Top 8 loài động vật ‘hiếm có, khó tìm’ trên thế giới
Không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài kỳ lạ, những loài động vật như: cá mặt trăng, tôm hùm xanh Brittany, gấu trúc đỏ hay quỷ lùn Tarsier… còn được đánh giá là ‘ hàng hiếm’ của tự nhiên. Thậm chí, một số loài còn đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Cá mặt trăng có tên khoa học là Mola Mola, là loài cá biển cỡ lớn, thường lặn xuống dưới vùng nước sâu, nơi có nhiệt độ rất. Một con cá mặt trăng trưởng thành có thể dài tới hơn 3m, nặng trung bình 2,5 tấn
Loài cá này có hình dạng khá kỳ lạ. Nhìn tổng thể chúng có thân hình bầu dục tròn ở phía trước và dẹt về phía đuôi. Đặc biệt, miệng của loài cá này rất nhỏ, mỗi hàm có hai răng dính vào nhau làm thành một cái mỏ.Bên cạnh đó, cá mặt trăng còn được mệnh danh là “loài cá lười biếng” bởi chúng thường chỉ sống một mình và thả cơ thể trôi lơ lửng theo dòng hải lưu đến khắp các đại dương
Ở thời điểm hiện tại, số lượng cá mặt trăng đang được xếp vào hạng bị đe dọa trong Sách Đỏ. Lý do không chỉ vì nạn săn bắt bừa bãi của con người, mà còn do ô nhiễm rác nhựa trong lòng đại dương. Con mồi ưa thích của loài cá này là sứa, và chúng thường xuyên nhầm sứa với túi nhựa, dẫn đến mắc nghẹn mà chết
Brittany là loại tôm hùm xanh nổi tiếng và quý hiếm nhất thế giới. Loại giáp xác này thường sinh sống ở vùng biển thuộc bán đảo Brittany, Pháp
Giống tôm hùm xanh cực quý hiếm chỉ xuất hiện 1 trong 1 triệu cá thể, có lượng protein cao hơn hẳn so với loài thông thường
Thời gian sinh trưởng của một con tôm hùm xanh này lên tới 7 năm. Vì có màu xanh lam độc đáo nên chúng thường được bán với giá cực đắt đỏ
Là loài đặc hữu của dãy núi Himalaya và ở miền Nam Trung Quốc, gấu trúc đỏ có chiều dài từ 40-60cm và trọng lượng khoảng 3-6kg. Món ăn khoái khẩu của loài động vật đáng yêu này chính là lá tre
Gấu trúc đỏ có ngoại hình vô cùng đáng yêu với bộ lông bồng bềnh, pha trộn giữa màu nâu, đen và trắng cùng khuôn mặt dễ thương. Do hai chân trước ngắn hơn hai chân sau, cách di chuyển của gấu trúc đỏ trở nên khá ngộ nghĩnh. Đặc biệt, loài vật này còn có thể đứng bằng hai chân sau. Đây là cách giúp chúng tự vệ và đe dọa kẻ thù
Video đang HOT
Là một trong những loài vật đáng yêu nhất hành tinh nhưng hiện nay, số lượng của gấu trúc đỏ đang có xu hướng giảm dần do môi trường sống bị phá hủy
Cao khoảng 85-160mm, nặng 600gr, khỉ lùn Tarsier được mệnh danh là loài khỉ nhỏ bé nhất trên thế giới. Khỉ lùn Tarsier từng bị cho là đã tuyệt chủng vào năm 1921, tuy nhiên, vào năm 2007, loài khỉ này lại xuất hiện và trở thành hiện tượng gây xôn xao suốt một thời gian dài
Khỉ lùn Tarsier có đôi mắt và đôi tai lớn, hỗ trợ đắc lực cho chúng trong việc nghe ngóng động tĩnh của con mồi như côn trùng, rắn hay thằn lằn. Thay vì có móng tay, móng chân như những loài linh trưởng khác, khỉ lùn lại sở hữu những vuốt cong để bám chặt vào những thân cây phủ đầy rêu
Tuy đã xuất hiện trở lại nhưng loài khỉ này vẫn đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Nguyên nhân chủ yếu là do môi trường sống của chúng đang bị thu hẹp và nhiều loài mèo hoang dã coi chúng như con mồi để săn bắt. Mặt khác, chúng thường xuyên bị người dân địa phương bắt đem bán
