Top 9 chuột chơi game tốt nhất hiện nay (Phần I)
Một con chuột máy tính đơn giản là sự lựa chọn không thể thiếu cho người chơi game.
Các game thủ chuyên nghiệp dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau để đánh giá một con chuột, nhưng sự thoải mái vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Bên cạnh đó, chuột chơi game chuyên dụng cần được trang bị nhiều tính năng hữu dụng.
Thông số phổ biến nhất, được nhiều người quan tâm khi chọn chuột là DPI (dots per inch) – chỉ số phản ánh độ chính xác (và có thể coi là tốc độ) của mắt cảm biến. Hiểu một cách đơn giản, số DPI là số pixel mà trỏ chuột trên máy tính của bạn di chuyển khi mắt cảm biến dịch chuyển 1″. DPI càng cao, con chuột của bạn lướt trên màn hình càng nhanh.
Nhiều chuột trong danh sách sau có DPI lên tới 5,600 – với tốc độ như vậy, bạn có thể ngắm bắn cực kì nhanh khi chơi các game bắn súng, nhưng tất nhiên chỉ khi nào phản xạ của bạn đủ nhạy bén để xử lý. Không phải ai cũng có thể chơi được ở DPI cao nhất và vì thế, một tính năng không thể thiếu được là khả năng tinh chỉnh DPI.
Những con chuột có điểm số cao nhất trong danh sách sau hội tủ 2 yếu tố: khả năng chơi game xuất sắc cùng sự thoải mái lúc sử dụng bình thường.
STORM SENTINEL ADVANCE (khoảng 1,5 triệu VNĐ)
Nhà sản xuất: CoolerMaster
DPI: 1,100/2,600/3,800/5,600
Số nút: 8
Cầm chuột này cực kì thoải mái, đặc biệt nếu bạn có bàn tay lớn. Là chuột chơi game cao cấp cao cấp, Sentinel Advance thể tùy chỉnh 5 mức DPI trong khoảng từ 1.100 đến 5.600. Đương nhiên, các nút phụ trên thân chuột cũng hết sức đáng giá khi nó cho phép bạn lựa thay đổi tác dụng tùy theo nhu cầu.
Với phần mềm chuyên dụng, bạn có thể cài đặt các phím macros, tạo các profiles (truy cập nhanh các profile này thông qua một nút nhỏ ở phía trên chuột) hay điều chỉnh đèn nền.
Mặc dù có tính năng chơi game ấn tượng, Sentinal lại không mấy tiện lợi cho việc sử dụng thông thường, ngoài ra sản phẩm không có lựa chọn kết nối không dây.
Điểm: 70
IMPERATOR (khoảng 1,9 triệu đồng)
Nhà sản xuất: Razer
DPI: 5,600
Số nút: 7
Tính năng đặc biệt: các phím có thể điều chỉnh vị trí
Dù lu mờ trước người anh em Mamba của mình, chuột Razer Imperator vẫn là một lựa chọn đáng giá cho game thủ. Điều này đặc biệt đúng với những người không muốn hi sinh quá nhiều sự thoải mái (khi dùng bình thường) cho các tính năng chơi game.
Video đang HOT
Imperator có một tính năng rất độc đáo: 2 phím bên hông có thể trượt lên xuống, nhằm thỏa mãn bất cứ kích cỡ tay của game thủ và khi làm việc có thể điều chỉnh sao cho không bị vướng. Mặc dù vậy, chuột này vẫn không có khả năng kết nối không dây. Razer Imperator cung cấp 4 mức DPI (cao nhất 5600). Ngoài ra phải kể đến bề mặt mềm mại và chống chảy mồ hôi khi chơi game lâu.
Điểm: 79
5K LASER GAMING MOUSE (khoảng 2 triệu đồng)
Nhà sản xuất: Qpad
DPI: 5,040 DPI
Số nút: 7
Đặc điểm đáng lưu ý: cầm rất thoải mái, bề mặt mềm mại.
