanh từng mắc bệnh tim và suýt phải từ giã sự nghiệp bóng đá.
Văn Thanh (phải) có thể đá được hậu vệ, tiền vệ, tiền đạo. Ảnh: Tiến Tuấn.
8. Đoàn Văn Hậu (Hậu vệ – 1999)
Văn Hậu chính xác là một chiến binh với thể lực, sức mạnh, vóc dáng đủ để đối chọi với bất cứ cầu thủ nào trên thế giới. Mới 21 tuổi, Văn Hậu đã đạt được những thành tích mà nhiều thế hệ trước mơ ước. Hồi còn thi đấu ở V.League, đối mặt với Văn Hậu là cực hình với nhiều cầu thủ tấn công trong các cuộc tranh chấp tay đôi.
Đoàn Văn Hậu (áo trắng) sẽ còn phát triển hơn nữa về thể hình và trình độ trong tương lai. Ảnh: Hiếu Lương.
Tiền đạo Trần Minh Chiến: Tài năng nhưng lận đận
Nhắc đến thế hệ vàng của bóng đá Việt Nam những năm 1990 mà không nhắc đến Trần Minh Chiến sẽ là thiếu sót lớn. Cầu thủ này thuộc vào loại tài năng bậc nhất nhưng cũng lận đận bậc nhất thế hệ vàng.
"Cổng trường năng khiếu cao vời vợi, mười thằng muốn với - chín thằng rơi"
Đấy là câu vè của giới bóng đá TPHCM nhiều năm về trước, để nói chất lượng đào tạo của trường Năng khiếu Nghiệp Vụ TDTT TPHCM (nay là trường Nghiệp vụ TDTT) ngày nào.
Chất lượng thầy và trò ngày đó của trường Năng khiếu Nghiệp vụ TDTT TPHCM tốt đến mức mà VĐV thể thao nói chung, cầu thủ nói riêng khi được nhận vào trường này là gần như đảm bảo tương lai, thậm chí có thể thành ngôi sao sáng của bóng đá nội khi ra trường.
Có thể kể ra hàng loạt tài năng lớn của làng túc cầu Việt Nam từng xuất thân từ trường Năng khiếu Nghiệp vụ TDTT TPHCM, nức tiếng cả nước cho đến tận bây giờ như Trần Minh Chiến, Đỗ Khải, Nguyễn Liêm Thanh, Nguyễn Chí Bảo, Nguyễn Văn Phụng... Trước nữa có Đặng Trần Chỉnh, Nguyễn Hồng Phẩm, Hà Vương Ngầu Nại...
Trần Minh Chiến từng là "học trò cưng" của HLV Karl Heinz Weigang, họ cùng nhau làm nên lịch sử cho bóng đá Việt Nam tại SEA Games năm 1995
Giai đoạn trường Năng khiếu Nghiệp vụ TDTT TPHCM còn cực thịnh cũng là giai đoạn mà bóng đá TPHCM với 3 đội cực mạnh Cảng Sài Gòn, Hải Quan và CA.TPHCM thống trị bóng đá Việt Nam, với nòng cốt là những cầu thủ được cung cấp từ ngôi trường nói trên.
Riêng một trong số những người từng bị "rơi" khỏi những đợt tuyển sinh đầu vào cực kỳ gắt gao của trường Năng khiếu Nghiệp vụ TDTT TPHCM ngày đó, không ai khai chính là... Lê Huỳnh Đức. Cỡ Huỳnh Đức (ngày chưa phát triển hết tài năng đá bóng) mà còn trượt trong đợt thi tuyển vào trưởng Năng khiếu, không khó để hình dung chất lượng tuyển chọn và đào tạo của trường này cao đến mức nào.
Ấy thế mà, mới tuổi 14, tức là sớm 2 năm so với chuẩn chung, Trần Minh Chiến đã được tuyển vào trường.
Năm 1991, mới 17 tuổi, Trần Minh Chiến ngay sau khi ra trường chuyển về khoác áo đội 1 CA.TPHCM, là bước khởi đầu cho những giai thoại liên tiếp xuất hiện đối với đội CA.TPHCM nói riêng và bóng đá Việt Nam nói chung, ở những năm tiếp theo.
Sau này, Trần Minh Chiến ghi dấu ấn trong cả vai trò đào tạo trẻ...
19 tuổi, Trần Minh Chiến cùng các đồng đội khét tiếng một thời của mình gồm Lê Huỳnh Đức, Nguyễn Liêm Thanh, Châu Chí Cường, Nguyễn Thiện Quang... xuất hiện lần đầu ở giải đội mạnh toàn quốc (hạng đấu cao nhất của bóng đá Việt Nam ngày đó, tương đương với V-League hiện tại).
21 tuổi, Trần Minh Chiến trở thành vua phá lưới của giải đội mạnh toàn quốc năm 1995, cùng đội CA.TPHCM vô địch giải đấu năm đó, rồi được gọi vào đội tuyển quốc gia tham dự SEA Games lần thứ 18 trên đất Thái Lan vào cuối năm.
Lần đầu cũng là lần cuối
Ngay ở kỳ giải lớn đầu tiên trong màu áo đội tuyển Việt Nam, Trần Minh Chiến đã ghi dấu ấn cực lớn, nếu không muốn nói là người ghi dấu ấn lớn nhất của toàn đội tuyển tại SEA Games năm đó.