Okapi là họ hàng duy nhất còn lại của hươu cao cổ trên thế giới. Chúng chỉ được tìm thấy trong các khu rừng mưa nhiệt đới của Cộng hòa Congo
Là một thành viên của họ hươu cao cổ nhưng okapi lại không sở hữu chiếc cổ dài. Bộ lông của chúng có màu nâu đỏ và có sọc giống ngựa vằn ở chân sau và chân trước. Điểm đặc biệt là Okapi có chiếc lưỡi rất dài, có thể đạt tới 46cm
Okapi là một trong những động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao. Mất môi trường sống và nạn săn bắn là mối đe dọa chính đối với loài này
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại – những loài động vật có vú duy nhất đẻ trứng thay cho đẻ con
Thú mỏ vịt có ngoại hình vô cùng đặc biệt với chiếc mỏ giống loài vịt, đuôi giống loài hải ly và bàn chân có màng của loài rái cá. Chân của chúng mọc ra hai bên giống như loài bò sát. Đây là loài vật hoạt động về đêm, vừa ở dưới nước vừa ở trên cạn, sống ở các khu vực sông suối nhỏ
Loài vật nhút nhát khét tiếng này đang đối mặt với nguy hiểm nghiêm trọng. Nguyên nhân là do sự phá hủy môi trường sống của chúng. Phát triển cơ sở hạ tầng nước, chẳng hạn như xây dựng các con đập và giải phóng mặt bằng từ lâu đã đe dọa loài sinh vật sống trên sông này. Bên cạnh đó, thú mỏ vịt hiện phải đối mặt với những nguy cơ mới của biến đổi khí hậu và thời kỳ hạn hán ngày càng nghiêm trọng
Gấu túi Wombat hay gấu túi mũi trần là loài động vật sinh sống ở Úc. Gấu túi mũi trần có vẻ ngoài đáng yêu với lớp lông dày. Đây cũng là loài động vật duy nhất có phân hình lập phương
Tuy có cơ thể tròn trịa cùng đôi chân ngắn ngủn nhưng thực chất gấu túi mũi trần là loài động vật khá nhanh nhẹn, có thể tăng tốc lên đến 40km/h trong một khoảng cách ngắn
Số lượng của loài động vật đáng yêu này đang có xu hướng giảm. Hiện nay chỉ còn 100 cá thể tồn tại trong một khu vực bảo tồn nhỏ ở Queensland
Mèo đốm gỉ (rusty-spotted cat) được tìm thấy tại các khu rừng hoang thuộc vùng Sri Lanka, Ấn Độ, Nepal… Đây là loài mèo nhỏ nhất thế giới khi một con trưởng thành có cân nặng chỉ khoảng 1kg
Đây là loài mèo quý hiếm, có bản tính năng động, dũng cảm. Mắt của mèo đốm gỉ tinh gấp 6 lần so với mắt con người, giúp chúng dễ dàng hơn trong quá trình săn mồi, khám phá thế giới xung quanh
Chúng hiện đang nằm trong danh sách “dễ bị tổn thương” của Sách Đỏ vì nguy cơ mất đi môi trường sống và tuyệt chủng
Nhiều động vật ăn thịt lớn đang biến mất trong khu bảo tồn gấu trúc
Các nhà bảo tồn lại thất bại trong việc bảo tồn những động vật có vú lớn khác cùng chia sẻ môi trường sống với loài gấu trúc trước nguy cơ tuyệt chủng.
Gấu trúc trong Trung tâm nghiên cứu, bảo vệ Gấu trúc Trung Quốc tại Nhã An, Tứ Xuyên của Trung Quốc. (Ảnh: Vĩnh Hà/TTXVN)
Những chú gấu trúc đáng yêu đã chiếm được tình cảm của đông đảo những người yêu động vật trên khắp thế giới.
Hình ảnh loài động vật mập mạp và hiền lành với màu lông đen-trắng này đã trở thành biểu tượng của nỗ lực toàn cầu trong việc bảo vệ sự đa dạng sinh học.
Tuy nhiên, các nhà bảo tồn lại thất bại trong việc bảo tồn những động vật có vú lớn khác cùng chia sẻ môi trường sống với loài gấu trúc trước nguy cơ tuyệt chủng.
Kể từ khi các nỗ lực bảo tồn "quốc bảo" gấu trúc được triển khai, Trung Quốc đã trừng trị những kẻ săn trộm, nghiêm cấm hoạt động buôn bán gấu trúc và thiết lập nhiều khu bảo tồn dành cho gấu trúc.
