Top 9 engine đã định hình thế giới game hiện đại
Những “vũ khí” tạo ra loạt siêu phẩm triệu đô.
Mặc dù game engine bản chất nó chỉ là một phần mềm tạo ra phần khung (framework) cho một tựa game, nhưng nếu không có nó thì sẽ không có Half-Life cho bạn bắn, Street Fighter cho bạn đấm, và FIFA cho bạn đá. Nói một cách đơn giản, đây là thứ đã giúp vô số nhà phát triển game hiện thực hóa ước mơ của họ, và của cả game thủ nữa.
Trong khuôn khổ bài viết này, mình sẽ giới thiệu đến các bạn top 9 game engine quan trọng nhất từ trước đến nay. Các bạn thử đếm xem mình biết được bao nhiêu engine nhé.
Vào năm 1995, Tim Sweeney bắt tay vào việc tạo ra một engine rồi dùng nó để sản xuất tựa game đối đầu với Quake và Doom, hai tựa game bắn súng FPS đình đám thời bấy giờ. Nhưng ông không ngờ rằng chính engine này đã thay đổi vận mệnh của cả công ty Epic Games.
Mặc dù tựa game Unreal cũng là một tuyệt tác để đời, nhưng chính engine làm ra nó mới tạo một cuộc cách mạng. Đến cuối thập niên 90 của thế kỷ 20, đã có gần 20 game sử dụng Unreal Engine. Và trong 2 thập kỷ sau đó, con số này đã tăng lên nhiều đến mức khó có thể nào mà đếm chính xác được. Vào năm 2014 thì Unreal Engine được Sách Kỷ lục Thế giới (Guinness World Records) ghi nhận là game engine thành công nhất thể giới với 408 tựa game sử dụng engine này.
Những tựa game nổi tiếng được tạo ra bằng Unreal Engine có thể kể đến là Deus Ex, BioShock, Borderlands, Street Fighter V, Star Wars Jedi: Fallen Order, và không thể không kể đến Fortnite – tựa game battle royale đang làm mưa làm gió trên thị trường hiện nay.
Vào cuối giai đoạn phát triển Half-Life, Valve đã quyết định rời bỏ Quake engine để tự làm một engine khác của riêng mình.
Counter-Strike: Source là tựa game đầu tiên sử dụng engine này, nhưng phải đến Half-Life 2, với chất lượng đồ họa và hiệu ứng vật lý chân thực, thì Source engine mới thực sự “tỏa sáng”. Tuy nhiên, Valve vẫn là hãng game chính sử dụng engine này. Mặc dù đây không phải là phương tiện chính để kiếm tiền cho Gabe Newell (Gaben), nhưng nó vẫn tồn tại ở đó để ai cần thì cứ… lấy xài.
Những tựa game được Valve tạo ra với Source engine bao gồm Half-Life 2, Team Fortress 2, Portal 1 &2, Left 4 Dead 1 & 2, CS:GO. Ngoài ra còn có những tựa game khác sử dụng engine này như Black Mesa, Titanfall 1 & 2, và gần đây là tựa game battle royale nổi tiếng Apex Legends.
Đây là sự lựa chọn hàng đầu dành cho nhà phát triển indie với kinh phí hạn chế. Unity được GooBall giới thiệu vào năm 2005, nhưng phải đến 5 năm sau, khi tựa game Thomas Was Alone và hàng loạt game mobile đình đám ra đời, thì Unity mới thực sự được nhiều người quan tâm.
Đến khoảng độ 2015, Unity trở thành một trong những game engine phổ biến nhất trên thế giới. Unity được nhiều nhà phát triển tin dùng vì nó dễ xài, đa dụng, và nhất là có giá rất phải chăng, từ 0VNĐ.
Các tựa game sử dụng engine này gồm có Temple Run 1 & 2, The Room, Pokémon Go, Cuphead, Getting Over It with Bennett Foddy.
Engine này mở màn với tựa game Doom vào năm 1993, và sau 6 lần nâng cấp thì engine này vẫn tiếp tục là phần “xương sống” của nhiều tựa game bắn súng FPS sau này.
Video đang HOT
Một thập kỷ trước thì id Tech không thực sự “hot” cho lắm. Nhưng phải đến khi công ty mẹ của id Software là ZeniMax độc quyền engine này, chỉ cho những studio trực thuộc công ty này sử dụng, thì nó mới thực sự “nở hoa” dưới bàn tay nhào nặn của MachineGames (dòng game Wolfenstein) và Tango Gameworks (The Evil Within).