Pha bắt vô lê của Trần Minh Chiến vào lưới Myanmar để ghi bàn thắng vàng, và ấn định chiến thắng 2-1 cho đội tuyển Việt Nam mãi là cú đột phá, là đòn quyết định giúp bóng đá Việt Nam nói chung lột xác, từ một đội bóng làng nhàng trong khu vực, khi mới quay trở lại với đầu trường SEA Games 2 năm trước đó, tiến thẳng vào nhóm các đội mạnh nhất Đông Nam Á, rồi giữ vững vị trí ấy cho tới tận bây giờ.
Nhưng giải đấu lớn đầu tiên cũng gần như là giải đấu cuối cùng và duy nhất đối với Trần Minh Chiến trong sắc áo đội tuyển.
... lẫn HLV đỉnh cao
Còn bi kịch hơn cả các đồng nghiệp và đồng đội ngày nào là Đỗ Khải và Huỳnh Quốc Cường, toàn bộ những chuỗi đỉnh cao của tiền đạo tài hoa Trần Minh Chiến chỉ gói gọn trong năm 1995.
Thậm chí, từ trước khi ghi bàn thắng vàng trong trận bán kết với Myanmar ở Chiang Mai (Thái Lan), Trần Minh Chiến đã dính chấn thương nặng từ vòng bảng, khi liên tiếp bị đối thủ Campuchia đá thô bạo.
Dây chằng đầu gối của Minh Chiến có thể đã đứt từ trước khi anh vào sân từ băng ghế dự bị trong trận bán kết nói trên với Myanmar. Nhưng với chiếc băng trắng quấn chặt, cầu thủ này vẫn nén đau để thi đấu trong thời gian hiện diện trên sân, rồi tung cú đá vô lê lịch sử nói trên, trước khi không còn đủ thể lực để đá trận chung kết.
Sau đó, Trần Minh Chiến được đưa sang Đức chữa trị cùng với Nguyễn Hồng Sơn. Anh mổ gối đến 4 lần, trở lại thi đấu trong thời gian rất ngắn cho đội CA.TPHCM trong năm 1996, xuất hiện ở đội tuyển quốc gia trong giai đoạn chuẩn bị cho AFF Cup 1996, nhưng vĩnh viễn không thể góp mặt ở bất cứ kỳ giải AFF Cup nào, do dây chằng đầu gối bị đứt trở lại trong một buổi tập nội bộ của đội tuyển.
Trần Minh Chiến buộc phải nói lời chia tay sân cỏ ở 22 tuổi, quá sớm và quá xót xa cho một trong những tài năng bậc nhất của bóng đá Việt Nam.
Về sau này, Trần Minh Chiến tham gia công tác huấn luyện. Có thể nói rằng anh ghi dấu ấn nhất định ở cả công tác đào tạo trẻ (một trong những người đầu tiên đặt nền móng chuyên môn cho học viện PVF) lẫn bóng đá đỉnh cao (đoạt cúp quốc gia năm 2018 cùng B.Bình Dương, khi đội này đang trong giai đoạn chuyển giao thế hệ).
Trần Minh Chiến là một HLV đầy cá tính và có năng lực. Sự nghiệp huấn luyện của anh có thể còn phát triển nữa, đạt nhiều thành công hơn nữa. Nhưng nói về Trần Minh Chiến, người ta sẽ nhớ nhiều hơn đến giai đoạn anh còn là cầu thủ, sự nghiệp đá bóng của anh càng ngắn ngủi thì lại càng khắc sâu trong lòng người hâm mộ, vì người ta sẽ càng tiếc, càng nhớ mãi khoảnh khắc anh tung cú vô lê đi vào lịch sử năm 1995, vĩnh viễn mở ra trang sử mới cho bóng đá Việt Nam!
Chuyện tình đẹp như thơ với "Người đẹp Tây Đô" Việt Trinh
Nhắc đến Trần Minh Chiến mà không nhắc đến chuyện tình của anh với ngôi sao truyền hình Việt Trinh thì sẽ là thiếu sót lớn. Dù cả hai chỉ bên nhau trong thời gian ngắn, nhưng cặp trai tài gái sắc này từng khiến giới truyền thông ở cả 2 mảng là thể thao và giải trí tốn rất nhiều giấy mực.
Có lẽ cùng với cặp đôi Tam Lang - Bạch Tuyết cách nay vài thập niên, chuyện tình giữa Trần Minh Chiến và nữ diễn viên của loạt phim truyền hình ăn khách "Người đẹp Tây đô" Việt Trinh, chính là cặp danh thủ bóng đá - minh tinh sân khấu xứng đôi nhất mà thế giới những người nổi tiếng nhất Việt Nam từng có.
Tuyển thủ Việt Nam và những vụ "trốn tuyển" đình đám Để giữ những đôi chân tiền tỷ, các ngôi sao của bóng đá Việt nghĩ ra không ít lý do hài hước để xin rút khỏi đội tuyển quốc gia, tránh những chấn thương đáng tiếc. Tấn Tài quỳ lạy xin chia tay tuyển vì áp lực Năm 2004, Tấn Tài chỉ là cầu thủ của đội hạng nhất Khánh Hòa nhưng bất...