Top 8 món ăn ngon Đống Đa nhất định phải thử khi đến Hà Nội
Đến Hà Nội, du khách đừng quên thưởng thức những món ăn ngon Đống Đa, nơi làm “dậy lên” hương vị ẩm thực của du khách khi đặt chân đến đây!
Top 8 món ăn ngon Đống Đa nhất định phải thử khi đến Hà Nội
Đến Hà Nội không chỉ thưởng ngoạn không khí trong lành, tìm hiểu về bản sắc văn hóa của vùng đất ngàn năm văn hiến, du khách còn được thưởng thức những món ăn ngon Đống Đa được lưu danh từ bao đời nay, nào là bánh đa trộn thập cẩm, thịt xiên nướng, bánh mì hoa cúc, bún cá rô phi,…
1. Bánh đa trộn thập cẩm
Bánh đa trộn thập cẩm là một trong những món ăn ngon Đống Đa và đã không còn xa lạ đối với người dân Hà Nội, bánh đa cua dai dai, giòn giòn thơm, thịt mềm tươi, chả cá ngọt thơm, đậu hũ được rán vừa chín giòn ăn rất bắt miệng. Ngoài ra, còn có các topping chính ăn kèm như nhiều loại rau, mộc nhĩ, đậu phộng, hành phi…
Ảnh: @bachuaviahe
Ảnh: @bachuaviahe
Bí quyết làm nên một món ăn ngon phải kể đến nước sốt và nước dùng được làm theo công thức của quán. Sốt có vị thanh, ngọt kích thích vị giác. Đến Đống Đa mà không thử qua món bánh đa trộn này thì quả thật đáng tiếc đấy nhé!
Địa chỉ: Cô Vân – Bún & Bánh Đa – 77 Trần Quang Diệu, quận Đống Đa, Hà Nội.
2. Thịt xiên nướng
Những que thịt xiên nướng luôn thu hút du khách bằng hương thơm lan tỏa cả một khu vực, thịt sau khi được nêm nếm vừa ăn sẽ được xiên qua cây và nướng trên lửa than hồng. Nhìn những xiên thịt đẫm vị thật khiến cho thực khách phải phát thèm vì độ thơm ngon của nó. Thịt xiên nướng được ăn cùng dưa leo, rau thơm và dưa chua sẽ khiến cho món ăn trở nên bắt vị hơn khi thưởng thức.
Ảnh: @hipcancookhihihi
Ảnh: @bepcuana196
Địa chỉ: Thịt xiên nướng – Hiền Cường. Địa chỉ: C5 Kim Liên, Lương Định Của, Đống Đa.
3. Bánh mì hoa cúc
Bánh mì hoa cúc là món bánh mì xuất xứ từ Pháp không chỉ gây nhớ thương cho các tín đồ yêu bánh ở châu Âu, mà còn khiến thực khách châu Á mê đắm.
Ảnh minh họa: @_leteat_
Bánh mì hoa cúc với vẻ ngoài “thắt dây độc đáo” kết hợp với sự mềm mại của xớ bánh đan xen, hương thơm đặc trưng, vị ngọt nhẹ đã chinh phục thực khách ở mọi độ tuổi. Đặc biệt, bánh mì hoa cúc có tính ứng dụng cao khi có thể thay đổi kích thước bánh và dùng để thưởng thức cho bữa sáng, nhâm nhi vào buổi xế chiều, chiêu đãi trong những bữa tiệc buffet,…
Địa chỉ: Tiệm bánh 365. Địa chỉ: E8, chung cư 181 gần ngõ 161 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội.
4. Bún cá rô phi
Nước dùng có vị ngọt, nhiều cá nhưng không tanh nhờ một vài công thức riêng biệt. Khi ăn, du khách có thể thêm gia vị, hành tây, tỏi ngâm, súp, ớt tùy theo sở thích. Món bún này được ăn cùng với nhiều loại rau sẽ tạo cảm giác đỡ ngấy và khiến cho bữa ăn của thực khách trở nên đầy đủ dinh dưỡng hơn đấy nhé.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: noiphodien123
Địa chỉ: Tuấn Anh – Bún, bánh đa cá rô – 35 Đặng Tiến Đông, quận Đống Đa, Hà Nội.
5. Nộm bò
Bát nộm full topping đầy đặn có thịt bò, lá lách, dạ dày, tỏi khô hấp dẫn. Nước nộm chua cay vừa vị, đu đủ xanh được bào sợi nhỏ, giòn tươi ngon, càng ăn càng cuốn, ăn kèm với đó là chút rau tươi sống, một ít đậu phộng và ớt bằm sẽ khiến cho món ăn của du khách trở nên bắt vị hơn rất nhiều đấy nhé.