Qpad 5K là một trong những chuột chơi game tạo cảm giác thoải mái nhất trong danh sách. Hẳn nhiều người sẽ thích thú trước bề mặt mịn màng và mềm mại của nó. Ngoài ra chuột được thiết kế theo hình thái ergonomic, các đường uốn uyển chuyển dường như tạo cho mỗi ngón tay một vị trí hợp lý nhất.
Thế nhưng, đó là tất cả điểm mạnh của 5K. Sản phẩm của Qpad có khá nhiều nhược điểm. Thứ nhất, nó cực kì nhẹ nên cầm không chắc tay, thêm vào đó là 2 mức điều chỉnh DPI bất hợp lí: một quá chậm và một quá nhanh.
Tất nhiên, với những người vốn yêu thích “tốc độ cao” hoặc những người đã quá quen với việc dùng… chuột bi, mọi việc quá bình thường. Tuy nhiên, với đa phần người dùng thông thường, họ thích một mức DPI “bình thường” và khả năng tùy chỉnh thông số này đa dạng hơn.
Điểm: 68
PERFORMANCE MOUSE MX (khoảng 1,9 triệu đồng)
Nhà sản xuất: Logitech
DPI: 100-1500
Số nút: 7
Chi tiết đặc biệt: các phím lập trình được, khả năng tùy biến cao, di được trên mọi bề mặt.
MX hướng đến những người sử dụng máy tính nghiêm túc nhiều hơn là các game thủ chuyên nghiệp. Dù có thiết kế khá cục mịch, nhưng cầm Performance Mouse MX vẫn khá thoải mái.
Người chơi game FPS chắc chắn không thích MX vì nó chỉ có lựa chọn không dây. Nhưng nếu không quá quan tâm đến thời gian trễ chỉ tính bằng ms, MX là một lựa chọn đáng giá. Sản phẩm của Logitech có nhiều tính năng rất hay như có thể di chuột trên mọi bề mặt (kể cả gương và kính) nhờ sử dụng công nghệ Darkfield Laser Tracking. Ngoài ra MX còn được trang bị công nghệ Hyper-fast scrolling cho phép cuộn hàng nghìn trang văn bản chỉ bằng 1 cái vuốt nhẹ.
Điểm mạnh của MX (và rất nhiều chuột của Logitech) là khả năng tùy chỉnh DPI và tùy chỉnh các phím chức năng cực kỳ đơn giản. Với phần mềm Setpoint đi kèm, bạn có thể chỉnh sửa mọi thông số của chuột, gán các chức năng đa dạng cho các nút phụ, chỉnh thông số DPI linh hoạt.
Điểm: 77
Còn tiếp
Theo Bưu Điện VN
Thị trường phụ kiện Việt Nam: Razer hạ gục Logitech
Bứt top bằng phương châm khác hẳn nhau nhưng cả Logitech và Razer đều xứng danh những nhà sản xuất dẫn đầu thị trường phụ kiện chơi game nước nhà.
Thâm niên tham gia thị trường trong nước
Lợi thế của Logitech nằm ở giá trị thương hiệu lâu đời. Tham gia thị trường Việt Nam từ những năm 2006, tập đoàn công nghệ hàng đầu Thụy Sĩ nhanh chóng gây dựng được hệ thống bán lẻ trải dài từ Bắc chí Nam.
So với đối thủ, Razer đặt chân lên mảnh đất hình chữ S muộn hơn, ban đầu chỉ xuất hiện tại một vài đại lý nhỏ, sau đó mới nâng lên thành cấp nhà phân phối chính thức cách đây khoảng hai năm. Tất nhiên, dù chậm chân nhưng hãng cũng gây dựng được mạng lưới phân phối tương đối rộng khắp.
Độ phủ, tiếp cận người tiêu dùng
Không hoàn toàn tập trung vào những sản phẩm cao cấp, Logitech tiếp cận người dùng bằng cả những thiết bị hết sức bình dân, cạnh tranghngay với các thương hiệu giá rẻ như Mitsumi, Genius... Với riêng mảng sản phẩm phục vụ game thủ, nhà sản xuất cũng dành hẳn một bộ sưu tập chuột, phím, tai nghe, tay cầm... chơi game hấp dẫn.
