Top 8 Hero gây ảnh hưởng nhất đến Meta Dota 2 mùa giải 2016-2017
Mùa giải 2016-2017 của Dota 2 đã tạo được điểm nhấn bởi màn ra mắt hoành tráng của Patch 7.00, phiên bản hoàn toàn mới đầu tiên của trò chơi trong suốt 11 năm. Nó đã giúp lột xác tựa game, với các cơ chế mới như cây kỹ năng Talent Tree, các bệ Shrine hồi máu nằm ngoài khu vực nhà chính, những thay đổi trong bản đồ, và sự ra đời của anh hùng mới toanh Monkey King.
Nó cũng chứng kiến sự xuất hiện của một trong những patch được nhận được nhiều lời khen nhất trong thời gian gần đây: Patch 7.06. Bản vá này, cùng một số các sửa đổi nhỏ, đã tồn tại suốt 3 tháng liền, bao gồm cả giai đoạn diễn ra giải đấu Kiev Major và The International 7. Mặc dù nó có phần trở nên nhàm chán khi dần về cuối, patch này vẫn là một ví dụ sáng lạn về sự cân bằng và tính đa dạng của các hero.
Đặc biệt tại TI7, chúng ta được trải nghiệm một sự hòa hợp gần như hoàn hảo. Trong số 112 hero có sẵn để cho người chơi lựa chọn vào thời điểm đó, chỉ có 5 nhân vật hoàn toàn vắng mặt tại Seattle, tức có đến 95,5% tướng được xuất hiện. Điều này giúp cho TI7 trở thành giải đấu Dota 2 thế giới đa dạng nhất từ trước đến nay.
Nhưng tất nhiên, ngay cả trong giai đoạn cân bằng nhất, sẽ luôn có những sự lựa chọn vượt trội so với phần còn lại. Mùa giải cũ cũng không ngoại lệ, vì vậy đây là lúc chúng ta nên quay trở lại và điểm mặt những hero có ảnh hưởng nhất trong metagame năm 2017.
Slardar là một trong những hero mở đầu combat (initiator) phổ biến nhất mùa giải trước. Điều này đặc biệt đúng tại Boston Major, nơi con thủy quái này được pick và ban 52 lần xuyên suốt giai đoạn đấu bảng lẫn playoffs. Trong 22 trận đấu được chọn, hero này đã đem đến tỉ lệ thắng 59%.
Mặc dù nhận đến 3 đợt nerf trước bản patch mà giải đấu Boston Major đã sử dụng (6.88f), hero này vẫn là một mối đe dọa đáng gờm. Slardar chứng minh độ hiệu quả tuyệt vời nhờ khả năng gank với chiêu Guardian Sprint, và combo Blink Dagger Slithereen Crush.
Màn trình diễn của Gustav “s4″ Magnusson khi cầm Slardar trong trận chung kết cho thấy hero đó có vai trò thống trị đến thế nào – đặc biệt là trong trận đấu thứ hai, thể hiện qua đoạn clip sau.
Night Stalker là hero được pick và ban nhiều nhất ở TI7, bởi một lý do rất rõ ràng. Trong Patch 7.06, Hunter in the Night được “Ếch Băng” tặng một buff lớn, cho phép hero có thể bay xuyên địa hình trong một khoảng thời gian ngắn.
Bởi 7.06 xoáy mạnh vào những pha hỗ trợ đi gank tưng bừng xuyên suốt bản đồ, điều này đã giúp Night Stalker trở nên cực kỳ mạnh mẽ trong metagame. Quá trình gank các lane 2 bên trở nên dễ dàng nhờ khả năng di chuyển xuyên địa hình của anh chàng thợ săn bóng tối.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc các pha băng trụ ở đầu game ít rủi ro hơn – và các đội tuyển nhanh chóng tận dụng sức mạnh mới của Night Stalker hoặc thẳng tay loại bỏ khi có cơ hội.