Các tựa game sử dụng engine này bao gồm: Doom (1993), Quake (1996), Call of Duty (2003), Wolfenstein (2009), The Evil Within (2014), Wolfenstein II: The New Colossus (2017), Doom Eternal (2020).
CryEngine không phải là game engine “thân thiện” với nhà phát triển cho lắm, và cũng không phải là game engine được tối ưu tốt. Có lẽ vì vậy mà không mấy nhà phát triển “mặn mà” với engine này, mặc dù chất lượng đồ họa của nó là một điều khó có thể bàn cãi.
Nhưng những điều này không là nghĩa lý gì khi Crytek tung ra tựa game Far Cry vào năm 2004, định nghĩa lại thế nào “benchmark PC game”. Và đến năm 2007 thì họ làm thêm một cú y như vậy với tựa game Crysis. Thời hoàng kim của CryEngine đã qua, nhưng nó đã tạo ra một cơn chấn động mà đến bây giờ vẫn còn dư âm.
Có thể bạn chưa biết, nhưng dòng game Far Cry sau này được xây dựng dựa trên Dunia engine – một game engine được chỉnh sửa lại khá nhiều từ CryEngine.
Những game sử dụng engine này có thể kể đến Far Cry (2004), Crysis (2007), Crysis Warhead (2008), Crysis 2 (2011), Crysis 3 (2013), Warface (2013), Prey (2017).
Dark Engine
Thường thì thước đo mức độ xịn sò của một game engine nằm ở chất lượng đồ họa, nhưng Dark Engine lại nổi tiếng nhờ yếu tố khác (mặc dù đồ họa của nó cũng không phải dạng vừa đâu).
Thief: The Dark Project, Thief II: The Metal Age, và System Shock 2 là những tựa game đi đầu trong thể loại hành động lén lút (stealth) bởi vì kẻ địch trong game còn thông minh hơn cả học sinh lớp 5, và phần âm thanh cũng được hoàn thiện rất chỉn chu và tỉ mỉ, góp phần làm không khí trong game trở nên “căng hơn dây đàn” mỗi khi game thủ chuẩn bị một pha ám sát từ phía sau.
Những tựa game sử dụng Dark Engine gồm có Thief: The Dark Project (1998), Thief II: The Metal Age (2000), và System Shock 2 (1999).
Havok Physics/Destruction
Havok là game engine hơi khác một chút, bởi vì nếu chỉ sử dụng engine này thôi thì không thể nào hoàn thành được một tựa game. Thay vào đó, Havok chính xác hơn là một công cụ tạo ra những hiệu ứng đã tai đã mắt trong game như những pha nổ bom banh xác, viên đạn găm trúng sọ não, tòa nhà đang sập, và hàng tá hiệu ứng khác mà bạn thường thấy trong phim của Michael Bay. Nói một cách đơn giản thì nếu bạn thấy có hiệu ứng vật lý nào đó mà nhìn mãn nhãn thì khả năng cao đó là nhờ Havok.
Mặc dù có khởi đầu không mấy hoành-tá-tràng, nhưng dần dần đã có hơn 600 game sử dụng engine này, kinh điển là dòng game Just Cause với những hiệu ứng cháy nổ rất “Hollywood”. Các tựa game khác có thể kể đến bao gồm Rage 2 (2019), Wolfenstein: Youngblood (2019), Assassin’s Creed Origins (2018), Monster Hunter: World (2018), Destiny 2 (2017), Resident Evil 7: Biohazard (2017), Dark Souls III (2016).
Frostbite
Phải mất một thời gian thì Electronic Arts mới nhận ra được tầm quan trọng của game engine này. Được phát triển bởi DICE và trình làng lần đầu tiên vào năm 2008 trong tựa game Battlefield: Bad Company, Frostbite nhanh chóng được “nhân rộng” và áp dụng vào các dòng game khác như FIFA, Need for Speed, với đỉnh cao là hai tựa game nhập vai đình đám của BioWare là Mass Effect: Andromeda và Anthem.
Đã có nhiều studio cùng nhau cải thiên engine này, khiến nó càng trở nên đa dụng, hiệu quả, và… dễ xài hơn. Những tựa game sử dụng Frostbite gồm có Anthem (2019), Mass Effect: Andromeda (2017), Dragon Age: Inquisition (2014), và các phiên bản FIFA, Battlefield, Need for Speed trong những năm gần đây.
Infinity Engine
Đây là game engine đứng sau những tựa game huyền thoại là Baldur’s Gate và Icewind Dale. Infinity Engine đã đặt nền móng cho thể loại Classical Role-Playing Game (nhập vai “cổ điển”) và đã tạo ra một thời kì hoàng kim cho game thủ PC. Rất ít game engine nào có thể tạo ra sức ảnh hưởng lớn đến cả một thế hệ game thủ như Infinity Engine.