Chiến lược này được coi là một trong những chương trình tham vọng nhất và đáng chú ý nhất để bảo vệ loài gấu trúc trước nguy cơ tuyệt chủng.
Chiến lược này đã phát huy hiệu quả khi gấu trúc đã được loại khỏi danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng của Liên minh Bảo tồn thiên quốc tế (IUCN) hồi năm 2016 dù rằng chúng vẫn còn là loài động vật "dễ bị tổn thương."
Tuy nhiên, một nghiên cứu được đăng tải ngày 3/8 trên tạp chí Nature Ecology & Evolution đã đặt ra hoài nghi về ý tưởng rằng những nỗ lực bảo vệ loài gấu trúc sẽ "tự khắc"giúp bảo vệ tất cả các loài động vật khác cùng chia sẻ môi trường sống với nó.
Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng loài báo hoa mai (leopard), báo tuyết, chó sói và sói đỏ (dhole) đã gần như biến mất khỏi phần lớn các khu bảo tồn gấu trúc kể từ những năm 60 của thế kỷ trước.
Các tác giả đã so sánh dữ liệu khảo sát từ những năm 50 đến những năm 70 của thế kỷ trước với thông tin được thu thập từ gần 8.000 bẫy ảnh được chụp từ năm 2008 đến 2018.
Họ phát hiện rằng báo hoa mai đã biến mất khỏi 81% khu bảo tồn gấu trú, trong khi con số này ở báo tuyết là 38%, sói là 77% và sói đỏ là 95%.
Theo các nhà nghiên cứu, "những kẻ săn mồi" này phải đối mặt với các mối đe dọa từ những đối tượng săn trộm, khai thác gỗ và bệnh tật.
Ngoài ra, một thách thức lớn khác là trong khi không gian sống của gấu trúc chỉ cần diện tích tối đa 13km2, 4 loài thú trên cần diện tích hơn 100km2 để sinh sống. Trong khi đó, diện tích các khu bảo tồn gấu trúc tiêu chuẩn chỉ trong khoảng 300-400 km2, quá nhỏ để có thể hỗ trợ một "quần thể động vật ăn thịt lớn như báo hoa mai hay sói đỏ."
Mặc dù vậy, nhà nghiên cứu Sheng Li, Trưởng nhóm nghiên cứu, vẫn thừa nhận việc bảo tồn gấu trúc cũng giúp bảo vệ các động vật khác, trong đó có các động vật ăn thịt nhỏ, chim trĩ và các loài chim khác.
Do đó, việc không thể bảo vệ các loài động vật ăn thịt lớn khác không thể phủ nhận sức mạnh của gấu trúc như một "chiếc ô" che chở hiệu quả các loài động vật khác.
Tuy nhiên, ông kêu gọi công tác bảo tồn trong tương lai cần hướng đến việc bảo vệ các loài động vật khác, thay vì chỉ tập trung vào một loài nhất định.
Ông cũng bày tỏ hy vọng dự án Công viên Quốc gia gấu trúc mới, kết nối các môi trường sống hiện tại trên hàng nghìn kilomet, có thể giúp giải quyết vấn đề này.
Nhà nghiên cứu này nhấn mạnh sự phục hồi của quần thể động vật ăn thịt lớn sẽ "tăng khả năng phục hồi và tính bền vững của hệ sinh thái không chỉ đối với gấu trúc khổng lồ mà còn đối với các loài động vật hoang dã khác."
Theo IUCN, ước tính có khoảng 500-1.000 con gấu trúc trưởng thành được bảo tồn ở vùng Tứ Xuyên, Thiểm Tây và Cam Túc của Trung Quốc.
Nhóm bảo tồn này cũng liệt kê báo hoa mai và báo tuyết là những đối tượng dễ bị tổn thương, trong khi loài sói đỏ bị liệt vào danh sách động vật có nguy cơ tuyệt chủng./.
Kỳ lạ cách gắn 'camera hành trình' lên động vật hoang dã Có nhiều cách để ngụy trang, gắn camera lên cơ thể động vật hoang dã. Đây là những cách mà các chuyên gia ở National Geographic đã làm cách đây nhiều năm để ghi hình, quay phim tài liệu về chúng. Trong số báo phát hành tháng 7/1906, National Geographic đã ghi lại được nhiều khoảnh khắc thú vị về loài gấu trúc...