Những phiên bản chuột chuyên dụng Logitech G5, MX518 hay bàn phím G15, G11, gamepad DualAction... đều đã trở thành lựa chọn tin cậy của không ít gamer khó tính. Thậm chí, theo chia sẻ của nhiều cao thủ làng StarCraft còn tỏ ra tín nhiệm cả với anh chàng tí hon Logitech Mini Optical.
Trái lại, Razer hoàn toàn theo đuổi châm ngôn "tất cả vì game thủ, cho game thủ". Các mặt hàng từ lớn tới bé đều hướng đến tín đồ thế giới ảo. Tại thị trường Việt Nam, các món đồ nghề nhà Razer có giá thành tương đối cao nhưng không vì thế hãng kém ăn khách.
Doanh số tiêu thụ chuột Razer DeadthAdder, Krait, bàn phím Lycosa... cực kỳ ấn tượng là minh chứng rõ nhất cho khẳng định này. Đặc biệt, Razer còn lợi thế hơn hẳn Logitech ở mảng mousepad khi có vô số sản phẩm hấp dẫn dành cho game thủ như Mantis, Goliathus...
Theo một số đánh giá của giới game thủ, phụ kiện chơi game của Razer thời gian gần đây tỏ ra khá được lòng người dùng Việt, từ những cải tiến ở kiểu dáng cho tới tính năng sử dụng.
Chiến lược marketing, quảng cáo
Trên cơ sở nền tảng thị trường lâu năm và mức độ nhận diện thương hiệu cao, có vẻ như Logitech đang chưa chú trọng lắm đến các chiến lược marketing, quảng cáo rầm rộ. Hãng chỉ chủ yếu tập trung giới thiệu sản phẩm trên một số tạp chí công nghệ nổi tiếng của Việt Nam. Bỏ qua nhiều kênh tiếp thị người dùng hiệu quả khác.
Trong khi đó, ngoài công tác quảng cáo phổ thông, Razer tham gia tài trợ cho khá nhiều đội chơi eSport, đứng ra tặng quà, hỗ trợ tài chính cho nhiều giải game uy tín tại Việt Nam như World Cyber Games thường niên.
Thậm chí, ở mảng game online màu mỡ vốn thường bị bỏ quên, Razer cũng đã có nhiều động thái tích cực, quyết định đứng ra tài trợ cho các tên tuổi tiếng tăm, đổi lại việc biểu tượng "3 chú rắn" được liên tục xuất hiện trong màn chơi.
Tương lai...
Razer Mamba, Naga ra mắt, ngay bên kia chiến tuyến Logitech G19, G500 cũng đồng loạt xuất kích. Cứ mỗi lần Logitech trình làng thiết bị mới cũng đồng nghĩa một lần Razer lên kệ sản phẩm đỉnh. Có thể thấy cả hai nhà sản xuất đang ganh đua quyết liệt trong từng bước đi.
Tương lai luôn là điều khó đoán, nhưng với phương châm của riêng mình, bộ đôi nhà sản xuất phụ kiện game lớn nhất làng công nghệ đã góp phần không nhỏ, tạo ra thị trường có lợi cho người dùng trong nước. Sự thành công hơn nữa của từng hai thương hiệu có lẽ chính là điều giới game thủ nước nhà mong đợi nhất.
Theo gamek
Đánh giá bàn phím Razer Marauder: Giáp sắt xông pha Được thiết kế với một mục đích duy nhất: Trở thành "vũ khí" dành cho gamer StarCraft II, Marauder đã chứng tỏ rằng mình là một sản phẩm thực hiện rất sát tôn chỉ của Razer: "Cho game thủ, do game thủ". Razer Marauder là sản phẩm nằm trong bộ ba trang bị gồm "chuột, bàn phím, tai nghe" dành cho game thủ...