Mặc dù engine này đã “có tuổi”, nhưng mới hồi 2016 nó đã được tái sử dụng trong game Baldur’s Gate: Siege of Dragonspear sau 14 năm vắng bóng. Đúng là gừng càng giá càng cay!
Các tựa game được tạo ra bởi engine này bao gồm dòng game Baldur’s Gate, Icewind Dale, và Planescape: Torment.
Theo GameK
Nhờ sự phát triển của công nghệ, làng game đã "lột xác" ngoạn mục: Thế này đóng tiền mạng nó mới đáng chứ!
Không chỉ khía cạnh đồ họa mà sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã có ảnh hưởng trực tiếp đến rất nhiều những khía cạnh khác nhau của thị trường game online.
Nói một cách đơn giản thì nếu không có sự phát triển vượt trội của công nghệ thì bây giờ, chúng ta vẫn còn đang mòn đít ở những quán PlayStation hoặc tiếp tục dán mắt vào những tựa game 2D mà sau 10 năm vẫn chẳng có gì thay đổi.
(Ảnh minh họa)
Nếu nói về ảnh hưởng của công nghệ lên game online, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới yếu tố đồ họa. Chính xác là công nghệ đã từng ngày từng giờ thay da đổi thịt cho các sản phẩm game online và khiến cho những sản phẩm sử dụng engine đồ họa cao cấp (một thời chỉ dành cho những game đỉnh) như Unreal 3 hay Cryengine giờ đây không khó để tìm kiếm. Tuy nhiên nếu nhìn rộng ra, sẽ còn rất nhiều những khía cạnh khác nhau của thị trường game đã được "lột xác" ngoạn mục trong hơn một thập kỷ vừa qua.
(Ảnh minh họa)
Đồ họa đẹp hơn, nặng hơn nhưng lại phổ biến, "dễ để chơi" hơn
Khi những thiết bị phần cứng có khả năng xử lý và tính toán nhanh hơn, tốt hơn, mạnh hơn so với thế hệ cũ ra mắt, mức giá của chúng thường sẽ giảm đi. Khi đó, những game thủ với túi tiền không mấy dư dả đều có khả năng trang bị cho bản thân mình một cỗ máy tính chơi game với cấu hình tương đối để thả mình vào thế giới ảo.
Những tựa game "nặng đô" như thế này ở tất cả các nền tảng đều đã tiếp cận thành công tới số đông game thủ
Nhờ đó, các nhà phát triển game (cả game online lẫn offline) đều có những bước tiến lớn về hình ảnh. Những game 2D hoặc 3D với đồ họa "khối vuông" dần dần được thay thế bởi những bối cảnh giống với khung cảnh thật nhất. Tính tới thời điểm hiện tại, những tựa game đạt ngưỡng đồ họa siêu thực đã không còn là của hiếm và luôn có một lượng người chơi cực kỳ đông đảo.
Thậm chí, nhiều NPT đã vận dụng công nghệ vào việc làm game để tạo ra những nền tảng đồ họa "không tưởng", đơn cử như YCGame với sản phẩm Thục Sơn Kỳ Hiệp Mobile. Nano Unity 3D là công nghệ mà YCGame tự phát triển độc quyền cho việc sản xuất game của mình từ 10 năm trước. Nó là một công nghệ riêng ưu việt hơn, tối ưu tài nguyên và tận dụng bộ nhớ giúp cho Thục Sơn Kỳ Hiệp Mobile có dung lượng nhỏ nhất, đồ họa chuẩn cao nhất và tương thích trên các máy có cấu hình thấp.
Với công nghệ đồ họa độc quyền, Thục Sơn Kỳ Hiệp Mobile là tựa game "đẹp mà nhẹ" theo đúng nghĩa
Nhờ vào công nghệ này mà bản cài full (đã giải nén tất cả các tài nguyên) của Thục Sơn Kỳ Hiệp Mobile chỉ là 1.2 GB, thấp hơn 2 - 3 lần so với các tựa game "bom tấn" mobile khác mà sự vượt trội về đồ họa thì các độc giả có thể dễ dàng nhận ra rồi đó. Với tâm thế độc quyền nên cho tới thời điểm hiện tại, YCGame vẫn không đồng ý bán cho bất kỳ bên nào, đồng nghĩa với việc không có một NSX game nào trên thế giới được phép sử dụng công nghệ Nano Unity 3D.