Mặc dù tỉ lệ thắng của Night Stalker ít hơn một nửa số trận đấu của mình tại TI7, ảnh hưởng của hero này là không thể phủ nhận. Một “nỗi kinh hoàng” thực sự vào ban đêm, Night Stalker xứng đáng có tên trong danh sách bị cấm ngay ở lượt ban đầu tiên.
Necrophos là một trong những hero nổi trội của “triều đại” 7.06 – hoặc ít nhất là giai đoạn nửa sau của nó. Patch 7.06 đã tăng 25% khả năng hồi phục của Ghost Shroud, đưa hero này lọt vào mắt xanh của không ít đội tuyển.
Pha buff này biến Necrophos trở thành một hồ máu di động cực kỳ khó giết, cho dù trong giai đoạn đi lane đầu game hay trong các trận giao tranh lớn. Khi kết hợp với các vật phẩm hồi phục tức thời như Magic Stick hay Magic Wand, cộng với sự hỗ trợ đến từ bộ skill, gã tử thần như có sức chống chịu không giới hạn.
Rất nhiều lần chúng ta được chứng kiến màn phục hồi sinh lực thần tốc của Necrophos trong vòng 1-2 giây, ngay sau khi nhận một đống nuke từ địch vào mặt mà không chết, chỉ nhờ một item hồi máu duy nhất và kỹ năng W của mình. Thời gian hồi skill ngắn của Death Pulse cũng đồng nghĩa với việc ông ta có thể dẫn dụ, “thả thính” hero địch trong lúc tự hồi máu cho bản thân, đồng thời âm thầm rút HP với Heartstopper Aura.
TI7 đã chứng kiến Necrophos góp mặt trong 32 trận đánh, và ông ta đã giành chiến thắng được gần 60% trong số đó. Lasse “MATUMBAMAN” Urpalainen của Team Liquid đã sử dụng hero này để đi đến thành công tại Seattle, ghi dấu ấn hoàn hảo với thành tích 8-0 cùng Necrophos khi kết thúc giải đấu.
Bristleback đã có một khoảng thời gian ngắn trở lại hàng ngũ các carrier số 1 vào hồi đầu năm nay. Cả Epicenter mùa 2 và Manila Masters đều chứng kiến vị anh hùng được sử dụng rộng rãi với tỷ lệ thắng trung bình gần 61% trong 42 lần ra sân.
Đó là một ví dụ trưc quan khác của việc buff trông có vẻ nhỏ nhưng theo tần suất sử dụng, lại trở nên lợi hai khó lường. Không có một buff lớn nào được trao cho Bristleback trước quãng thời gian tỏa sáng của hero này trong năm nay. Trên thực tế, sau khi nhận được nerf ở patch 6.84c (được áp dụng từ hai năm rưỡi trước), các cập nhật sau đó đã dần cải thiện số từng chút một cho anh.
Thời của Bristleback đã trở lại với 7,06, khi Ice Frog thay thế nhánh Talent giảm thời gian hồi sinh ở cấp 20 với một nhánh cho anh ta khả năng hút máu phép 10%. Kết hợp với Octarine Core, “độ cứng tự nhiên” của anh tăng lên đáng kể, cho phép Bristleback trụ lại trong combat lâu hơn để ném dồn Quill Spray vào mặt đối phương. Bonus đến từ Warpath cũng giúp cho những đòn tấn công của anh ta thêm mạnh mẽ và góp phần trở thành carry đáng gờm ở cuối game.
Keeper of the Light không thực sự là một hero thuộc hàng thống trị mùa giải trước giống như cách mà những gương mặt khác trong danh sách này đã làm. Nhưng sự xuất sắc đến từ tay chơi Marhê “GH” Merhej cùng những màn biểu diễn thần kỳ của anh đã đủ để Team Liquid giành một lợi thế lớn khi ban/pick trong mỗi trận đấu tại TI7. Theo một cách nào đó, hero này giúp định hình metagame của một giải đấu duy nhất, nhưng cũng là quy mô và có ý nghĩa nhất cả năm.