Ảnh: @eatw.2mint
Địa chỉ: Nộm Vân Đường Thành – 16b Đường Thành, Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
6. Bánh canh ghẹ
Bánh canh ghẹ là sự kết hợp giữa sợi bánh canh dai dai mềm mềm, thịt ghẹ tươi sống, thơm ngọt, trứng, giò heo, tôm,… với nước dùng ninh từ xương heo tạo nên món ăn vô cùng đặc sắc, thu hút mọi thực khách kể cả những vị khách khó tính. Với những ai yêu thích đậm vị hơn có thể thêm chút chanh cắt lát, ớt và tiêu để tăng thêm độ ngon cho món bánh này.
Ảnh: Bánh canh ghẹ Út Còi
Ảnh: Bánh canh ghẹ Út Còi
Địa chỉ: Bánh canh ghẹ Út Còi:
- CS1: 2B Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- CS2: 123 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, Hà Nội.
7. Bánh giò
Bánh giò là một trong số những món bánh khá nổi tiếng tại Đống Đa Hà Nội, bánh thường được dùng để ăn sáng, bánh dai mềm có thể ăn cùng các loại chả và chấm cùng một ít tương ớt hoặc nước sốt tùy theo khẩu vị ăn của mỗi người.
Ảnh: Foody
Địa chỉ: Bánh giò cô Béo – số 3 Thụy Khuê, P. Thụy Khuê, Tây Hồ.
Bún chả Hà Nội ngon nhất là phần chả nướng. Chả ăn cùng bún chả là chả viên và chả miếng. Chả viên sử dụng thịt nạc băm nhuyễn, ướp với gia vị muối, tiêu, nước mắm… sau đó vo viên hình tròn, đem nướng. Còn chả miếng sử dụng phần thịt nách và thịt ba chỉ mềm, có cả thịt lẫn mỡ. Thịt được thái miếng vừa ăn, sau đó ướp gia vị 15 phút và đem nướng trên than hồng.
Ảnh: @hoang.pthao
Trong một phần bún chả Hà Nội đầy đủ ngoài chả nướng, nước chấm, còn có bún và rau sống. Bún dùng trong món bún chả là bún rối, bún sợi được cắt nhỏ vừa 1 lần gắp. Rau sống ăn kèm với bún chả Hà Nội gồm có xà lách, rau mùi, húng quế, kinh giới, tía tô… Đến Hà Nội mà không ăn bún chả thì đáng tiếc lắm đấy nhé.
Cách làm bánh canh ghẹ ngon đơn giản tại nhà
Khi nhắc đến các món ăn ngon từ ghẹ, bạn không nên bỏ qua bánh canh ghẹ. Vị hấp dẫn của những sợi bánh canh dẻo thơm kết hợp cùng nước lèo ngọt thanh và ghẹ chắc thịt sẽ là món ăn đáng để bạn thử thực hiện tại nhà.
Cách nấu bánh canh ghẹ rất đơn giản và bạn sẽ thực hiện thành công ngay ở lần đầu tiên với các bước hướng dẫn dưới đây.
Bánh canh ghẹ dễ dàng chinh phục vị giác của bạn nhờ hương vị hấp dẫn, tươi ngon. Với các bước hướng dẫn chi tiết từ cách nấu nước dùng, nêm gia vị và đặc biệt là cả phần làm sợi bánh canh ngay tại nhà, bạn sẽ có ngay món ăn với hương vị ngon như ý. Món bánh canh ghẹ do tự tay bạn chế biến sẽ có vị tươi ngon đặc trưng của ghẹ, độ dai của sợi bánh canh bột gạo và nước dùng ngọt đậm đà.
Cách nấu bánh canh ghẹ ngon như ngoài hàng
Nguyên liệu nấu bánh canh ghẹ
1kg ghẹ
500g xương heo
200g nấm rơm
150g bột gạo
15g bột năng
50ml nước cốt dừa
2 muỗng canh dầu màu điều
2 nhánh sả
2 củ hành tím
Hánh lá, ngò rí
Gia vị: dầu ăn, muối, hạt nêm
Chọn ghẹ sống, bơi khỏe, không gãy càng
Cách nấu bánh canh ghẹ đơn giản
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Ghẹ rửa sạch, tách mai, lọc lấy phần gạch để riêng.
Nấm rơm rửa sạch, cắt làm đôi.
Xương rửa sạch, chần qua nước sôi. Sau đó xả lại dưới vòi nước cho sạch hết các chất bẩn.
Hành lá, ngò rí rửa sạch, cắt nhỏ. Phần rễ ngò rí, bạn có thể rửa sạch rồi cho vào hầm nước dùng để thơm hơn.
Hành tím bỏ vỏ, băm nhỏ.
Sả bỏ vỏ, rửa sạch, đập dập.