Sự phát triển vượt bậc của game mobile và hàng loạt "ông lớn" được hình thành
Không sai khi nói rằng, sự phát triển của công nghệ đã đi kèm với quá trình chuyển đổi từ nền tảng PC lên nền tảng mobile của làng game và đó thực sự là bước ngoặt.
(Ảnh minh họa)
Nhìn nhận một cách khách quan thì công nghệ đã đem tới cho chúng ta cũng lúc ba điều: kết nối internet không dây tốc độ cao (3G, 4G...), những hệ điều hành di động mạnh mẽ và mức giá của những chiếc smartphone ngày càng có mức giá phải chăng, tạo điều kiện cho phần đông game thủ Việt đều có thể sở hữu.
(Ảnh minh họa)
Tất cả đã trở thành hiệu ứng domino tạo nên sự thành công của thế hệ game online trên di động, đến mức mà đôi khi các nhà chuyên môn phải dùng những động/tính từ mạnh để mô tả về nó: hoàng kim, bùng nổ, công phá, bành trướng... Với nhiều ưu điểm khó cưỡng lại như: tiện lợi, có thể thưởng thức mọi lúc mọi nơi, cơ chế điều khiển mới mẻ với màn hình cảm ứng, những game mobile sẽ còn sở hữu thị phần ngày một lớn hơn tại Việt Nam và tạo nên những "cuộc chiến truyền thông" vô cùng nảy lửa giữa các NPH thuộc tầng lớp "ông lớn".
Và kẻ được lợi nhiều nhất
Không ai khác, đó chính là game thủ Việt - những người được trực tiếp trải nghiệm những tựa game ngày càng đẹp hơn, hay hơn, tuyệt vời hơn. Ngoài ra, với những nền tảng streaming phát triển, người hâm mộ có thể theo dõi gần như tất cả những trận đấu chuyên nghiệp tại Việt Nam cũng như trên thế giới ở nhiều dòng game khác nhau. Họ có thể bàn luận, cùng sẻ chia những khoảnh khắc đáng nhớ với nhau hay thậm chí là có những hỉ, nộ, ái, ố với những game thủ họ đang vô cùng thần tượng.
(Ảnh minh họa)
Nhìn rộng ra một chút thì không chỉ game mà chính các quán internet cũng được "lên đời" khi hệ thống Gaming House/Cyber Game mọc lên ngày càng nhiều, ngày càng hiện đại, sạch đẹp. Dẫu rằng những kỉ niệm "cắm chuột", bắn half-life, "vẩy E" đế chế trong những quán net cỏ lụp xụp là kỷ niệm đáng nhớ, tuy nhiên không thể phủ nhận việc chúng được "update" là điều tất-lẽ-dĩ-ngẫu. Mà trở lại vấn đề ban đầu thì những "thượng đế" trong ngành dịch vụ này vẫn chính là game thủ Việt đó thôi.
Vòng kết nối giữa người với người được mở ra vô hạn
Có thể nói "món quà" vô giá mà công nghệ cũng như game online mang lại chính là mạng lưới kết nối không giới hạn giữa các người chơi với nhau. Một xã hội thu nhỏ với đầy đủ những hỉ nộ ái ố, có kẻ thù có huynh đệ lại có cả tri kỷ hồng nhan và hơn hết, người chơi có thể thoát khỏi "cái tôi thực tại" để đến với "cái tôi siêu phàm", bỏ qua mặc cảm, tạm gác lại ngại ngùng mà xích lại gần nhau.
Các tính năng game càng ngày càng phát triển giúp người chơi gắn kết lại với nhau
Tạm Kết
Biểu đồ nào cũng sẽ có điểm cực đỉnh và điểm thoái trào, tuy nhiên theo những đánh giá từ nhiều chuyên gia thì 2020 chắc chắn sẽ còn là một năm đi lên của làng game Việt. Một minh chứng rất dễ hiểu là ngay đầu năm, một loạt các dự án game bom tấn sẽ lần lượt ra mắt, tiếp tục chiêu đãi game thủ Việt những bữa tiệc vô cùng thịnh soạn, một số cái tên đã được ghi nhận: Vệ Thần Mobile, Lãng Tử Kiếm 3D, Bát Hoang Lãnh Chủ...
Theo GameK
Tổng hợp các pha thi đấu khó tin nhất của Street Fighter trong thập kỷ qua Tổng hợp một vài pha thi đấu vô cùng kịch tính trong SFV suốt thập kỉ qua. Kể từ khi được phát hành vào tháng 2/2016, Street Fighter V đã trở thành tựa game đối kháng nổi tiếng của Capcom, được cộng đồng game thủ đối kháng toàn cầu yêu thích. Hiện tại, trò chơi cũng duy trì được một số giải đấu...