Tất cả chúng ta nếu đã xem qua hành trình chinh phục ngôi vương của Liquid đều đã được chiêm ngưỡng phong cách chơi Keeper of the Light đáng gờm của GH. Anh chơi tốt đến nỗi khiến cho các đối thủ khác phải đau đầu, không biết có nên dành một slot ban hero này hay chịu khó đối mắt với mối đe dọa đáng gờm khi để “cụ ông thể lực” rơi vào tay GH.
Những ai lựa chọn phương án thứ hai, rất tiếc, thường dẫn đến thất bại khi đối đầu với Liquid. Tại TI7, GH đã có tỷ lệ thắng lên đến 71,4% với Keeper of the Light, và đóng góp không nhỏ vào các pha highlight nổi bật trong giải đấu. Việc anh thường xuyên sử dụng khả năng hồi máu của Illuminate (khi được trang bị gậy xanh Aghanim’s Scepter) cực kỳ tinh tế, đã giúp giữ cho những người đồng đội của mình luôn đứng vững trong lúc giao tranh và tại các đợt tấn công vào nhà chính.
Earthshaker là hero được lựa chọn nhiều thứ tư ở TI7, và là gương mặt đại diện của meta roaming trong patch 7.06. Sau khi IceFrog quyết định đưa giai đoạn đi lane trở nên quan trọng hơn với 7.06, các support có khả năng hỗ trợ mạnh mẽ trong quãng thời gian đầu game rất được ưa chuộng.
Khi kết hợp với các hero tăng mana như Crystal Maiden hay Keeper of the Light, Earthshaker đã chứng tỏ bản thân là một trong những sự lựa chọn tốt nhất cho việc đảo lane đi gank liên tục trong năm nay. Hai hero hỗ trợ này đã giúp giải quyết các vấn đề thiếu hụt mana của Earthshaker, cho phép anh ta gây áp lực không nhỏ bằng các pha Fissure chuẩn xác.
Việc này giúp cho các hero chủ lực có thời gian cày cuốc lên đồ và đạt cấp độ ưng ý để bắt đầu tung hoành ở giai đoạn mid/late game. Khi sở hữu Blink Dagger, Earthshaker sẽ trở thành một mối đe dọa đáng sợ, có thể dễ dàng mở đầu combat và vô hiệu hóa các mục tiêu chính trong một khoảng thời gian dài.
Bên cạnh đó, cũng có một số tay chơi chuyên đi mid đã sử dụng Earthshaker với vai trò của một hero gây sát thương vật lý chủ lực. Thần đồng &’Syed “SumaiL” Hassan của Evil Geniuses chính là ví dụ tiêu biểu nhất, với trận thắng áp đảo 28-3 cùng EG tại Epicenter khi đối đầu với Invictus Gaming, nhờ vào khả năng deal damage đến từ Enchant Totem và những pha stun địch bất tỉnh nhân sự của anh.
Sự linh hoạt trong việc chuyển đổi vai trò càng khiến cho Earthshaker trở thành một hero nguy hiểm hơn trong metagame. Mặc dù Sand King đã được sử dụng nhiều hơn ở TI7, sự khác biệt về tỷ lệ chiến thắng của họ ở giai đoạn cuối của giải đấu cho thấy Earthshaker vẫn là sự lựa chọn hiệu quả hơn nhiều.
Nyx Assassin là một hero support đáng chú ý khác trong metagame 7.06. Với khả năng hồi phục HP cao, chú bọ sát thủ có thể đứng lane tốt, kết hợp với khả năng stun và nuke mạnh, giúp Nyx xử lý nhanh gọn các hero support hoặc thậm chí là carrier thuộc hệ Intelligence.
Với khả năng bung gai Sparked Carapace gây choáng cho những ai dám ra tay tấn công, Nyx Assassin khiến kẻ thù phải dè chừng mỗi khi tiếp cận mình và các đồng đội. Thời gian hồi skill của Mana Burn chỉ trong vòng 4 giây (max) cho phép anh ta trừng phạt đội hình thiên về sử dụng mana trong combat. Tuyệt kỹ Vendetta có thể được sử dụng như là một công cụ trinh sát tình hình địch, song song với khả năng nuke damage vật lý đáng nể. Chưa kể các pha Impale nhiều người sẽ giúp ích rất lớn trong những lần combat tổng.