Bước 2: Nấu nước dùng
Sau khi đã sơ chế phần xương, bạn cho vào nồi cùng với nước và hầm trong khoảng 30 - 45 phút. Bạn cho phần sả đập dập vào hầm chung để nước dùng thơm hơn. Khi hầm xong, bạn lọc lấy nước dùng.
Hầm nước dùng từ xương heo hoặc xương gà đều được
Bước 3: Nấu nước dùng bánh canh
Bắc chảo lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu màu đều, khi dầu nóng cho hành tím vào phi thơm. Sau đó, bạn đổ phần gạch ghẹ vào xào cùng cho dậy mùi thơm. Tiếp theo đổ nước dùng vào, đun sôi.
Xào gạch ghẹ cho thơm.
Khi nước sôi, bạn cho phần ghẹ, nấm cùng với 1 cây sả đập dập vào đun sôi. Lúc này, bạn nêm vào nồi 1 muỗng canh muối, 1 muỗng canh bột nêm, 50ml nước cốt dừa, đun sôi lại và tắt bếp.
Cho ghẹ vào nước dùng nấu. Ảnh: Internet
Bước 4: Làm sợi bánh canh
Trộn bột năng chung với bột gạo cùng muỗng cà phê muối. Tiếp theo, bạn đổ 150ml nước sôi vào âu bột. Lưu ý, bạn không nên đổ hết 1 lần chỉ nên đổ từ từ để canh độ khô, nhão vì độ hút nước của mỗi loại bột sẽ khác nhau tùy theo bột mới hay cũ. Trong quá trình đổ nước, bạn dùng đũa khuấy liên tục. Sau đó dùng tay gom bột lại thành 1 khối và tiếp tục nhồi bằng tay khoảng 5 phút.
Tiếp theo, bạn gom bột lại thành 1 khối và cho bột nghỉ 30 phút. Sau thời gian ủ, bạn thoa ít dầu ăn lên tay và nhồi bột thêm 3 phút rồi cho bột nghỉ thêm 15 phút nữa.
Sau thời gian ủ bột lần 2, bạn cán mỏng khối bột và dùng dao cắt thành sợi nhỏ.
Đun sôi nước cùng với muỗng cà phê muối và 2 muỗng canh dầu ăn, cho sợi bánh canh vừa cắt vào luộc. Khi chín các sợi bánh canh sẽ nổi lên. Thời gian luộc sẽ vào khoảng 10 phút. Sau khi vớt ra, bạn cho ngay vào âu nước lạnh để sợi bánh canh không dính vào nhau.
Sợi bánh canh bột gạo dai mềm. Ảnh: Internet
Bước 5: Hoàn thành món bánh canh ghẹ
Khi ăn, bạn cho sợi bánh canh vào nồi nước dùng đun sôi lên và tắt bếp ngay. Cuối cùng, bạn rắc hành lá, ngò rí lên và múc ra tô thưởng thức.
Bạn có thể chấm ghẹ cùng với muối tiêu chanh hoặc muối ớt xanh.
Yêu cầu thành phẩm
Nước lèo thơm ngon, đậm đà, độ sánh vừa phải. Sợi bánh canh mềm, không bị khô. Ghẹ chắc và ngọt thịt.Cách chọn ghẹ tươi, ngon
Để món bánh canh ngon hơn, bạn nên chọn những con ghẹ còn sống, bơi khỏe, 2 càng còn nguyên vẹn không bị gãy rụng. Những con ghẹ như thế này sẽ có phần thịt săn chắc và ngọt hơn. Bạn nên chọn những con ghẹ vừa không cần phải quá to. Ghẹ kích thước vừa sẽ ngon hơn ghẹ to. Những con ghẹ chắc thịt khi bạn ấn nhẹ vào yếm thấy cứng, không bị lún. Nên chọn những con ghẹ cái có yếm sát với thân, thịt sẽ ngon và chắc hơn. Bạn nên mua ghẹ vào đầu tháng hoặc cuối tháng tính theo lịch âm thì thịt sẽ chắc hơn.
Cách nấu bánh canh ghẹ nước cốt dừa như đã hướng dẫn ở trên sẽ giúp bạn có được món ăn một cách đơn giản nhưng cũng không kém phần thơm ngon và hấp dẫn.
Chúc các bạn thành công!
3 món ngon từ thịt ba chỉ với nồi chiên không dầu, quá ngon mà tiện vô cùng, nhà có nồi mà chưa làm thì quá phí! Chỉ tốn vài phút với nồi chiên không dầu, bạn đã có nhiều món ăn ngon từ thịt ba chỉ khiến cả nhà ngất ngây rồi! Thịt ba chỉ nướng bằng nồi chiên không dầu Nguyên liệu: 400g thịt ba chỉ (cho gia đình 3-4 người). Nên chọn thịt ba chỉ có ít mỡ, nhiều nạc để khi nướng thịt sẽ mềm ngon....