Với tỷ lệ chiến thắng 71% trong 45 trận tại TI7, Nyx là một trong những hero nổi bật nhất của giải đấu. Hiệu quả của chú bọ trong metagame rõ ràng đến mức khiến Valve phải nhanh chóng nerf bớt lại trong patch 7.06f.
Monkey King
Có lẽ các bạn đều đoán biết được rằng hero này sẽ đứng đầu danh sách. Ban đầu được thiết kế để trở thành một hard carry hay chuyên trị mid-lane, Monkey King đã giúp xoay chuyển metagame của Dota 2 bằng cách nghiền nát phe địch trong vai trò của một tướng hỗ trợ.
Trên lý thuyết, khả năng của Monkey King giống như những gì bạn mong chờ từ một hero gây sát thương mạnh từ giai đoạn giữa đến cuối game. Jingu Mastery mang lại cho anh ta lợi thế khi ván đấu kéo về late, và Boundless Strike giúp Sun Wukong gây sát thương lớn lên nhiều hero trong các pha combat tổng.
Điều này hoàn toàn đúng trong thực tế suối quãng thời gian đầu hero này ra mắt. Nhưng với sự áp đảo về sức mạnh đã buộc IceFrog phải nerf anh ta xuống. Từ patch 7.01 đến 7.03, tất cả đều ghi nhận những pha nerf thẳng tay dành cho Monkey King, đặc biệt là với khả năng gây sát thương ổn định ở đầu game của hero này.
Patch 7,03 đánh dầu thời điểm mà hero này được kích hoạt trong chế độ Captains Mode. Đó cũng là khi các đội tuyển bắt đầu sử dụng anh ta trong vai trò của một support thiên về farm, tập trung vào khả năng laning tuyệt vời của mình nhờ vào Tree Dance và Boundless Strike. Với việc sở hữu một kỹ năng giúp mở đầu combat ở bất cứ nơi nào trên lane, giúp gây ra một đường stun dài với lượng sát thương lớn dần theo thời gian, Monkey King rõ ràng là một mối đe dọa đáng gờm và gây rất gây phiền phức cho bất kỳ hero nào đi chung đường với anh ta.
Về bản chất, vai trò hỗ trợ của Monkey King cũng khá giống Earthshaker, nhưng với khả năng nhảy lên trên các ngọn cây để quan sát. Tuy nhiên, khi về cuối trận đấu, hero này vẫn có thể trở thành một core, nhờ tuyệt kỹ Wukong’s Command cho phép sử dụng hiệu ứng tấn công đặc biệt từ các item như Basher hay Desolator.
Lợi thế này lập tức được gỡ bỏ ngay sau quãng thời gian gây bão của anh trong vai trò một hero hỗ trợ. Từ đây, Ultimate của anh đã trở nên ít nguy hiểm và không còn gây khó chịu như trước. Vì thế, các đội tuyển quyết định dừng việc lựa chọn anh ta. Sau khi bị lãng quên trong một thời gian, IceFrog đã quyết định đưa Monkey King trở lại gần hơn với vai trò cũ của anh, nhờ vào buff giúp gây sát thương ổn định hơn xuyên suốt game.
Bất kể Monkey King được lựa chọn sử dụng ở vị trí nào, nhưng không một hero nào khác trong năm nay chứng minh được độ khó lường trong metagame của Dota 2 nhiều hơn “Tề Thiên Đại Thánh”. Anh là minh chứng cho việc một hero có thể được thiết kế để chơi theo một vai trò nào đó, nhưng qua một số sự thay đổi và tính sáng tạo của các tay chơi chuyên nghiệp, nó có thể nhanh chóng biến đổi với những kết quả bất ngờ.
Theo dotesports & số liệu từ Dotabuffs
Hủy diệt TNC, OG bước lên ngôi vương tại giải đấu DOTA 2 MDL MACAU MINOR
OG có vẻ như đang vội ra về nên đã nhanh chóng hoàn thành trận đấu với TNC với tỉ số 2-0 một cách hủy diệt. Trước đó họ cũng đã làm điều tương tự với Na`Vi ở vòng playoffs.
Chúng ta cùng xem lại trận đấu này nhé!
Game 1
Trong game đầu tiên, TNC đã tập trung để tránh cách push nhanh của OG bằng cách ban Shadow Shaman, Shadow Demon và Broodmother và pick Terrorblade để đẩy sớm lại. Mặt khác, OG ban một số gankers sớm nhất và đã ban Night Stalker, Nyx Assassin cùng với Ancient Apparition và chọn Offlane Omniknight cho Gustav "s4" Magnusson và để cho Fominok "Resolut1on" của Roman pick Morphing đi mid. Hai đội lao vào cuộc chiến giành rune ngay ở những giây đếm ngược đầu tiên và "kuku^" Storm của TNC đã ăn được First Blood từ rất sớm. Và họ tiếp tục có được 2 mạng của s4 offlane ngay sau đó. Sau đó họ quyết định swap lane lên top và gây áp lực lên Tiny của "Notail" nhưng "Jerax" Elder Titan đã nhanh chóng khiến họ bị vỡ kế hoạch với những pha ru ngủ của mình.
"N0tail" Tiny đã phá hủy trụ top đầu tiên ở phút thứ 10 và bắt đầu đảo lane khiến cho TNC gặp nhiều bất lợi trong việc triển khai lối chơi. Với việc Morphing của "Reso1ution" có 18 phút Linken's Sphere và 23 phút Ethereal Blade, OG đã kiểm soát toàn bộ bản đồ và bảo vệ Roshan ở phút 30, OG đã sẵn sàng để push highground. TNC bị thiếu hụt nghiêm trọng so với OG, bị dẫn vàng hơn 20K và họ đã không thể bảo vệ được nhà chính và đành call "GG".
Game 2
TNC đã quyết định cấm Morphling nhưng họ đã phải đối mặt với một bộ đôi Tiny-Shadow Demon combo cực kì mạnh và trên hết là kết hợp với Invoker Sun Strike. Thêm vào đó, OG ưu tiên cho Spirit of Earth của Jesse "JerAx" Spirit Vainikka roaming toàn bản đồ ở những phút đầu tiên để bảo vệ những lane quan trọng của OG, trong khi Tiny-SD Disruption Avalanche thêm vào Sun Strike liên tục lấy mạng đối phương tạo lợi thế cho họ snowball để giành đến chiến thắng.
OG cũng có thêm sức mạnh Alacrity của Brewmaster Primal Split, làm cho mọi việc trở nên dễ dàng hơn và đến phút 40, TNC buộc phải call "GG". Chiến thắng giúp cho họ có được điểm Dota Pro Circuit đầu tiên của họ và MDL Macau trophy.
MDL Macau và giải thưởng Dota Pro Circuit Points (DCP):
- Vị trí số 1: 130.000 USD 150 DPC - OG
- Vị trí thứ 2: $ 65,000 90 DCP - TNC
- Vị trí thứ 3-4: $ 30,000 30 DCP - Na'Vi / Virtus.pro (22,5 DCP - vì VP chơi với 1 stand-in)
- Vị trí thứ 5 -9: $ 9,000 - EHOME / LFY / Infamous / LGD Gaming / VGJ.Storm
Theo GameK
Điểm danh 3 ông vua tầm nhìn của DOTA 2 Tầm nhìn là một yếu tố vô cùng quan trọng trong một tựa game chiến thuật như DOTA2, chính vì thế mà những hero sinh ra đã có khả năng kiểm soát tầm nhìn tốt đều là những hero khá mạnh và khá được ưa chuộng trong cả đấu trường chuyên nghiệp lẫn pub game. Night Stalker Gã người dơi này là một...